(Update: Entry này có số comment nhiều quá đã không còn comment thêm được nữa, các bạn có thể comment vào Entry học tiếng Pháp (2))
Tôi muốn tự học một ít tiếng Pháp nên đã đến thư viện mượn về một số băng, đĩa, sách,... toàn chương trình cơ bản, tự nhiên nhớ ra là bác LH rất giỏi tiếng Pháp, bèn mở entry này cố gắng viết comment bằng thứ tiếng Pháp abc mà tôi học được để bác LH đọc và sửa cho. Đề nghị cô giáo LH nhiệt tình giúp đỡ ạ :P
Post thêm tấm ảnh Ottawa mùa đông cho đỡ trơ trụi vài dòng, ảnh này lấy trên mạng, con đường này tôi đã lái xe qua :)
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011
Tài liệu về bệnh tay chân miệng (LH dịch)
Tài liệu lấy từ :
http://www.ahsc.health.nb.ca/Patients/HealthInformation/EmergencyHealthServices/handfootmouthfr.shtml
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em và gây ra bởi một loại virus. Bệnh gây nên những vết loét đau trong miệng. Đó có thể là những vết mọng màu xám nhạt hoặc đỏ trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc đôi khi trên mông. Những vết nổi trên lòng bàn tay và lòng bàn chân thường là hiếm hơn, do vậy nếu bạn nhận thấy chúng xuất hiện ở trẻ, thì hẳn đó chính là bệnh tay chân miệng.
Mặc dù bệnh này thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhưng người lớn cũng có thể nhiễm bệnh.
Nguyên nhân :
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một loại virus được tìm thấy ở trong phân. Bệnh có thể xuất hiện vì do trẻ không rửa tay sao khi đi vệ sinh. Thời gian ủ bệnh từ khoảng 3 tới 6 ngày trước khi những triệu chứng xuất hiện.
Triệu chứng :
- Xuất hiện những vết mọng trong miệng, trên lưỡi, phía trong má và trên vòm họng (giống như những vết nhiệt miệng, tức là những vết loét nhỏ). Những vết này có thể lành sau khoảng 7 ngày.
- Xuất hiện những vết mọng nhỏ màu xám trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi trên mông. Những vết trên da biến mất sau khoảng 10 ngày.
- Sốt từ 37,7 tới 38,8 độ C (100-102 độ F) trong vòng vài ngày.
Chăm sóc :
- Cho ăn uống nhiều chất lỏng. Do miệng trẻ bị đau, trẻ có thể từ chối uống. Một số trẻ thích mút kẹo lạnh hoặc đồ uống lạnh vì chúng làm đỡ đau. Đồ uống nóng cũng có thể làm trẻ đỡ đau. Tránh cho trẻ uống nước chanh, cam hoặc bưởi vì trẻ có thể có cảm giác bỏng rát trong miệng.
- Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn mặn hoặc nhiều gia vị, vì chúng cũng gây nên cảm giác bỏng rát trong miệng.
- Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc acétaminophène hoặc ibuprofène (thuốc chống viêm) theo chỉ dẫn (hỏi xin hướng dẫn sử dụng nếu bạn không biết làm thế nào hoặc cho trẻ uống số lượng bao nhiêu). Nếu bạn không chắc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc.
- Nếu những vết loét gây ngứa, hãy dùng kem bôi (Benadryl), hoặc thuốc viên hay thuốc nước chống dị ứng.
- Trẻ có thể đi học lại khi những vết loét lành hẳn hoặc khi nhiệt độ trở lại bình thường.
Đưa trẻ đi cấp cứu :
- Nếu xuất hiện những vết loét ở những nơi khác trên cơ thể, tức là ngoài tay, chân, mông và miệng, hoặc nếu có vết loét ỏ kẽ những ngón tay và ngón chân.
- Nếu những vết loét trên da có vẻ bầm máu hoặc có dạng mạch máu vỡ, hoặc nếu chúng có màu tím.
- Nếu bạn nhận thấy có triệu chứng mất nước, như là khi trẻ cảm thấy khô và dính trong miệng, không có nước mắt khi khóc hoặc trẻ ít đi tiểu.
- Nếu trẻ cảm thấy cứng cổ, đau đầu, nếu trẻ ngủ thiếp đi ngay cả khi nó đã ngủ rồi hoặc nếu trẻ mê sảng.
Đi khám bác sĩ :
- Nếu sốt quá 3 ngày
- Nếu tình trạng trẻ không đỡ hơn
(LH dịch)
http://www.ahsc.health.nb.ca/Patients/HealthInformation/EmergencyHealthServices/handfootmouthfr.shtml
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em và gây ra bởi một loại virus. Bệnh gây nên những vết loét đau trong miệng. Đó có thể là những vết mọng màu xám nhạt hoặc đỏ trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc đôi khi trên mông. Những vết nổi trên lòng bàn tay và lòng bàn chân thường là hiếm hơn, do vậy nếu bạn nhận thấy chúng xuất hiện ở trẻ, thì hẳn đó chính là bệnh tay chân miệng.
Mặc dù bệnh này thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhưng người lớn cũng có thể nhiễm bệnh.
Nguyên nhân :
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một loại virus được tìm thấy ở trong phân. Bệnh có thể xuất hiện vì do trẻ không rửa tay sao khi đi vệ sinh. Thời gian ủ bệnh từ khoảng 3 tới 6 ngày trước khi những triệu chứng xuất hiện.
Triệu chứng :
- Xuất hiện những vết mọng trong miệng, trên lưỡi, phía trong má và trên vòm họng (giống như những vết nhiệt miệng, tức là những vết loét nhỏ). Những vết này có thể lành sau khoảng 7 ngày.
- Xuất hiện những vết mọng nhỏ màu xám trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi trên mông. Những vết trên da biến mất sau khoảng 10 ngày.
- Sốt từ 37,7 tới 38,8 độ C (100-102 độ F) trong vòng vài ngày.
Chăm sóc :
- Cho ăn uống nhiều chất lỏng. Do miệng trẻ bị đau, trẻ có thể từ chối uống. Một số trẻ thích mút kẹo lạnh hoặc đồ uống lạnh vì chúng làm đỡ đau. Đồ uống nóng cũng có thể làm trẻ đỡ đau. Tránh cho trẻ uống nước chanh, cam hoặc bưởi vì trẻ có thể có cảm giác bỏng rát trong miệng.
- Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn mặn hoặc nhiều gia vị, vì chúng cũng gây nên cảm giác bỏng rát trong miệng.
- Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc acétaminophène hoặc ibuprofène (thuốc chống viêm) theo chỉ dẫn (hỏi xin hướng dẫn sử dụng nếu bạn không biết làm thế nào hoặc cho trẻ uống số lượng bao nhiêu). Nếu bạn không chắc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc.
- Nếu những vết loét gây ngứa, hãy dùng kem bôi (Benadryl), hoặc thuốc viên hay thuốc nước chống dị ứng.
- Trẻ có thể đi học lại khi những vết loét lành hẳn hoặc khi nhiệt độ trở lại bình thường.
Đưa trẻ đi cấp cứu :
- Nếu xuất hiện những vết loét ở những nơi khác trên cơ thể, tức là ngoài tay, chân, mông và miệng, hoặc nếu có vết loét ỏ kẽ những ngón tay và ngón chân.
- Nếu những vết loét trên da có vẻ bầm máu hoặc có dạng mạch máu vỡ, hoặc nếu chúng có màu tím.
- Nếu bạn nhận thấy có triệu chứng mất nước, như là khi trẻ cảm thấy khô và dính trong miệng, không có nước mắt khi khóc hoặc trẻ ít đi tiểu.
- Nếu trẻ cảm thấy cứng cổ, đau đầu, nếu trẻ ngủ thiếp đi ngay cả khi nó đã ngủ rồi hoặc nếu trẻ mê sảng.
Đi khám bác sĩ :
- Nếu sốt quá 3 ngày
- Nếu tình trạng trẻ không đỡ hơn
(LH dịch)
Đối phó với bệnh tay chân miệng (kinh nghiệm của bác LH)
(Entry này được copy từ các comment của bác LH ở entry trước nhằm mục đích chia sẻ thông tin hữu ích về bệnh chân tay miệng ở trẻ em)
Về VN lần này chuyện làm tôi vương vấn bận tâm mãi là vụ vào Nhi Đồng 2. Tuy mẹ con tôi chỉ ở đó khoảng 18h thôi nhưng cảm giác khổ cực và thương xót thì không quên được. Thương con và tự thương thân, thương các em bé khác và bố mẹ chúng nó, cũng thông cảm với các bác sĩ và nhân viên bệnh viện, mặc dù không hài lòng. Giận dữ, mà không biết giận ai, vì sao tình trạng lại đến mức như vậy?
Một trong những điều tôi giận nhất là thông tin thiếu thốn. Chúng tôi, các cha mẹ, đem con vào đấy cấp cứu mà hoàn toàn mù tịt không được cung cấp thông tin gì về việc chăm sóc trẻ bị bệnh (chân tay miệng), chỉ có vài thông tin về phòng bệnh mà lúc đó thì bệnh đã mắc rồi. Hỏi nhân viên bác sĩ thì khó lắm, ai mà rảnh ? May mà tôi có người thân tìm thông tin trên internet giúp tôi. Nếu thông tin tốt hơn, tôi tin chúng ta sẽ đỡ tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền của.
Đọc thông tin y tế của Pháp, thì thấy nói rõ rằng một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất của bệnh chân tay miệng là mất nước, cụ thể là trẻ không đi tiểu từ khoảng 10h, lúc đó phải đưa đi cấp cứu ngay (chứ không đợi đến lúc viêm não co giật thì đã trễ rồi). Lý do mất nước là do những vết loét trong miệng khiến trẻ không uống (và ăn) được. Thông tin này tôi không thấy ở bất cứ đâu ở VN.
Sau khi đã đọc vô số bài về chân tay miệng thì tôi thấy ông TS Khải đề nghị cách chữa rất là hợp lý. Nhiều người dân nói với tôi rằng bệnh này xưa nay vốn gọi là sài đẹn, mùa nóng thì phát ra, thường người ta cho trẻ con uống nước cỏ mực cho mát là khỏi, nhưng bây giờ dùng thuốc hóa chất, phá vườn ghê quá, không còn cỏ mực nữa, phải ra hiệu thuốc nam mua khá đắt.
Ông TS Khải ít nhất còn đề nghị một cách chăm sóc trẻ bệnh (khử khuẩn, chống viêm loét, bổ sung dinh dưỡng : uống nước chanh, vitamine, cháo đậu xanh, đậu đen,... tất cả đều hết sức hợp lý). Còn bộ Y tế thì không cho chúng tôi được lời khuyên cụ thể nào.
Càng suy nghĩ về bệnh chân tay miệng, tôi càng thấy việc chăm sóc trẻ tốt, nhất là cho uống nước, là hết sức quan trọng. Có lẽ điều đó có giá trị ngay cả trong việc phòng bệnh. Không phải vô cớ mà khi mùa hè nóng, trẻ con thường được cho uống đồ "mát". Ngày xưa, mùa hè tôi cũng hay được cho uống cỏ mực, ngoài Bắc kêu là "cây nhọ nồi", (nước màu đen, vị hơi ngọt và thơm, khá ngon) hoặc là ăn chè đậu đen nấu với bột sắn dây, uống nước chanh (vì chanh rẻ hơn cam).
Khi cháu bé nhà tôi nhập viện, tôi đã ra sức tìm kiếm mọi thông tin về bệnh này, hỏi tất cả những ai hỏi được. Khi nhận được lưu ý về việc bổ sung nước, suốt cả ngày tôi liên tục cho cháu uống nước chanh (bệnh viện cho uống thêm vitamine), chắc là vì vậy mà tình trạng cháu khá hơn và chúng tôi rời bệnh viện ngày hôm sau, dù bị ngăn cản (vì ở đấy điều kiện chăm sóc cháu rât tệ). Đêm trước đó cháu ngủ li bì và co giật, nhưng đến chiều hôm sau thì cháu vui vẻ tỉnh táo hơn.
Diễn biến bệnh như sau : sáng thứ 3 khi tôi cho cháu uống khẩu phần nước cam như mọi ngày thì cháu từ chối nói là đau miệng. Tôi nhìn miệng thì thấy hai nốt mọng đỏ, đã hơi lo. Buổi chiều tôi đi làm vê cháu hơi sốt nhẹ. Sáng hôm sau cháu không sốt, song vẫn ăn uống kém vì đau miệng, đến trưa cháu lại sốt nhẹ, khi chơi ngã vài ba lần, thường ngày nó lẹ như cheo hiếm khi ngã như vậy. Tối đến cháu vẫn sốt, ngủ li bì bỏ ăn, dến khuya thì bát đầu hơi co giật, đến khoảng 2h sàng thì giật mạnh hơn, rung cả con gấu bông trên chân nó. Khi đó thì tôi chuẩn bị đồ và chúng tôi đi bệnh viên. Tôi nhớ khi con gấu bông rung bắn lên, tim tôi có cảm giác lạnh giá và sau đó tôi cứ lạnh run cầm cập, phải khoác thêm bao nhiêu áo dù trời Sài Gòn nóng lắm.
Tôi cũng nhớ lại là trước đó, cũng phải tới 14h đồng hồ hoặc hơn cháu không đi tiểu. Cháu chưa cai sữa và tôi nghĩ có lẽ nhò vậy mà cháu có thêm chút dinh dưỡng vì nó hầu như không ăn gì cả.
Nốt mọng trong miệng thì phải gần 2 tuần sau mới lặn.
Hy vọng giúp ích cho các bạn,
LH
Về VN lần này chuyện làm tôi vương vấn bận tâm mãi là vụ vào Nhi Đồng 2. Tuy mẹ con tôi chỉ ở đó khoảng 18h thôi nhưng cảm giác khổ cực và thương xót thì không quên được. Thương con và tự thương thân, thương các em bé khác và bố mẹ chúng nó, cũng thông cảm với các bác sĩ và nhân viên bệnh viện, mặc dù không hài lòng. Giận dữ, mà không biết giận ai, vì sao tình trạng lại đến mức như vậy?
Một trong những điều tôi giận nhất là thông tin thiếu thốn. Chúng tôi, các cha mẹ, đem con vào đấy cấp cứu mà hoàn toàn mù tịt không được cung cấp thông tin gì về việc chăm sóc trẻ bị bệnh (chân tay miệng), chỉ có vài thông tin về phòng bệnh mà lúc đó thì bệnh đã mắc rồi. Hỏi nhân viên bác sĩ thì khó lắm, ai mà rảnh ? May mà tôi có người thân tìm thông tin trên internet giúp tôi. Nếu thông tin tốt hơn, tôi tin chúng ta sẽ đỡ tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền của.
Đọc thông tin y tế của Pháp, thì thấy nói rõ rằng một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất của bệnh chân tay miệng là mất nước, cụ thể là trẻ không đi tiểu từ khoảng 10h, lúc đó phải đưa đi cấp cứu ngay (chứ không đợi đến lúc viêm não co giật thì đã trễ rồi). Lý do mất nước là do những vết loét trong miệng khiến trẻ không uống (và ăn) được. Thông tin này tôi không thấy ở bất cứ đâu ở VN.
Sau khi đã đọc vô số bài về chân tay miệng thì tôi thấy ông TS Khải đề nghị cách chữa rất là hợp lý. Nhiều người dân nói với tôi rằng bệnh này xưa nay vốn gọi là sài đẹn, mùa nóng thì phát ra, thường người ta cho trẻ con uống nước cỏ mực cho mát là khỏi, nhưng bây giờ dùng thuốc hóa chất, phá vườn ghê quá, không còn cỏ mực nữa, phải ra hiệu thuốc nam mua khá đắt.
Ông TS Khải ít nhất còn đề nghị một cách chăm sóc trẻ bệnh (khử khuẩn, chống viêm loét, bổ sung dinh dưỡng : uống nước chanh, vitamine, cháo đậu xanh, đậu đen,... tất cả đều hết sức hợp lý). Còn bộ Y tế thì không cho chúng tôi được lời khuyên cụ thể nào.
Càng suy nghĩ về bệnh chân tay miệng, tôi càng thấy việc chăm sóc trẻ tốt, nhất là cho uống nước, là hết sức quan trọng. Có lẽ điều đó có giá trị ngay cả trong việc phòng bệnh. Không phải vô cớ mà khi mùa hè nóng, trẻ con thường được cho uống đồ "mát". Ngày xưa, mùa hè tôi cũng hay được cho uống cỏ mực, ngoài Bắc kêu là "cây nhọ nồi", (nước màu đen, vị hơi ngọt và thơm, khá ngon) hoặc là ăn chè đậu đen nấu với bột sắn dây, uống nước chanh (vì chanh rẻ hơn cam).
Khi cháu bé nhà tôi nhập viện, tôi đã ra sức tìm kiếm mọi thông tin về bệnh này, hỏi tất cả những ai hỏi được. Khi nhận được lưu ý về việc bổ sung nước, suốt cả ngày tôi liên tục cho cháu uống nước chanh (bệnh viện cho uống thêm vitamine), chắc là vì vậy mà tình trạng cháu khá hơn và chúng tôi rời bệnh viện ngày hôm sau, dù bị ngăn cản (vì ở đấy điều kiện chăm sóc cháu rât tệ). Đêm trước đó cháu ngủ li bì và co giật, nhưng đến chiều hôm sau thì cháu vui vẻ tỉnh táo hơn.
Diễn biến bệnh như sau : sáng thứ 3 khi tôi cho cháu uống khẩu phần nước cam như mọi ngày thì cháu từ chối nói là đau miệng. Tôi nhìn miệng thì thấy hai nốt mọng đỏ, đã hơi lo. Buổi chiều tôi đi làm vê cháu hơi sốt nhẹ. Sáng hôm sau cháu không sốt, song vẫn ăn uống kém vì đau miệng, đến trưa cháu lại sốt nhẹ, khi chơi ngã vài ba lần, thường ngày nó lẹ như cheo hiếm khi ngã như vậy. Tối đến cháu vẫn sốt, ngủ li bì bỏ ăn, dến khuya thì bát đầu hơi co giật, đến khoảng 2h sàng thì giật mạnh hơn, rung cả con gấu bông trên chân nó. Khi đó thì tôi chuẩn bị đồ và chúng tôi đi bệnh viên. Tôi nhớ khi con gấu bông rung bắn lên, tim tôi có cảm giác lạnh giá và sau đó tôi cứ lạnh run cầm cập, phải khoác thêm bao nhiêu áo dù trời Sài Gòn nóng lắm.
Tôi cũng nhớ lại là trước đó, cũng phải tới 14h đồng hồ hoặc hơn cháu không đi tiểu. Cháu chưa cai sữa và tôi nghĩ có lẽ nhò vậy mà cháu có thêm chút dinh dưỡng vì nó hầu như không ăn gì cả.
Nốt mọng trong miệng thì phải gần 2 tuần sau mới lặn.
Hy vọng giúp ích cho các bạn,
LH
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011
Tấm Cám (phần cuối)
9.
Một hôm bà cụ nhẩn nha
Giả vờ đi chợ thực ra quành về
Nấp nhìn cụ ngỡ nằm mê
Quả thị bỗng chốc to ghê bằng người!
Bước ra nàng Tấm xinh tươi
Tay năm tay mười thu dọn trước sau
Thổi cơm, kín nước, têm giầu
Vẻ xinh tươi ngắm càng lâu càng giòn
Bà cụ thấy cô gái ngoan
Đẹp người lại rất hay lam hay làm
Sướng vui, cụ chạy ôm chầm
Rồi tìm vỏ thị cụ cầm xé tan
Từ đó bà cụ bán hàng
Ở cùng với Tấm mọi đàng quý yêu
Như con với mẹ thương chiều
Têm trầu, gói bánh mọi điều Tấm lo
Bà cụ tiếp khách nhỏ to
Cuộc đời yên ả tựa hồ nước thu…
Vua mất xoan đào buồn ru
Nhìn bộ dạng Cám hình như đáng ngờ
Lòng càng chán nản phớt lờ
Vi hành thăm thú thẩn thơ nhớ người
Một hôm, chim hót nắng cười
Vua qua đường thấy một ngôi quán lành
Thanh bạch, sạch sẽ, chân tình
Vua bèn ghé lại một mình nghỉ chân
Bà cụ rót nước ân cần
Lại mời vua thưởng đôi phần trầu cay
Vua nhìn trầu bỗng mắt ngây
Trầu têm cánh phượng khéo tay vô cùng
Hệt hồi Tấm ở trong cung
Têm trầu cánh phượng cho chồng ngày đêm
Vua hỏi: “Trầu này ai têm?”
Cụ rằng: “Con gái bà têm đấy mà”
Vua bèn đề nghị thiết tha
Được gặp con gái trong nhà một phen
Bà cụ gọi Tấm ra liền
Vua nhìn thấy Tấm: vợ hiền đẹp xinh!
Nhà vua kể hết sự tình
Xin bà cụ để vợ mình về cung…
10.
Cám thấy có sự lạ lùng
Tấm không như nó hình dung: chết rồi!
Hồn ba bốn bận rã rời
Sao nay về đẹp tuyệt vời thế kia
Vờ như chẳng có chia lìa
Cám hỏi: “Chị Tấm từ khi vắng nhà
Dầm mưa dãi nắng đường xa
Sao giờ trắng đẹp như hoa thế này?”
Thật lòng Tấm kể Cám hay:
“Trèo cau chị bị chặt cây chết chìm
Bụt thương cho hóa làm chim
Lại bị người bóp ngạt tim chết hờn
Bụt thương lần nữa trong vườn
Để cho hồn chị vào khuôn xoan đào
Bị tay người chặt hôm nào
Đóng thành khung cửi xếp vào buồng sâu
Vải kia dệt được mấy lâu
Đã hóa tro bụi bay đâu mất đàng
Một lần nữa bụt cưu mang
Cho hồn đậu quả thị vàng thơm hương
Rồi may gặp được người thương
Bà cụ bán quán bên đường nâng niu
Ngày đêm hồn được ấp iu
Để rồi may mắn thoát siêu thành người.”
Cám nghe u tối thầm cười:
“Hóa ra càng chết càng tươi càng giòn!”
Rồi chẳng bàn bạc mẹ con
Nó tìm hố nước vừa tròn vừa sâu
Mong rằng mình đẹp như cầu
Cám nhảy ngay xuống ngập đầu chết luôn
Mãi mà chẳng thấy Bụt thương
Cho nó sống lại thành nường Cám xinh
Cám kia ngu muội hại mình
Nghĩ cho đời nó sự tình khốn sao
Nghe điều xấu mẹ buộc vào
Lấy chồng của chị khi nào cũng lo
Không được yêu, chẳng được cho
Lòng u tối đã lên đò quá giang
Mẹ Cám nghe tin bàng hoàng
Kêu la ầm ĩ xóm làng ngoài trong
Rằng Cám bị giết oan ròng
Đang kêu thì có Bụt ông hiện về
Sự thật Bụt nhắc cho nghe
Mụ dì ghẻ sợ im re lẩn chuồn
Chết già ân hận tiếc con
Người đời sau chẳng thấy hồn mụ đâu
Gieo chi cái ác ban đầu
Để cho con gái về sau gánh phần…
Vượt qua sinh tử gian truân,
Tấm cùng vua sống quây quần trăm năm
Trăng khuyết rồi trăng lại rằm
Truyện xưa cũng được vài trăm năm rồi.
30-8-2011
Hoàng Yến
Một hôm bà cụ nhẩn nha
Giả vờ đi chợ thực ra quành về
Nấp nhìn cụ ngỡ nằm mê
Quả thị bỗng chốc to ghê bằng người!
Bước ra nàng Tấm xinh tươi
Tay năm tay mười thu dọn trước sau
Thổi cơm, kín nước, têm giầu
Vẻ xinh tươi ngắm càng lâu càng giòn
Bà cụ thấy cô gái ngoan
Đẹp người lại rất hay lam hay làm
Sướng vui, cụ chạy ôm chầm
Rồi tìm vỏ thị cụ cầm xé tan
Từ đó bà cụ bán hàng
Ở cùng với Tấm mọi đàng quý yêu
Như con với mẹ thương chiều
Têm trầu, gói bánh mọi điều Tấm lo
Bà cụ tiếp khách nhỏ to
Cuộc đời yên ả tựa hồ nước thu…
Vua mất xoan đào buồn ru
Nhìn bộ dạng Cám hình như đáng ngờ
Lòng càng chán nản phớt lờ
Vi hành thăm thú thẩn thơ nhớ người
Một hôm, chim hót nắng cười
Vua qua đường thấy một ngôi quán lành
Thanh bạch, sạch sẽ, chân tình
Vua bèn ghé lại một mình nghỉ chân
Bà cụ rót nước ân cần
Lại mời vua thưởng đôi phần trầu cay
Vua nhìn trầu bỗng mắt ngây
Trầu têm cánh phượng khéo tay vô cùng
Hệt hồi Tấm ở trong cung
Têm trầu cánh phượng cho chồng ngày đêm
Vua hỏi: “Trầu này ai têm?”
Cụ rằng: “Con gái bà têm đấy mà”
Vua bèn đề nghị thiết tha
Được gặp con gái trong nhà một phen
Bà cụ gọi Tấm ra liền
Vua nhìn thấy Tấm: vợ hiền đẹp xinh!
Nhà vua kể hết sự tình
Xin bà cụ để vợ mình về cung…
10.
Cám thấy có sự lạ lùng
Tấm không như nó hình dung: chết rồi!
Hồn ba bốn bận rã rời
Sao nay về đẹp tuyệt vời thế kia
Vờ như chẳng có chia lìa
Cám hỏi: “Chị Tấm từ khi vắng nhà
Dầm mưa dãi nắng đường xa
Sao giờ trắng đẹp như hoa thế này?”
Thật lòng Tấm kể Cám hay:
“Trèo cau chị bị chặt cây chết chìm
Bụt thương cho hóa làm chim
Lại bị người bóp ngạt tim chết hờn
Bụt thương lần nữa trong vườn
Để cho hồn chị vào khuôn xoan đào
Bị tay người chặt hôm nào
Đóng thành khung cửi xếp vào buồng sâu
Vải kia dệt được mấy lâu
Đã hóa tro bụi bay đâu mất đàng
Một lần nữa bụt cưu mang
Cho hồn đậu quả thị vàng thơm hương
Rồi may gặp được người thương
Bà cụ bán quán bên đường nâng niu
Ngày đêm hồn được ấp iu
Để rồi may mắn thoát siêu thành người.”
Cám nghe u tối thầm cười:
“Hóa ra càng chết càng tươi càng giòn!”
Rồi chẳng bàn bạc mẹ con
Nó tìm hố nước vừa tròn vừa sâu
Mong rằng mình đẹp như cầu
Cám nhảy ngay xuống ngập đầu chết luôn
Mãi mà chẳng thấy Bụt thương
Cho nó sống lại thành nường Cám xinh
Cám kia ngu muội hại mình
Nghĩ cho đời nó sự tình khốn sao
Nghe điều xấu mẹ buộc vào
Lấy chồng của chị khi nào cũng lo
Không được yêu, chẳng được cho
Lòng u tối đã lên đò quá giang
Mẹ Cám nghe tin bàng hoàng
Kêu la ầm ĩ xóm làng ngoài trong
Rằng Cám bị giết oan ròng
Đang kêu thì có Bụt ông hiện về
Sự thật Bụt nhắc cho nghe
Mụ dì ghẻ sợ im re lẩn chuồn
Chết già ân hận tiếc con
Người đời sau chẳng thấy hồn mụ đâu
Gieo chi cái ác ban đầu
Để cho con gái về sau gánh phần…
Vượt qua sinh tử gian truân,
Tấm cùng vua sống quây quần trăm năm
Trăng khuyết rồi trăng lại rằm
Truyện xưa cũng được vài trăm năm rồi.
30-8-2011
Hoàng Yến
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011
Trường của em be bé...
Đọc blog anh Tuấn, các bài viết và comment của các anh chị các khóa trước viết về trường Đồi Độc lập thú vị quá, xốn xang trong lòng không yên, thế là em cũng ngồi viết về ngôi trường thân yêu...
Dưới chân Đồi Độc lập có con đường lát đá khá rộng trải men theo suốt quả đồi, đi gần hết con đường này thì đến trường Đồi độc lập ở ngay bên phải đường. Hồi tôi học vỡ lòng, mẹ dắt tôi đi những buổi đầu tiên, về sau thì đi với các bạn cùng dãy tập thể. Dãy 319 nhà chúng tôi có Hiền, Hòa, Tùng, Tuấn, Sửu đều học cùng khối với tôi. Các lớp nhỏ cấp một học buổi chiều, lớp lớn cấp hai học buổi sáng. Từ nhà đến trường cũng gần, ở nhà lắng tai có thể nghe thấy cả tiếng trống báo ở trường, khi đấy chạy đến trường vẫn kịp nhưng thường thì chúng tôi đi học sớm hơn, sắp đến giờ học buổi chiều là thấy học sinh từng tốp vừa đi vừa trò chuyện ríu ran trên đường đến trường.
Dãy nhà tập thể chúng tôi ở phía đồi bên kia so với trường, có thể đi lối khác theo đường tắt lên đỉnh đồi rồi rẽ xuống bằng các con đường nhỏ giữa các dãy nhà tập thể để đến trường. Hai bên đường cây cối xanh um, trước mỗi dãy nhà tập thể cũng là những hàng cây nhãn hoặc vải cũng xanh um rồi đến những vườn rau tươi tốt. Ký ức của tôi về Đồi độc lập rất đậm màu xanh cây cối, một quả đồi xanh, và dưới chân đồi cách một con đường là ngôi trường hình chữ U ngay ngắn, khang trang. Đằng sau trường một phía là cánh đồng lúa xanh rộng miên man, một phía là những ao to và có đường dẫn đến nhà trẻ Đồi Độc lập là nơi mẹ tôi làm việc. Trước khi học vỡ lòng thì tôi đi mẫu giáo ở nhà trẻ này, khi đi đến trường học thì gặp cả các bạn cùng đi mẫu giáo với nhau. Hồi ấy tôi có cảm giác ở Đồi Độc lập mọi người đều biết nhau, và mọi người hay nói kèm tên bố mẹ và số của dãy nhà: à cái đấy con ông A dãy ba mười chín, thằng đấy con bà B dãy ba mười tám...
Ở trường các lớp được gọi tên theo chữ cái từ A đến G, lớp A thường là lớp chọn. Lớp vỡ lòng tôi học cô giáo Loan, sau đấy lên lớp 1A, lớp một học cô Dậu, lớp hai và ba cô Quạt, lớp bốn cô Thắm, lớp năm cô Mẫn...
Trong các cô giáo chủ nhiệm lớp tôi thích nhất cô Thắm, chữ cô rất đẹp, tính cô nghiêm khắc và cô giảng bài rất hay. Bây giờ tôi vẫn nhớ giọng nói của cô vang lên trong lớp học như thế nào. Cô hay mặc áo màu tím nhạt, quần lụa đen, trông rất mềm mại. Cô giảng môn nào cũng hay, học trò chăm chú theo dõi quên cả nói chuyện riêng. Chúng tôi rất nghe lời cô, cô rèn chúng tôi từ việc nhỏ như vở phải bọc giấy báo, phải dán nhãn vở ghi đầy đủ tên họ môn học, cho đến việc vào lớp tóc tai quần áo gọn gàng, giữ tay sạch (hồi xưa trước khi vào lớp có lệ khám tay, tay ai bẩn phải đi rửa). Cuối các buổi học cô thường kể những câu chuyện nhỏ cho chúng tôi nghe, mỗi chuyện đều có ý nghĩa cô gửi gắm trong đó mà chúng tôi khi ấy chỉ hơi lờ mờ nhận ra nhưng đều rất thích nghe. Chúng tôi yêu quý cô giáo của mình lắm, tiếc là cô chỉ dạy bọn tôi năm lớp 4.
Lớp tôi có bốn đứa nhà ở Đồi độc lập chơi thân với nhau và toàn làm cán bộ lớp, Y Linh (con trai, lớp trưởng), Cẩm Vân và tôi hai lớp phó, Quỳnh Loan là tổ trưởng tổ hai, là tổ thuộc dãy bàn giữa nơi cả bốn bọn tôi ngồi. Sau mỗi giờ kiểm tra, khi cô giáo trả bài, chúng tôi thường hỏi điểm nhau và so xem đứa nào cao hơn, đứa thấp điểm hơn dù chỉ một điểm cũng cảm thấy như bị thua. Điểm phảy của bốn đứa chúng tôi thường xuyên cao nhất lớp, hàng tháng cô giáo xếp thứ, ai điểm phảy cao được xếp thứ 1, cứ thế... cuối tháng ai được xếp thứ 1 thì rất khoái chí nhưng tháng sau điểm phảy bạn khác nhích hơn tí thì lại xếp thứ 2. Cứ thi đua nhau học như vậy, rất là thích. Có một hồi Linh, Vân và tôi rủ nhau học nhóm, ba đứa đến nhà một đứa để học cùng những bài ngày hôm sau nhưng vì ngại các bạn trêu nên phải đi bí mật giấu giếm, những buổi học đấy rất vui.
Ngoài nhóm ở Đồi Độc lập, lớp tôi còn có các bạn nhà ở Bách hóa như Thiện, Hải Hà... các bạn ở Đoàn Mười như Phương, Nguyệt, Nga... Vào giờ ra chơi, lớp chúng tôi thường ra sân chơi các trò chơi chung như đồ, âm, bọn con gái có thêm trò nhảy ngựa, nhảy dây chun, bọn con trai thì đá cầu. Đến lớp 6 thì tôi lên học ở trường Nha Trang nên không biết lớp tôi tiếp tục thế nào. Về sau Thiện, Linh học cùng với tôi cấp 3 còn các bạn khác thì chuyển vào miền Nam hoặc học khác lớp khác trường. Lớp A của chúng mình ngày xưa bây giờ ở đâu rồi các bạn ơi?
Nhớ mãi ngôi trường nhỏ của chúng tôi nằm yên tĩnh ở nơi mà xung quanh có cả đồng ruộng, đồi cao, ao hồ. Từ ngôi trường ấy chúng tôi đi...
Dưới chân Đồi Độc lập có con đường lát đá khá rộng trải men theo suốt quả đồi, đi gần hết con đường này thì đến trường Đồi độc lập ở ngay bên phải đường. Hồi tôi học vỡ lòng, mẹ dắt tôi đi những buổi đầu tiên, về sau thì đi với các bạn cùng dãy tập thể. Dãy 319 nhà chúng tôi có Hiền, Hòa, Tùng, Tuấn, Sửu đều học cùng khối với tôi. Các lớp nhỏ cấp một học buổi chiều, lớp lớn cấp hai học buổi sáng. Từ nhà đến trường cũng gần, ở nhà lắng tai có thể nghe thấy cả tiếng trống báo ở trường, khi đấy chạy đến trường vẫn kịp nhưng thường thì chúng tôi đi học sớm hơn, sắp đến giờ học buổi chiều là thấy học sinh từng tốp vừa đi vừa trò chuyện ríu ran trên đường đến trường.
Dãy nhà tập thể chúng tôi ở phía đồi bên kia so với trường, có thể đi lối khác theo đường tắt lên đỉnh đồi rồi rẽ xuống bằng các con đường nhỏ giữa các dãy nhà tập thể để đến trường. Hai bên đường cây cối xanh um, trước mỗi dãy nhà tập thể cũng là những hàng cây nhãn hoặc vải cũng xanh um rồi đến những vườn rau tươi tốt. Ký ức của tôi về Đồi độc lập rất đậm màu xanh cây cối, một quả đồi xanh, và dưới chân đồi cách một con đường là ngôi trường hình chữ U ngay ngắn, khang trang. Đằng sau trường một phía là cánh đồng lúa xanh rộng miên man, một phía là những ao to và có đường dẫn đến nhà trẻ Đồi Độc lập là nơi mẹ tôi làm việc. Trước khi học vỡ lòng thì tôi đi mẫu giáo ở nhà trẻ này, khi đi đến trường học thì gặp cả các bạn cùng đi mẫu giáo với nhau. Hồi ấy tôi có cảm giác ở Đồi Độc lập mọi người đều biết nhau, và mọi người hay nói kèm tên bố mẹ và số của dãy nhà: à cái đấy con ông A dãy ba mười chín, thằng đấy con bà B dãy ba mười tám...
Ở trường các lớp được gọi tên theo chữ cái từ A đến G, lớp A thường là lớp chọn. Lớp vỡ lòng tôi học cô giáo Loan, sau đấy lên lớp 1A, lớp một học cô Dậu, lớp hai và ba cô Quạt, lớp bốn cô Thắm, lớp năm cô Mẫn...
Trong các cô giáo chủ nhiệm lớp tôi thích nhất cô Thắm, chữ cô rất đẹp, tính cô nghiêm khắc và cô giảng bài rất hay. Bây giờ tôi vẫn nhớ giọng nói của cô vang lên trong lớp học như thế nào. Cô hay mặc áo màu tím nhạt, quần lụa đen, trông rất mềm mại. Cô giảng môn nào cũng hay, học trò chăm chú theo dõi quên cả nói chuyện riêng. Chúng tôi rất nghe lời cô, cô rèn chúng tôi từ việc nhỏ như vở phải bọc giấy báo, phải dán nhãn vở ghi đầy đủ tên họ môn học, cho đến việc vào lớp tóc tai quần áo gọn gàng, giữ tay sạch (hồi xưa trước khi vào lớp có lệ khám tay, tay ai bẩn phải đi rửa). Cuối các buổi học cô thường kể những câu chuyện nhỏ cho chúng tôi nghe, mỗi chuyện đều có ý nghĩa cô gửi gắm trong đó mà chúng tôi khi ấy chỉ hơi lờ mờ nhận ra nhưng đều rất thích nghe. Chúng tôi yêu quý cô giáo của mình lắm, tiếc là cô chỉ dạy bọn tôi năm lớp 4.
Lớp tôi có bốn đứa nhà ở Đồi độc lập chơi thân với nhau và toàn làm cán bộ lớp, Y Linh (con trai, lớp trưởng), Cẩm Vân và tôi hai lớp phó, Quỳnh Loan là tổ trưởng tổ hai, là tổ thuộc dãy bàn giữa nơi cả bốn bọn tôi ngồi. Sau mỗi giờ kiểm tra, khi cô giáo trả bài, chúng tôi thường hỏi điểm nhau và so xem đứa nào cao hơn, đứa thấp điểm hơn dù chỉ một điểm cũng cảm thấy như bị thua. Điểm phảy của bốn đứa chúng tôi thường xuyên cao nhất lớp, hàng tháng cô giáo xếp thứ, ai điểm phảy cao được xếp thứ 1, cứ thế... cuối tháng ai được xếp thứ 1 thì rất khoái chí nhưng tháng sau điểm phảy bạn khác nhích hơn tí thì lại xếp thứ 2. Cứ thi đua nhau học như vậy, rất là thích. Có một hồi Linh, Vân và tôi rủ nhau học nhóm, ba đứa đến nhà một đứa để học cùng những bài ngày hôm sau nhưng vì ngại các bạn trêu nên phải đi bí mật giấu giếm, những buổi học đấy rất vui.
Ngoài nhóm ở Đồi Độc lập, lớp tôi còn có các bạn nhà ở Bách hóa như Thiện, Hải Hà... các bạn ở Đoàn Mười như Phương, Nguyệt, Nga... Vào giờ ra chơi, lớp chúng tôi thường ra sân chơi các trò chơi chung như đồ, âm, bọn con gái có thêm trò nhảy ngựa, nhảy dây chun, bọn con trai thì đá cầu. Đến lớp 6 thì tôi lên học ở trường Nha Trang nên không biết lớp tôi tiếp tục thế nào. Về sau Thiện, Linh học cùng với tôi cấp 3 còn các bạn khác thì chuyển vào miền Nam hoặc học khác lớp khác trường. Lớp A của chúng mình ngày xưa bây giờ ở đâu rồi các bạn ơi?
Nhớ mãi ngôi trường nhỏ của chúng tôi nằm yên tĩnh ở nơi mà xung quanh có cả đồng ruộng, đồi cao, ao hồ. Từ ngôi trường ấy chúng tôi đi...
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011
Hướng dẫn dạy trẻ ở Canada (I)
Nhân bên blog chị Lana đang bàn chuyện phương pháp dạy học sinh, thường ngày ở blog Lana và Titi cũng hay có những đoạn mẹ đối thoại với con rất thú vị và có phương pháp, em chép ra đây những đoạn hướng dẫn dạy trẻ trong gia đình do Cơ quan trợ giúp trẻ em vùng Ottawa biên soạn, cùng là nói chuyện với trẻ nhưng trẻ vị thành niên được chú ý nói riêng thêm một phần:
Nói chuyện với con của bạn
Hãy nói chuyện và lắng nghe con bạn.
Sự giao tiếp hiệu quả giữa cha mẹ và con cái chính là nền tảng gây dựng sự tự trọng cho con và vun bồi tình thương, biết thông cảm với người khác. Nên giữ mối dây liên lạc này và thật sự lắng nghe con bạn muốn nói gì.
- Khi nói chuyện với con hãy ngồi xuống thấp ngang hàng với nó.
- Dùng lời lẽ dễ hiểu.
- Khi nói tránh đưa ra quá nhiều ý tưởng.
- Lặp lại cho rõ ràng hơn điều con mình vừa nói.
- Hãy nói rõ cho nó biết phải cư xử như thế nào đúng như ý bạn muốn.
- Khi răn dạy thì lời nói và hành động phải đi đôi với nhau.
Hãy khen con khi nó biết đặt những câu hỏi.
- Lời dạy phải đầy đủ và rõ ràng.
- Phải chú tâm khi khuyên dạy con và nhìn thẳng vào mắt nó, như thế dễ nói chuyện hơn.
- Phải nghe rõ hết những gì mà trẻ nói rồi mới trả lời.
- Dạy cho trẻ đừng ngắt lời và tự mình làm gương cho nó biết.
- Khuyến khích nó đặt những câu hỏi như việc đó là gì, làm thế nào, tại làm sao, để hai bên bàn thảo thêm, hơn là chỉ dung những câu hỏi đáp có hay không mà thôi.
- Khi dạy con, hãy cảnh giác về lời nói và cử chỉ của mình tương tự như trong lúc bạn giao tiếp với bạn bè.
Khuyến khích con bạn nên có tinh thần trách nhiệm.
- Hãy để con tự giải quyết càng nhiều càng tốt những vấn đề của chính nó.
- Hãy để con bạn tự trả lời vài câu hỏi do chính chúng đặt ra.
- Đừng làm giùm những việc mà con bạn có thể tự làm.
- Khuyến khích con bạn nên dám làm.
- Hãy khen ngợi khi con bạn làm việc gì thành công.
- Hãy chấp nhận lầm lỗi của con bạn.
- Giúp con trẻ biết cân nhắc chọn lựa phải làm gì và biết có hậu quả ra sao.
- Hãy cho con trẻ biết bạn luôn hỗ trợ giúp đỡ nó.
- Làm cho con bạn ngày càng biết trách nhiệm.
- Không cần dùng lời nói để khen con mà chỉ cần mỉm cười và ôm chặt nó vào lòng.
Nói chuyện với đứa con vị thành niên của bạn
Những buổi trò chuyện với thanh thiếu niên đem đến nhiều điều thú vị và sâu sắc… mỗi ngày nên làm như thế. Thường thì trong những lúc trò chuyện thường có sự hiện diện của nhiều người vì thế nên tìm cơ hội để nói chuyện riêng với đứa con còn trong tuổi thanh thiếu niên của bạn khi không có anh chị em nào bên cạnh hay bất cứ người nào khác.
Bạn phải lắng nghe kỹ điều gì những thanh thiếu niên nói ra nhưng cũng phải tiên đoán biết điều gì cô cậu không nói ra nữa. Nói và nghe một cách hữu hiệu như thế sẽ tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.
Vài mẹo dành cho cha mẹ như sau:
- Thanh thiếu niên cần được tôn trọng.
- Người lớn nên tôn trọng thanh thiếu niên và mong muốn được tôn trọng lại.
- Người lớn cũng phải tỏ ra tôn trọng những người bạn của các thanh thiếu niên.
- Đừng bao giờ mắng nhiếc hay xem thường thành thiếu niên trước mặt các bạn đồng lứa tuổi của chúng.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất xảy ra trong giai đoạn trưởng thành này là tranh giành quyền hạn giữa thanh thiếu niên và phụ huynh. Cha mẹ nên chấp nhận sự kiện này; đó là thời kỳ mà thanh thiếu niên muốn có quyền hơn trong thế giới của người lớn; cha mẹ và con cái nên làm việc chung tìm cách vượt qua khó khăn này.
Thanh thiếu niên là những người đang tập sự trở thành người lớn, họ cần thời gian để học hỏi.
Cha mẹ nên biết cân bằng giữa lúc nào để thả lỏng, cho tự lập và lúc nào phải can thiệp vào đời sống của chúng.
Nói chuyện với con của bạn
Hãy nói chuyện và lắng nghe con bạn.
Sự giao tiếp hiệu quả giữa cha mẹ và con cái chính là nền tảng gây dựng sự tự trọng cho con và vun bồi tình thương, biết thông cảm với người khác. Nên giữ mối dây liên lạc này và thật sự lắng nghe con bạn muốn nói gì.
- Khi nói chuyện với con hãy ngồi xuống thấp ngang hàng với nó.
- Dùng lời lẽ dễ hiểu.
- Khi nói tránh đưa ra quá nhiều ý tưởng.
- Lặp lại cho rõ ràng hơn điều con mình vừa nói.
- Hãy nói rõ cho nó biết phải cư xử như thế nào đúng như ý bạn muốn.
- Khi răn dạy thì lời nói và hành động phải đi đôi với nhau.
Hãy khen con khi nó biết đặt những câu hỏi.
- Lời dạy phải đầy đủ và rõ ràng.
- Phải chú tâm khi khuyên dạy con và nhìn thẳng vào mắt nó, như thế dễ nói chuyện hơn.
- Phải nghe rõ hết những gì mà trẻ nói rồi mới trả lời.
- Dạy cho trẻ đừng ngắt lời và tự mình làm gương cho nó biết.
- Khuyến khích nó đặt những câu hỏi như việc đó là gì, làm thế nào, tại làm sao, để hai bên bàn thảo thêm, hơn là chỉ dung những câu hỏi đáp có hay không mà thôi.
- Khi dạy con, hãy cảnh giác về lời nói và cử chỉ của mình tương tự như trong lúc bạn giao tiếp với bạn bè.
Khuyến khích con bạn nên có tinh thần trách nhiệm.
- Hãy để con tự giải quyết càng nhiều càng tốt những vấn đề của chính nó.
- Hãy để con bạn tự trả lời vài câu hỏi do chính chúng đặt ra.
- Đừng làm giùm những việc mà con bạn có thể tự làm.
- Khuyến khích con bạn nên dám làm.
- Hãy khen ngợi khi con bạn làm việc gì thành công.
- Hãy chấp nhận lầm lỗi của con bạn.
- Giúp con trẻ biết cân nhắc chọn lựa phải làm gì và biết có hậu quả ra sao.
- Hãy cho con trẻ biết bạn luôn hỗ trợ giúp đỡ nó.
- Làm cho con bạn ngày càng biết trách nhiệm.
- Không cần dùng lời nói để khen con mà chỉ cần mỉm cười và ôm chặt nó vào lòng.
Nói chuyện với đứa con vị thành niên của bạn
Những buổi trò chuyện với thanh thiếu niên đem đến nhiều điều thú vị và sâu sắc… mỗi ngày nên làm như thế. Thường thì trong những lúc trò chuyện thường có sự hiện diện của nhiều người vì thế nên tìm cơ hội để nói chuyện riêng với đứa con còn trong tuổi thanh thiếu niên của bạn khi không có anh chị em nào bên cạnh hay bất cứ người nào khác.
Bạn phải lắng nghe kỹ điều gì những thanh thiếu niên nói ra nhưng cũng phải tiên đoán biết điều gì cô cậu không nói ra nữa. Nói và nghe một cách hữu hiệu như thế sẽ tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.
Vài mẹo dành cho cha mẹ như sau:
- Thanh thiếu niên cần được tôn trọng.
- Người lớn nên tôn trọng thanh thiếu niên và mong muốn được tôn trọng lại.
- Người lớn cũng phải tỏ ra tôn trọng những người bạn của các thanh thiếu niên.
- Đừng bao giờ mắng nhiếc hay xem thường thành thiếu niên trước mặt các bạn đồng lứa tuổi của chúng.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất xảy ra trong giai đoạn trưởng thành này là tranh giành quyền hạn giữa thanh thiếu niên và phụ huynh. Cha mẹ nên chấp nhận sự kiện này; đó là thời kỳ mà thanh thiếu niên muốn có quyền hơn trong thế giới của người lớn; cha mẹ và con cái nên làm việc chung tìm cách vượt qua khó khăn này.
Thanh thiếu niên là những người đang tập sự trở thành người lớn, họ cần thời gian để học hỏi.
Cha mẹ nên biết cân bằng giữa lúc nào để thả lỏng, cho tự lập và lúc nào phải can thiệp vào đời sống của chúng.
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011
Tình cờ gặp lại trường xưa
Trong khi hưởng ứng Bữa cơm có thịt cho các em nhỏ nội trú vùng cao, nhờ có cầu nối là chị Lana, tôi được xem lại ảnh trường cấp 1, 2 Đồi Độc lập và đọc bài viết về trường cũ của chúng tôi ở blog anh Hồ Tuấn: http://tuanhavn.blogspot.com/2011/09/truong-oc-lap-gang-thep-thai-nguyen.html
Anh Hồ Tuấn chính là liên đội trưởng hồi xưa ở trường cấp 1, 2 Đồi Độc lập, anh Tuấn học cùng với chị Quỳnh Giao ở cùng dãy nhà với tôi, các anh chị học trên tôi hai khóa. Thú vị quá!
Anh Hồ Tuấn chính là liên đội trưởng hồi xưa ở trường cấp 1, 2 Đồi Độc lập, anh Tuấn học cùng với chị Quỳnh Giao ở cùng dãy nhà với tôi, các anh chị học trên tôi hai khóa. Thú vị quá!
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011
Linh tinh
1. Sáng hôm qua lái xe đưa con trai đi học, lúc về một mình thấy vắng bèn mở radio nho nhỏ, đang đi dọc đường St. Laurent chợt nghe tin trên radio có một người phụ nữ bị tai nạn xe ở đường Hunt Club. Không có tên người phụ nữ, chỉ có nơi xảy ra tai nạn, nghĩ bụng nếu bây giờ mình bị sao thì ở đâu đó cũng sẽ có người trên đường nghe radio nói có người phụ nữ bị tai nạn ở đường St. Laurent, vậy thôi, không ai biết mình đã nghĩ gì, cũng như mình bây giờ không thể biết người phụ nữ kia nghĩ gì trước đó.
2. Thu heo heo, ngày nắng đêm lạnh khiến lá chớm đổi màu, cảm giác hoang hoải nao nao. Thu nào đến cũng cứ thấy nao nao. Một mùa hè đã qua mau, từ tháng 9 đã thôi không làm part-time ở cửa hàng. Ottawa không giống Sudbury, nhớ những mùa hè ở Sudbury đi làm thêm hái quả blueberry trên những quả đồi miên man. Trong lúc hái quả cảm thấy suy nghĩ của mình cứ lắng xuống, lắng xuống, đầu óc trở nên trong trẻo giữa những bụi cây xanh xung quanh, trời trên cao cũng trong xanh văn vắt.
3. Để tránh rắc rối cho cả hai bên, mình đã remove bạn Mối tình đầu ra khỏi Friendlist ở FB. Quá khứ mãi là quá khứ thôi, ta để mọi thứ trôi về thời của nó...
4. Khổ thân bác LH vì tôi mà phải vất vả đi lại nhà xuất bản Kim Đồng, bác còn nhiều công việc và bận con nhỏ nữa. Hay là thôi không được cũng được bác LH ạ, tôi cứ viết rồi post nên blog ai thích đọc thì đọc tôi cũng thấy vui rồi, gây phiền toái cho bác LH thế này tôi ngại quá.
5. Công việc sửa paper thật là mệt mỏi, hai người đọc mỗi người một ý, thêm ý mình nữa thành ba, loay hoay mãi, nghĩ đến là đã stress, nhưng mình vẫn phải cố thôi. Hy vọng chồng con mình hiểu cho mình nhỡ chẳng may có lúc mình cáu gắt :(
2. Thu heo heo, ngày nắng đêm lạnh khiến lá chớm đổi màu, cảm giác hoang hoải nao nao. Thu nào đến cũng cứ thấy nao nao. Một mùa hè đã qua mau, từ tháng 9 đã thôi không làm part-time ở cửa hàng. Ottawa không giống Sudbury, nhớ những mùa hè ở Sudbury đi làm thêm hái quả blueberry trên những quả đồi miên man. Trong lúc hái quả cảm thấy suy nghĩ của mình cứ lắng xuống, lắng xuống, đầu óc trở nên trong trẻo giữa những bụi cây xanh xung quanh, trời trên cao cũng trong xanh văn vắt.
3. Để tránh rắc rối cho cả hai bên, mình đã remove bạn Mối tình đầu ra khỏi Friendlist ở FB. Quá khứ mãi là quá khứ thôi, ta để mọi thứ trôi về thời của nó...
4. Khổ thân bác LH vì tôi mà phải vất vả đi lại nhà xuất bản Kim Đồng, bác còn nhiều công việc và bận con nhỏ nữa. Hay là thôi không được cũng được bác LH ạ, tôi cứ viết rồi post nên blog ai thích đọc thì đọc tôi cũng thấy vui rồi, gây phiền toái cho bác LH thế này tôi ngại quá.
5. Công việc sửa paper thật là mệt mỏi, hai người đọc mỗi người một ý, thêm ý mình nữa thành ba, loay hoay mãi, nghĩ đến là đã stress, nhưng mình vẫn phải cố thôi. Hy vọng chồng con mình hiểu cho mình nhỡ chẳng may có lúc mình cáu gắt :(
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
Đọc thơ mùa thu
Đọc entry San Jose vào thu ở blog Phan Việt trong lúc ngoài kia cũng đang thu:
Những ngọn đồi
Lặng im
Cỏ úa
Không từ nào thừa và một bức tranh lặng lẽ hiện ra. Rõ nét mà vẫn có gì mơ hồ. Bố cục bắt đầu trải rộng qua những ngọn đồi và dừng lại ở sắc thái cỏ úa. Bố cục rõ nét ôm lấy sự mơ hồ nằm ở hai chữ Lặng im trung tâm. Những ngọn đồi lặng im hay cỏ úa lặng im? Hay im lặng cả hai? Im lặng cả hai thì có phải Cỏ úa lặng im chứa điều gì buồn bã trong sự úa tàn đi còn Những ngọn đồi lặng im vẫn có sự bình thản rộng lượng trải ra. Cỏ mọc ở trên đồi nên sự bình thản và nỗi buồn có lẽ đang nương tựa hòa quyện nhau. Phải chăng sự sẻ chia giữa Những ngọn đồi và Cỏ đang úa đi cũng chỉ là sự im lặng nên từ Lặng im được đặt ở giữa, và đó cũng là sự im lặng đang diễn ra của mùa thu?
Đọc xuôi, đọc ngược rồi xáo trộn trật tự dòng chỉ để cảm nhận đầy đủ bản gốc:
Những ngọn đồi
Lặng im
Cỏ úa
Bức tranh yên lặng đẹp, không cần thêm điều gì.
Những ngọn đồi
Lặng im
Cỏ úa
Không từ nào thừa và một bức tranh lặng lẽ hiện ra. Rõ nét mà vẫn có gì mơ hồ. Bố cục bắt đầu trải rộng qua những ngọn đồi và dừng lại ở sắc thái cỏ úa. Bố cục rõ nét ôm lấy sự mơ hồ nằm ở hai chữ Lặng im trung tâm. Những ngọn đồi lặng im hay cỏ úa lặng im? Hay im lặng cả hai? Im lặng cả hai thì có phải Cỏ úa lặng im chứa điều gì buồn bã trong sự úa tàn đi còn Những ngọn đồi lặng im vẫn có sự bình thản rộng lượng trải ra. Cỏ mọc ở trên đồi nên sự bình thản và nỗi buồn có lẽ đang nương tựa hòa quyện nhau. Phải chăng sự sẻ chia giữa Những ngọn đồi và Cỏ đang úa đi cũng chỉ là sự im lặng nên từ Lặng im được đặt ở giữa, và đó cũng là sự im lặng đang diễn ra của mùa thu?
Đọc xuôi, đọc ngược rồi xáo trộn trật tự dòng chỉ để cảm nhận đầy đủ bản gốc:
Những ngọn đồi
Lặng im
Cỏ úa
Bức tranh yên lặng đẹp, không cần thêm điều gì.
Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011
Nghĩ về xóm blog
Dù FB là nơi giữ liên lạc rất thuận tiện với bạn bè đông đúc, tôi vẫn thích vào đây và nhấn link đọc các blog khác quây quần ở xóm blogspot & wordpress này. Bữa trước thấy blog Thích học toán mở lại tôi thấy vui vui, bữa nay nhấn vào blog Chị Ba Đậu thấy không public nữa thấy buồn muốn hỏi ai đó không biết sao blog Đậu đóng rồi. Thực tình thì việc viết blog rồi ra vào loanh quanh cũng rất tốn thời gian và có thể cũng có những phiền toái nhưng thời gian mọi người đã bỏ ra quả thực cũng đã tạo ra một nơi có đủ những hương vị cuộc đời và tình người ấm áp.
Bác Đông A, chị So, chị Phượng, Cavenui, Tùng H, Rem, Nhị Linh, Titi, anh VMC, Marcus ... từ hồi 360YH đã ở trong Friendlist nên tôi biết từ trước, sang đây rồi biết thêm được Lvu, Goldmund, chị Lana, chị Smart & Sexy, anh Thụy, Gấu xx, Chu Nam Cuong, Cụ Hinh, Thích học toán, Đàm Hà Phú, Chị Ba Đậu, PTN, ... gần đây có thêm blog bạn Phan Việt, bạn Ramblings và một số bạn khác nữa tôi chưa kể được hết. Các bác blogger làm việc ở những lĩnh vực khác nhau và sống ở các nơi khác nhau từ trong nước đến nước ngoài nên đọc bài mọi người thấy rất phong phú và thú vị. Tôi chưa gặp ai ngoài đời nhưng vì hay đọc các bài viết của mọi người (mặc dù ít khi comment hihi) và những trao đổi trên các blog nên dần dần tôi cũng cảm thấy như mình hiểu được phần nào tính cách của các bác. Bác Đông A giỏi chữ nho, cẩn trọng và nghiêm nghị, chị So đọc rất nhiều, kể chuyện hay và dí dỏm vô cùng, blog chị có tiết mục điểm báo VN đọc rất sướng, chị Phượng viết ra lời nào thì lời ấy bay lên như mây, mây thoảng nhẹ trôi về nơi vô định, bạn GM thì đang tiếp bước chị So với cặp giò rất khỏe, bạn Nhị Linh viết blog hay như viết báo, tên entry nào cũng hấp dẫn kinh người, bạn Tùng H uyên bác, miên man và rủ rỉ, bạn Cavenui viết hay nổi tiếng, bạn Hà Phú vợ đẹp con ngoan, rượu thơ du ngoạn hoành tráng, bạn LVu viết blog như làm việc, ngồn ngộn thông tin được xử lý nhanh và hiệu quả, bạn Gấu xx thì viết rất sâu, bác Cụ Hinh có duyên lấp lửng, blog chị Lana gần gụi tình cảm, và có đủ những tâm sự cuộc đời mà tôi rất thích đọc...
Hy vọng xóm blog còn mãi, thêm đông vui chứ đừng mai một theo thời gian, cho dù vật đổi sao dời :)
Bác Đông A, chị So, chị Phượng, Cavenui, Tùng H, Rem, Nhị Linh, Titi, anh VMC, Marcus ... từ hồi 360YH đã ở trong Friendlist nên tôi biết từ trước, sang đây rồi biết thêm được Lvu, Goldmund, chị Lana, chị Smart & Sexy, anh Thụy, Gấu xx, Chu Nam Cuong, Cụ Hinh, Thích học toán, Đàm Hà Phú, Chị Ba Đậu, PTN, ... gần đây có thêm blog bạn Phan Việt, bạn Ramblings và một số bạn khác nữa tôi chưa kể được hết. Các bác blogger làm việc ở những lĩnh vực khác nhau và sống ở các nơi khác nhau từ trong nước đến nước ngoài nên đọc bài mọi người thấy rất phong phú và thú vị. Tôi chưa gặp ai ngoài đời nhưng vì hay đọc các bài viết của mọi người (mặc dù ít khi comment hihi) và những trao đổi trên các blog nên dần dần tôi cũng cảm thấy như mình hiểu được phần nào tính cách của các bác. Bác Đông A giỏi chữ nho, cẩn trọng và nghiêm nghị, chị So đọc rất nhiều, kể chuyện hay và dí dỏm vô cùng, blog chị có tiết mục điểm báo VN đọc rất sướng, chị Phượng viết ra lời nào thì lời ấy bay lên như mây, mây thoảng nhẹ trôi về nơi vô định, bạn GM thì đang tiếp bước chị So với cặp giò rất khỏe, bạn Nhị Linh viết blog hay như viết báo, tên entry nào cũng hấp dẫn kinh người, bạn Tùng H uyên bác, miên man và rủ rỉ, bạn Cavenui viết hay nổi tiếng, bạn Hà Phú vợ đẹp con ngoan, rượu thơ du ngoạn hoành tráng, bạn LVu viết blog như làm việc, ngồn ngộn thông tin được xử lý nhanh và hiệu quả, bạn Gấu xx thì viết rất sâu, bác Cụ Hinh có duyên lấp lửng, blog chị Lana gần gụi tình cảm, và có đủ những tâm sự cuộc đời mà tôi rất thích đọc...
Hy vọng xóm blog còn mãi, thêm đông vui chứ đừng mai một theo thời gian, cho dù vật đổi sao dời :)
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011
Trung Thu nhận sách bạn gửi
Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011
Về truyện thơ lục bát Tấm Cám
Tôi đã viết xong lục bát Tấm Cám và cảm thấy nhẹ nhõm để làm những việc khác.
Mặc dù rất muốn post hai phần cuối (9 và 10) lên blog cho trọn vẹn nhưng vì một lý do mà tôi xin nói rõ ở đây để các bạn đọc blog hiểu rõ và thông cảm cho việc ngưng lại này.
Thoạt tiên, tôi chỉ định viết chơi cho vui trên blog những đoạn thơ vần sáu tám, từ trước tôi vẫn có thú vui viết lục bát, đó là trò chơi ngôn ngữ mẹ đẻ rất cuốn hút tôi. Trò chơi này giúp tôi cân bằng lại trước những khó khăn trong công việc chuyên môn nhưng cũng trò chơi này đã có lúc ám ảnh khiến cho tôi bị phân tâm trong công việc và cuộc đời thực, là nơi có ngôn ngữ sử dụng không phải tiếng Việt. Thực ra vấn đề là ở chính tôi, cần thu xếp thế nào để làm và chơi cho hợp lý. Mặc dù tôi cố gắng tránh sự phân tán, những câu lục bát vẫn thường chạy ngang đầu bất chợt và cảm giác bị chia thành hai nửa lúc nào cũng ở đó, "Ba năm ăn ở thuyền trên/ Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà/ Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba/ Trách anh hàng trứng ở ra hai lòng" (Ca dao).
Việc chuyển Truyện Tấm Cám chuyển sang thơ thế này cho tôi có cơ hội được viết lục bát dài hơi, truyện lại có những nhân vật dân gian rất thú vị. Thú thực trong thời gian viết lục bát chuyển truyện Tấm Cám thành thơ này tôi hay có cảm giác nhân vật đang cất tiếng nói của họ với mình, giải thích, thanh minh cho những việc họ làm, cho cuộc đời của họ. Những vẻ đẹp của cuộc đời dân gian qua chim muông cây cỏ và con người cũng khiến cho lòng tôi thấy xúc động tựa như mình được chứng kiến cảnh ấy người ấy. Một cô gái mồ côi chăm chỉ làm lụng, một ông vua là người chồng yêu thương chung thủy hết lòng với người vợ xinh đẹp đảm đang, một bà dì ghẻ yêu chiều con gái mình đến độ làm mọi điều độc ác để con mình sung sướng, giàu sang, bất chấp đạo lý, một cô gái được mẹ chiều chuộng vừa lười biếng vừa tham lam, lại bị dẫn dắt đi theo chuỗi những nghiệp ác của người mẹ, khiến cho tâm trạng lúc nào cũng lo sợ bị phát giác, nghe mẹ làm ác mong được yêu mà không được, đến kết cục vẫn u muội làm sao để được xinh hơn chị, để được vua yêu... một bà cụ hàng nước nhân hậu quý nghĩa trọng tình và một ông Bụt lúc nào cũng giúp đỡ người tốt bị chèn ép, bức hại như là biểu hiện ước muốn của người dân muôn đời vẫn mong trời có mắt phù hộ người tốt... Tất cả đã làm nên Tấm Cám, truyện cổ tích dân gian còn mãi với thời gian.
Bác Lan Hương là người bạn đã rất chân tình đóng góp ý kiến cho blog tôi trong suốt một thời gian dài, đã đề nghị với một nhà XB xin cho phép xuất bản truyện thơ lục bát này. Tôi rất cảm động trước nhiệt tình của bác Lan Hương, và cũng mong muốn lục bát Tấm Cám đến tay được nhiều bạn thiếu nhi, hồi còn bé tôi cũng rất thích đọc truyện thơ. Từ truyện thơ trên blog đến việc xuất bản thành cuốn sách cho thiếu nhi chắc chắn còn phải qua rất nhiều khâu và để thuận lợi cho quá trình này, theo ý kiến đề nghị của bác Lan Hương, tôi xin giữ lại hai phần cuối, hẹn với bạn đọc sẽ post lên blog chừng nào có thể. Hy vọng rằng truyện thơ Tấm Cám được in ra suôn sẻ để tôi có thể tiếp tục hướng đi này phục vụ các bạn thiếu nhi, thực tình đây cũng là lần đầu tôi có mong muốn được in ra những vần thơ lục bát do mình viết. Cảm ơn sự ủng hộ của tất cả các bạn.
Hoàng Yến
Mặc dù rất muốn post hai phần cuối (9 và 10) lên blog cho trọn vẹn nhưng vì một lý do mà tôi xin nói rõ ở đây để các bạn đọc blog hiểu rõ và thông cảm cho việc ngưng lại này.
Thoạt tiên, tôi chỉ định viết chơi cho vui trên blog những đoạn thơ vần sáu tám, từ trước tôi vẫn có thú vui viết lục bát, đó là trò chơi ngôn ngữ mẹ đẻ rất cuốn hút tôi. Trò chơi này giúp tôi cân bằng lại trước những khó khăn trong công việc chuyên môn nhưng cũng trò chơi này đã có lúc ám ảnh khiến cho tôi bị phân tâm trong công việc và cuộc đời thực, là nơi có ngôn ngữ sử dụng không phải tiếng Việt. Thực ra vấn đề là ở chính tôi, cần thu xếp thế nào để làm và chơi cho hợp lý. Mặc dù tôi cố gắng tránh sự phân tán, những câu lục bát vẫn thường chạy ngang đầu bất chợt và cảm giác bị chia thành hai nửa lúc nào cũng ở đó, "Ba năm ăn ở thuyền trên/ Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà/ Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba/ Trách anh hàng trứng ở ra hai lòng" (Ca dao).
Việc chuyển Truyện Tấm Cám chuyển sang thơ thế này cho tôi có cơ hội được viết lục bát dài hơi, truyện lại có những nhân vật dân gian rất thú vị. Thú thực trong thời gian viết lục bát chuyển truyện Tấm Cám thành thơ này tôi hay có cảm giác nhân vật đang cất tiếng nói của họ với mình, giải thích, thanh minh cho những việc họ làm, cho cuộc đời của họ. Những vẻ đẹp của cuộc đời dân gian qua chim muông cây cỏ và con người cũng khiến cho lòng tôi thấy xúc động tựa như mình được chứng kiến cảnh ấy người ấy. Một cô gái mồ côi chăm chỉ làm lụng, một ông vua là người chồng yêu thương chung thủy hết lòng với người vợ xinh đẹp đảm đang, một bà dì ghẻ yêu chiều con gái mình đến độ làm mọi điều độc ác để con mình sung sướng, giàu sang, bất chấp đạo lý, một cô gái được mẹ chiều chuộng vừa lười biếng vừa tham lam, lại bị dẫn dắt đi theo chuỗi những nghiệp ác của người mẹ, khiến cho tâm trạng lúc nào cũng lo sợ bị phát giác, nghe mẹ làm ác mong được yêu mà không được, đến kết cục vẫn u muội làm sao để được xinh hơn chị, để được vua yêu... một bà cụ hàng nước nhân hậu quý nghĩa trọng tình và một ông Bụt lúc nào cũng giúp đỡ người tốt bị chèn ép, bức hại như là biểu hiện ước muốn của người dân muôn đời vẫn mong trời có mắt phù hộ người tốt... Tất cả đã làm nên Tấm Cám, truyện cổ tích dân gian còn mãi với thời gian.
Bác Lan Hương là người bạn đã rất chân tình đóng góp ý kiến cho blog tôi trong suốt một thời gian dài, đã đề nghị với một nhà XB xin cho phép xuất bản truyện thơ lục bát này. Tôi rất cảm động trước nhiệt tình của bác Lan Hương, và cũng mong muốn lục bát Tấm Cám đến tay được nhiều bạn thiếu nhi, hồi còn bé tôi cũng rất thích đọc truyện thơ. Từ truyện thơ trên blog đến việc xuất bản thành cuốn sách cho thiếu nhi chắc chắn còn phải qua rất nhiều khâu và để thuận lợi cho quá trình này, theo ý kiến đề nghị của bác Lan Hương, tôi xin giữ lại hai phần cuối, hẹn với bạn đọc sẽ post lên blog chừng nào có thể. Hy vọng rằng truyện thơ Tấm Cám được in ra suôn sẻ để tôi có thể tiếp tục hướng đi này phục vụ các bạn thiếu nhi, thực tình đây cũng là lần đầu tôi có mong muốn được in ra những vần thơ lục bát do mình viết. Cảm ơn sự ủng hộ của tất cả các bạn.
Hoàng Yến
Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011
Trong công viên
Luôn luôn tôi nhớ là mình đã quên điều gì đó. Những khoảng thời gian đi dạo thư thả trong công viên thường giúp tôi soạn lại các ý nghĩ trong đầu như soạn sách báo trên giá xem thực ra "điều gì đó" là gì.
Chồng tôi có kỷ niệm kinh hoàng về sự lơ đễnh của tôi. Chuyện xảy ra vào năm 1999, tôi phải đi thi tiếng Anh tốt nghiệp, hồi đấy các lớp tiếng Anh bằng hai mọc lên nhiều như nấm và tôi lấy một lớp buổi tối của trường Đại học Ngoại ngữ HN, thực thà mà nói là chất lượng của các lớp này cũng không cao. Sáng sớm anh chở tôi đi, tôi nói anh đưa tôi đến Trung tự là nơi tôi vẫn học buổi tối. Đến nơi trường vắng tanh chẳng có ai cả, tôi phát hoảng bèn bảo anh đưa tôi đến Đại học Ngoại ngữ để xem thế nào, thì hóa ra mọi người đã đang thi phần nghe ở ĐHNN rồi, tôi bị lỡ buổi thi nghe phải đợi thi cùng khóa sau mới xong. Tôi không hiểu sao mình cứ đinh ninh là thi ở Trung tự trong khi tất cả mọi người lại biết nơi thi chính xác ở đâu. Tôi cố nhớ lại xem có ai nói là đến trường thi không, rõ là không ai cả, có lẽ đó là điều mặc định mà ai cũng biết cũng nhớ, còn tôi thì không để ý đến.
Trong thời gian dài tôi chắc mẩm ngôn ngữ tiếng Việt là thứ tôi nhớ rất tốt cho đến một ngày tôi nhận ra là tiếng Việt của tôi cũng đang rơi rụng. Một bữa cách đây lâu lâu, khi còn đang ở Sudbury tôi ngồi ngẩn ra nhớ về cái rặng hàng rào hồi xưa lắc, sau khi nhà tôi chuyển đến dãy 319 Đồi độc lập, lúc ấy tôi chừng 5-7 tuổi, mà không nhớ ra tên của cây trồng làm rào là gì. Tôi tả cho chồng tôi nghe cái hàng rào và chồng tôi nhắc đến cây cúc tần, tôi nói không phải, cúc tần về sau mới trồng, trước đó trồng thứ cây có quả như đỗ khi quả già lắc rất vui tai. Cho đến một bữa, khi đọc blog Tùng H, hồi còn ở Yahoo 360, nhắc đến đúng từ ấy, tôi mới nhớ ra tên cây: Điền Thanh. Một cái tên đọc lên nghe bình yên, hồn nhiên, xanh mát vậy mà tôi lại quên, kỳ thật. Tôi chợt nghĩ là có thể mình đã và đang quên đi nhiều thứ rất thú vị trong cuộc đời này.
Hình ảnh mà tôi hay gặp ở công viên trong suốt mùa hè là những con chó chạy trên đường đi bộ cạnh thảm cỏ xanh, chủ nhân của chúng thì thường già và đi bộ đều đều thôi. Họ có vẻ tin tưởng rằng những con chó dù có chạy trước thì sẽ đứng lại đợi họ hoặc chạy ngược lại tìm chủ. Họ hoặc là mệt mỏi không muốn mất sức vào việc đuổi theo lũ chó hoặc là thích sự điềm đạm minh tĩnh trong chậm rãi hơn là kiểu hoạt động gây xáo động cơ thể như là chạy.
Đôi khi có vài đứa nhỏ hồn nhiên chạy theo lũ chó, những con chó có chủ nhỏ chạy theo dường như tung tăng khoái trá hơn, chúng vừa chạy vừa đùa vui với bọn trẻ cũng đang cười nói râm ran. Lũ trẻ chẳng ngại mất sức cũng chẳng quan tâm đến việc điềm đạm, chó và người hòa đồng giao cảm trong một khoảng không gian xen lẫn nắng và bóng râm, giữa một bên là cỏ xanh một bên là nước chảy thật là một bức tranh đẹp tuyệt, niềm hạnh phúc của họ dường như lan ra xung quanh trong suốt con đường mà họ chạy qua.
Và tôi đột nhiên nhớ ra rằng từ rất lâu rồi tôi đã không "chạy theo lũ chó", sao tôi lại có thể quên niềm hạnh phúc bình dị vô biên ấy được nhỉ?
Chồng tôi có kỷ niệm kinh hoàng về sự lơ đễnh của tôi. Chuyện xảy ra vào năm 1999, tôi phải đi thi tiếng Anh tốt nghiệp, hồi đấy các lớp tiếng Anh bằng hai mọc lên nhiều như nấm và tôi lấy một lớp buổi tối của trường Đại học Ngoại ngữ HN, thực thà mà nói là chất lượng của các lớp này cũng không cao. Sáng sớm anh chở tôi đi, tôi nói anh đưa tôi đến Trung tự là nơi tôi vẫn học buổi tối. Đến nơi trường vắng tanh chẳng có ai cả, tôi phát hoảng bèn bảo anh đưa tôi đến Đại học Ngoại ngữ để xem thế nào, thì hóa ra mọi người đã đang thi phần nghe ở ĐHNN rồi, tôi bị lỡ buổi thi nghe phải đợi thi cùng khóa sau mới xong. Tôi không hiểu sao mình cứ đinh ninh là thi ở Trung tự trong khi tất cả mọi người lại biết nơi thi chính xác ở đâu. Tôi cố nhớ lại xem có ai nói là đến trường thi không, rõ là không ai cả, có lẽ đó là điều mặc định mà ai cũng biết cũng nhớ, còn tôi thì không để ý đến.
Trong thời gian dài tôi chắc mẩm ngôn ngữ tiếng Việt là thứ tôi nhớ rất tốt cho đến một ngày tôi nhận ra là tiếng Việt của tôi cũng đang rơi rụng. Một bữa cách đây lâu lâu, khi còn đang ở Sudbury tôi ngồi ngẩn ra nhớ về cái rặng hàng rào hồi xưa lắc, sau khi nhà tôi chuyển đến dãy 319 Đồi độc lập, lúc ấy tôi chừng 5-7 tuổi, mà không nhớ ra tên của cây trồng làm rào là gì. Tôi tả cho chồng tôi nghe cái hàng rào và chồng tôi nhắc đến cây cúc tần, tôi nói không phải, cúc tần về sau mới trồng, trước đó trồng thứ cây có quả như đỗ khi quả già lắc rất vui tai. Cho đến một bữa, khi đọc blog Tùng H, hồi còn ở Yahoo 360, nhắc đến đúng từ ấy, tôi mới nhớ ra tên cây: Điền Thanh. Một cái tên đọc lên nghe bình yên, hồn nhiên, xanh mát vậy mà tôi lại quên, kỳ thật. Tôi chợt nghĩ là có thể mình đã và đang quên đi nhiều thứ rất thú vị trong cuộc đời này.
Hình ảnh mà tôi hay gặp ở công viên trong suốt mùa hè là những con chó chạy trên đường đi bộ cạnh thảm cỏ xanh, chủ nhân của chúng thì thường già và đi bộ đều đều thôi. Họ có vẻ tin tưởng rằng những con chó dù có chạy trước thì sẽ đứng lại đợi họ hoặc chạy ngược lại tìm chủ. Họ hoặc là mệt mỏi không muốn mất sức vào việc đuổi theo lũ chó hoặc là thích sự điềm đạm minh tĩnh trong chậm rãi hơn là kiểu hoạt động gây xáo động cơ thể như là chạy.
Đôi khi có vài đứa nhỏ hồn nhiên chạy theo lũ chó, những con chó có chủ nhỏ chạy theo dường như tung tăng khoái trá hơn, chúng vừa chạy vừa đùa vui với bọn trẻ cũng đang cười nói râm ran. Lũ trẻ chẳng ngại mất sức cũng chẳng quan tâm đến việc điềm đạm, chó và người hòa đồng giao cảm trong một khoảng không gian xen lẫn nắng và bóng râm, giữa một bên là cỏ xanh một bên là nước chảy thật là một bức tranh đẹp tuyệt, niềm hạnh phúc của họ dường như lan ra xung quanh trong suốt con đường mà họ chạy qua.
Và tôi đột nhiên nhớ ra rằng từ rất lâu rồi tôi đã không "chạy theo lũ chó", sao tôi lại có thể quên niềm hạnh phúc bình dị vô biên ấy được nhỉ?
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
Tấm Cám (8)
8.
Nhân hôm gió bão thét gào
Vua đi vắng, Cám cho đào chặt cây
Lấy gỗ đóng khung cửi dày
Để trong buồng kín ngày ngày dệt the
Trong khi canh cửi đêm hè
Con ác bằng gỗ kẽo kè không tha:
“Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị
Rõ đứa xấu xa”
Nghe lời con ác kêu la
Cám sởn tóc gáy ngỡ ma hiện hình
Nó ném thoi, sợi rối tinh
Không dám dệt nữa về trình mụ kia
Mụ bảo phá khung rời lìa
Rồi đem đốt kỹ, tro thì đổ xa
Cám theo, tro đốt mang ra
Tận nơi đường đất không nhà, xa cung
Chẳng bao lâu, sự bỗng dưng
Từ tro than cũ không ngừng mọc lên
Một cây thị lớn lá chen
Xum xuê tươi tốt bóng quen bên đường
Cây thị nhiều hoa đưa hương
Chỉ đậu một quả nõn nường rất to
Người qua đường thấy tò mò
Nhưng quả cao tít chỉ cho ngóng nhìn
Gần có bà cụ rất hiền
Mở quán hàng nước gom tiền chinh, xu
Nhìn thấy thị một sớm thu
Ngửng đầu bà tấm tắc ru thị tròn:
“Sao thị đẹp thế hở con?”
Một hôm bà đến, thị nom chín vàng
Bà giơ bị hứng khẽ khàng
Rồi lầm rầm khấn cho nàng thị rơi:
“Thị ơi thị hỡi!
Thị rụng bị bà
Thị thơm bà ngửi
Chứ bà không ăn”
Bà cụ vừa mới dứt lời
Thị rụng giữa bị như mời bà nâng
Bà mang về đặt đầu giường
Nâng niu để thị tỏa hương khắp nhà
Ngày nào đi chợ đường xa
Bà lại dặn thị: “Coi nhà bà đi
Ra chợ thấy có quà gì
Bà mua cho thị, tối về thị vui”
Thân già một bóng lui cui
Có thêm quả thị cút côi ấm lòng
Cuộc đời trải những long đong
Bóng chiều đôn hậu in dòng từ tâm
Bà cụ đi chẳng bao lăm
Quả thị thơm đã âm thầm to ra
Một nàng đẹp tựa bông hoa
Từ trong quả thị bước qua vỏ viền
Chính là cô Tấm thảo hiền
Dáng hình xinh đẹp như tiên xuống trần
Dọn dẹp quét tước nhà, sân
Làm cơm canh sẵn để phần bà xơi
Lần nào bà về đến nơi
Cũng thấy nhà cửa thảnh thơi gọn gàng
Cơm dẻo canh ngọt sẵn sàng
Như có con gái đảm đang trong nhà…
Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
Tấm Cám (7)
7.
Tấm chết lòng vẹn duyên thề
Hóa chim bay đến vườn kề cung vua
Vàng anh quấn quýt sớm trưa
Vua đi đâu cũng vui đùa bay theo
Nhà vua mất Tấm buồn teo
Dù cho Cám có bám đeo chẳng màng
Cám thua chị đủ mọi đàng
Càng ngày thương nhớ càng sang vợ đầu
Thấy chim ríu rít bên lầu
Vua tưởng nhớ Tấm tình sâu khôn lành
Vua rằng: "Vàng ảnh Vàng anh,
Có phải vợ anh
Chui vào tay áo"
Dứt lời vua thấy vui sao
Vàng anh chui tọt ngay vào áo vua
Một hôm cái Cám chanh chua
Đang ngồi giặt áo cho vua giật mình
Vàng anh hót ở trên cành
Từng lời từng tiếng rõ rành gần xa:
"Giặt áo chồng tao
Thì giặt cho sạch
Giặt mà không sạch
Tao cạch mặt ra"
Đến khi phơi áo sau nhà
Vàng anh bay đến hót ra hót vào:
"Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chồng tao!"
Nghe chim, Cám thấy bực sao
Vừa lo vừa tức giận nào ai hay
Vua yêu chim rất mê say
Cho lồng son để đêm ngày cạnh vua
Đi đâu cũng xách theo vừa
Nghe chim hót lại vui đùa với chim
Thấy thế Cám dù lặng im
Nhưng mà lửa giận trong tim bừng bừng
Một hôm Cám chẳng thể đừng
Về nhà mách mẹ hết từng ấy cơn
Mẹ nó bảo nó ra đòn:
"Bóp chết chim ấy nướng ròn mèo ăn
Đừng có ngần ngại băn khoăn
Lông chim chôn kỹ ai lần được ra!"
Về cung, ấp ủ mưu ma
Cám rình cái lúc ở nhà vắng tanh
Nó bèn bóp chết vàng anh
Nướng cho mèo nhá tan tành chim vua
Lông chim chôn chặt vườn thưa
Đúng lời mẹ nó chẳng thừa chẳng sai
Mất chim vua tiếc khôn ngoai
Chẳng bao lâu chợt ở ngoài vườn xanh
Chỗ Cám chôn lông vàng anh
Mọc lên một bóng thanh thanh xoan đào
Mỗi ngày cây lớn rất mau
Chẳng mấy lúc đã ra màu xum xuê
Vua thấy cây đẹp thích mê
Liền đem võng mắc ngủ nghê chốn này
Mỗi khi nằm dưới bóng cây
Nhà vua như thấy tóc mây vợ hiền
Rõ là Tấm hiển hiện lên
Đu đưa cánh võng như tiên trên trời
Vua yêu vấn vít không rời
Với cây, còn Cám chẳng lời hỏi han
Cám thì ghen ghét chứa chan
Cho dù ngoài mặt chẳng than tiếng nào...
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011
Tấm Cám (6)
6.
Tấm về cung vua đủ đầy
Cao lương mỹ vị lầu mây gác hồng
Nhưng nàng vẫn nhớ cánh đồng
Nhớ trâu chăn dắt, nhớ vồng lúa thơm
Nhớ vườn tược những sớm hôm
Tay nàng vun xới hoa đơm, trái mòng
Sương thu nắng hạ gió đông
Quê hương nỗi nhớ trong lòng chẳng thay
Giỗ bố Tấm mong đến ngày
Xin vua cho phép về ngay sớm chiều
Thấy Tấm sung sướng yêu kiều
Bụng mụ dì ghẻ rất nhiều ghét ghen
Nhưng mụ giữ mặt thân quen
Tươi cười niềm nở một phen uốn lời
Dì ghẻ bảo Tấm khơi khơi:
“Con trèo cau hái lấy đôi buồng già
Để dì cúng bố cau nhà
Cũng là thơm thảo món quà của con”
Tấm vâng lời trèo chon von
Lên cây mong hái quả ngon buồng lành
Tấm đang mải với tay nhanh
Dưới gốc dì ghẻ trở vành chặt cây
Cau lắc, Tấm hỏi thơ ngây:
“Dì ơi, sao cả cây này chuyển rung?”
Mụ rằng: “Kiến chạy lung tung
Ta đuổi cho kiến khỏi lùng đốt con”
Cây cau bị chặt gẫy ròn
Tấm ngã lộn xuống ao còn thấy đâu
Khổ thân cô Tấm dãi dầu
Lấy vua chẳng thoát hiểm sâu lòng người
Tấm chết chẳng kịp thốt lời
Mụ dì độc ác đốn đời lột ngay
Quần áo của Tấm liền tay
Cho Cám con mụ thế thay mặc vào
Cung vua hai mẹ con chào
Mụ rằng: chị Tấm hôm nào rủi ro
Bị ngộ cảm chết nằm co
Xin để em Cám thế cho chị mình
Than ôi kế mẫu chữ tình
Nhân ngày giỗ bố mà rình giết con!
Dang tay cố nhét vuông tròn
Phúc duyên cướp lấy vàng son giật về…
Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011
Tấm Cám (5)
Ngựa ngang qua chốn cầu mây
Đột nhiên Tấm bị rơi giày một bên
Nàng vội xuống ngựa mò liền
Tìm mãi không thấy Tấm bèn đi luôn
Mất một giày ngỡ chuyện buồn
Ai ngờ trong đó lại luồn điềm vui
Voi của vua chẳng ai xui
Ngang qua chỗ lội giật lùi chẳng đi
Lại còn gầm lên ầm ì
Vua sai lính xuống mò thì được ngay
Văn hài xinh xẻo chiếc giày
Vua cầm ngắm nghía trên tay chẳng rời
Rồi vua truyền lệnh một lời
Hễ trong đám hội có người quần thoa
Nghĩa là con gái, đàn bà
Đi vừa giày quý sẽ là vợ vua
Đàn bà, con gái chen đua
Xếp hàng ướm thử xem vừa chân không
Mẹ con Cám cũng đến lồng
Chân con, chân mẹ vào trong chiếc hài
Không vừa, tiếc rẻ một hai
Đến lượt nàng Tấm khoan thai cuối cùng
Khẽ xin ướm thử ngượng ngùng
Vừa như in lại giống hung chiếc giày
Mà Tấm cầm ở trên tay
Một đôi bị lạc thì nay chung đường
Cám đứng ngoài xem mắt giương
Thấy người con gái dễ thương tươi giòn
Giống chị Tấm hay bị đòn
Cám liền gọi mẹ mắt tròn ngạc kinh:
“Ai như chị Tấm nhà mình ?!!”
Mẹ nó phảy áo khỉnh khinh nguýt dài:
“Chuông khánh còn chẳng ăn ai
Nữa là mảnh chĩnh ném ngoài bờ tre
Chị mày nhặt thóc đầu hè
Đâu quần áo đẹp, ngựa xe mà đòi!”
Nào ngờ duyên nghiệp ý trời
Lại đưa “mảnh chĩnh” về nơi sang giầu
Đến khi vua đến rước dâu
Quân lính khênh kiệu cúi đầu, Tấm lên
Mẹ con Cám sán đến xem
Mới biết đích xác chị em trong nhà
Họ lấy làm lạ mắt hoa
Tấm lấy quần áo đâu mà đẹp xinh
Không biết cá bống có tình
Đáp công nuôi nấng hiển linh thành quà
Bát cơm khi trước nhân ra
Thành ngựa, quần áo lụa là, giày, khăn
Người hiền tích đức tu nhân
Cây trồng quả ngọt đền ân có ngày
Gatineau Park
Ở Canada có những công viên rất lớn, những công viên này có thể bao gồm những cánh rừng rộng, những hồ nước và cả những đồng cỏ, tất cả vẫn còn nguyên vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ và quyến rũ. Gatineau Park là một trong những công viên như vậy, bạn phải mất nhiều ngày mới có thể đi hết được Gatineau Park, cảnh từ những hình chụp ở đây chỉ là một góc rất nhỏ của công viên này.
Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011
Tấm Cám (4)
4.
Khổ thân cô Tấm bé con
Mồ côi mồ cút lon xon một mình
Nuôi con bống có chút tình
Sẻ chia săn sóc nhớ hình bóng thân
Người ta giết chẳng ngại ngần
Tấm buồn lủi thủi vườn sân việc nhà
Chăn trâu, tát nước đồng xa
Mẹ con nhà Cám la cà rong chơi...
Ít lâu sau vua có lời
Mở hội kén vợ mọi người dự đông
Mẹ con Cám áo váy xong
Cùng nhau đi hội thong dong lượt là
Tấm thì rất muốn ghé qua
Nhưng dì ghẻ bắt ở nhà, dì đưa
Hai đấu thóc, gạo trộn bừa:
"Nhặt xong mới được dây dưa hội hè!"
Mẹ con mụ té đi ngay
Để lại mình Tấm đắng cay tủi hờn
Tấm khóc Bụt hiện lên luôn
Hỏi: "Sao nước mắt con tuôn thế này"
Tấm thưa: "Hôm nay là ngày
Nhà vua mở hội mà tay của dì
Lại trộn thóc gạo làm chi
Bắt con phải nhặt đến kỳ nào xong"
Bụt rằng: "Để ta giúp con
Nhờ đàn chim sẻ nhặt ngon ngay mà"
Liền có đàn chim bay sà
Hai phần thóc gạo nhặt ra rõ ràng
Tấm mừng nhưng lại vội vàng
Tủi thân muốn khóc: áo nàng mướp xơ
Váy thì rách vá, bây giờ
Mà đi xem hội thì dơ với người
Bụt bèn bảo Tấm một lời:
"Con đào bốn lọ ở nơi chân giường
Sẽ có quần áo đủ đường"
Hóa ra hồn bống cũng thương Tấm hiền
Lọ thì có yếm hoa hiên
Quần nhiễu điều, thắt lưng duyên hoa đào
Lọ thì áo mớ ba màu
Lục, đào, hoàng yến màu nào cũng tươi
Khăn nhiễu tam giang vừa người
Văn hài xinh xắn ôm mười ngón chân
Tấm lo mặc áo mặc quần
Mở thêm lọ cuối ngựa thần bé teo
Vừa đặt xuống đất ngựa reo
Hí lên một tiếng lớn theo ngựa thường
Lại có đủ cả yên cương
Tấm cưỡi ngựa đẹp lên đường cái quan
Xinh tươi quá thể cô nàng
Ai hay côi cút gian nan có ngày...
Khổ thân cô Tấm bé con
Mồ côi mồ cút lon xon một mình
Nuôi con bống có chút tình
Sẻ chia săn sóc nhớ hình bóng thân
Người ta giết chẳng ngại ngần
Tấm buồn lủi thủi vườn sân việc nhà
Chăn trâu, tát nước đồng xa
Mẹ con nhà Cám la cà rong chơi...
Ít lâu sau vua có lời
Mở hội kén vợ mọi người dự đông
Mẹ con Cám áo váy xong
Cùng nhau đi hội thong dong lượt là
Tấm thì rất muốn ghé qua
Nhưng dì ghẻ bắt ở nhà, dì đưa
Hai đấu thóc, gạo trộn bừa:
"Nhặt xong mới được dây dưa hội hè!"
Mẹ con mụ té đi ngay
Để lại mình Tấm đắng cay tủi hờn
Tấm khóc Bụt hiện lên luôn
Hỏi: "Sao nước mắt con tuôn thế này"
Tấm thưa: "Hôm nay là ngày
Nhà vua mở hội mà tay của dì
Lại trộn thóc gạo làm chi
Bắt con phải nhặt đến kỳ nào xong"
Bụt rằng: "Để ta giúp con
Nhờ đàn chim sẻ nhặt ngon ngay mà"
Liền có đàn chim bay sà
Hai phần thóc gạo nhặt ra rõ ràng
Tấm mừng nhưng lại vội vàng
Tủi thân muốn khóc: áo nàng mướp xơ
Váy thì rách vá, bây giờ
Mà đi xem hội thì dơ với người
Bụt bèn bảo Tấm một lời:
"Con đào bốn lọ ở nơi chân giường
Sẽ có quần áo đủ đường"
Hóa ra hồn bống cũng thương Tấm hiền
Lọ thì có yếm hoa hiên
Quần nhiễu điều, thắt lưng duyên hoa đào
Lọ thì áo mớ ba màu
Lục, đào, hoàng yến màu nào cũng tươi
Khăn nhiễu tam giang vừa người
Văn hài xinh xắn ôm mười ngón chân
Tấm lo mặc áo mặc quần
Mở thêm lọ cuối ngựa thần bé teo
Vừa đặt xuống đất ngựa reo
Hí lên một tiếng lớn theo ngựa thường
Lại có đủ cả yên cương
Tấm cưỡi ngựa đẹp lên đường cái quan
Xinh tươi quá thể cô nàng
Ai hay côi cút gian nan có ngày...
Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
Tấm Cám (3)
3.
Dì ghẻ thấy Tấm rất hay
Ăn xong ra giếng nên rày sinh nghi
Bèn sai con đẻ của dì
Đợi Tấm ra đó thì đi rập rình
Cám nấp trong bụi mùng tinh
Ở ngay cạnh giếng nghe rành rọt câu
Tấm đọc gọi Bống ngoi đầu
Cám bèn nhẩm thuộc kể hầu mẹ nghe
Sáng sau dì gọi Tấm đe:
"Hôm nay mẹ dặn con nghe mới là
Chăn trâu thì chăn đồng xa
Chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu"
Vâng lời dì, Tấm cắm đầu
Dắt trâu xa tít đồng mầu mới an
Ở nhà hai mẹ con gian
Đem cơm ra gọi Bống bang mị lừa
Bống nổi lên ăn cơm thừa
Mẹ con bắt lấy kho dưa ăn liền
Đến chiều Tấm dắt trâu viền
Ăn xong Tấm gọi Bống hiền lên ăn
Ai ngờ gọi mãi băn khoăn
Chẳng thấy Bống nổi chẳng tăm nước mờ
Hồi lâu Tấm sốt ruột chờ
Chợt thấy cục máu đỏ lờ nổi lên
Tấm khóc như bị trúng tên
Bụt nghe Bụt lại hiện lên thình lình:
"Sao con đứng khóc một mình"
Tấm bèn kể hết sự tình đầu đuôi
Bụt rằng: "con Bống con nuôi
Người ta ăn thịt mất rồi còn đâu
Con về tìm xương, đuôi, đầu
Bỏ vào bốn lọ chôn sâu chân giường"
Tấm nghe về vội tìm xương
Hồi lâu mà chẳng thấy vương ở nhà
Con gà cục tác cục ta:
"Cho ta nắm thóc ta đà bới cho"
Tấm rải một nắm thóc to
Gà bèn vào bếp bới gio một hồi
Xương Bống phơi cả lên rồi
Tấm bèn gom lấy y lời đem chôn
Dì ghẻ thấy Tấm rất hay
Ăn xong ra giếng nên rày sinh nghi
Bèn sai con đẻ của dì
Đợi Tấm ra đó thì đi rập rình
Cám nấp trong bụi mùng tinh
Ở ngay cạnh giếng nghe rành rọt câu
Tấm đọc gọi Bống ngoi đầu
Cám bèn nhẩm thuộc kể hầu mẹ nghe
Sáng sau dì gọi Tấm đe:
"Hôm nay mẹ dặn con nghe mới là
Chăn trâu thì chăn đồng xa
Chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu"
Vâng lời dì, Tấm cắm đầu
Dắt trâu xa tít đồng mầu mới an
Ở nhà hai mẹ con gian
Đem cơm ra gọi Bống bang mị lừa
Bống nổi lên ăn cơm thừa
Mẹ con bắt lấy kho dưa ăn liền
Đến chiều Tấm dắt trâu viền
Ăn xong Tấm gọi Bống hiền lên ăn
Ai ngờ gọi mãi băn khoăn
Chẳng thấy Bống nổi chẳng tăm nước mờ
Hồi lâu Tấm sốt ruột chờ
Chợt thấy cục máu đỏ lờ nổi lên
Tấm khóc như bị trúng tên
Bụt nghe Bụt lại hiện lên thình lình:
"Sao con đứng khóc một mình"
Tấm bèn kể hết sự tình đầu đuôi
Bụt rằng: "con Bống con nuôi
Người ta ăn thịt mất rồi còn đâu
Con về tìm xương, đuôi, đầu
Bỏ vào bốn lọ chôn sâu chân giường"
Tấm nghe về vội tìm xương
Hồi lâu mà chẳng thấy vương ở nhà
Con gà cục tác cục ta:
"Cho ta nắm thóc ta đà bới cho"
Tấm rải một nắm thóc to
Gà bèn vào bếp bới gio một hồi
Xương Bống phơi cả lên rồi
Tấm bèn gom lấy y lời đem chôn
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
Tấm Cám (1,2)
1.
Tấm và Cám hai chị em
Cùng cha khác mẹ ngồi chen một nhà
Tấm biết đi, mẹ vội xa
Ít lâu thì lại đến cha qua đời
Tấm ở với dì ghẻ, người
Đẻ ra con Cám rong chơi suốt ngày
Tấm thì quần quật chân tay
Việc này việc nọ dì bày hàng kho...
Một hôm mẹ Cám đưa cho
Mỗi con Tấm, Cám một giò đeo hông
Bảo ra hớt tép ngoài đồng
Ai hớt đầy giỏ: yếm hồng mẹ trao
Tấm nghe lội ruộng cái ào
Không quản trời nắng bắt vào tôm cua
Được chiều Cám vốn nhởn nhơ
Hái hoa bắt bướm bụi bờ gần xa
Đến khi trời đã chiều tà
Giỏ Cám vẫn chẳng có ma tép nào
Cám bèn cất giọng cao cao:
"Chị Tấm ơi hụp mau nào cho sâu
Kẻo đầu chị lấm bùn trâu
Về nhà mẹ thấy mẹ rầu cho coi"
Tấm tin cái đứa vạch vòi
Ra ao tắm gội nước nôi kỹ càng
Cám trên bờ vội trút hàng
Bao nhiêu tôm tép đều sang giỏ mình
Tấm lên thấy giỏ sạch tinh
Nàng bưng mặt khóc một mình khơi khơi
2.
Thốt nhiên Tấm thấy sáng ngời
Bụt hiện lên hỏi: con ơi khóc gì?
Tấm kể, Bụt nói uy nghi:
Con xem trong giỏ có gì còn chăng
Tấm nhìn vào giỏ thưa rằng:
Chỉ còn con bống nhỏ bằng ngón tay
Bụt bảo đem Bống về ngay
Thả nuôi ở giếng mỗi ngày thả cơm
Đáng ăn mỗi bữa ba đơm
Thì ăn hai bát phần hơn để dành
Mang cho con Bống ngoan lành
Thả cơm nhớ gọi rõ rành lớp lang
Cái Bống là cái Bống Bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Cho dù có đói ra ma
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Dứt lời Bụt biến đi thôi
Tấm về theo đúng như lời Bụt răn
Bớt bát cơm mỗi bữa ăn
Giấu đem ra giếng để chăn bống hiền
Tấm gọi là bống hiện lên
Đớp hết cơm lại lặn yên đợi nàng
Nhân đây ghé một lời bàn
Lời ngọc lời vàng Bụt dạy Tấm theo
Chúng sinh cứu độ mầm gieo
Tu nhân tích đức đuổi đeo tháng ngày...
(Còn tiếp)
Tấm và Cám hai chị em
Cùng cha khác mẹ ngồi chen một nhà
Tấm biết đi, mẹ vội xa
Ít lâu thì lại đến cha qua đời
Tấm ở với dì ghẻ, người
Đẻ ra con Cám rong chơi suốt ngày
Tấm thì quần quật chân tay
Việc này việc nọ dì bày hàng kho...
Một hôm mẹ Cám đưa cho
Mỗi con Tấm, Cám một giò đeo hông
Bảo ra hớt tép ngoài đồng
Ai hớt đầy giỏ: yếm hồng mẹ trao
Tấm nghe lội ruộng cái ào
Không quản trời nắng bắt vào tôm cua
Được chiều Cám vốn nhởn nhơ
Hái hoa bắt bướm bụi bờ gần xa
Đến khi trời đã chiều tà
Giỏ Cám vẫn chẳng có ma tép nào
Cám bèn cất giọng cao cao:
"Chị Tấm ơi hụp mau nào cho sâu
Kẻo đầu chị lấm bùn trâu
Về nhà mẹ thấy mẹ rầu cho coi"
Tấm tin cái đứa vạch vòi
Ra ao tắm gội nước nôi kỹ càng
Cám trên bờ vội trút hàng
Bao nhiêu tôm tép đều sang giỏ mình
Tấm lên thấy giỏ sạch tinh
Nàng bưng mặt khóc một mình khơi khơi
2.
Thốt nhiên Tấm thấy sáng ngời
Bụt hiện lên hỏi: con ơi khóc gì?
Tấm kể, Bụt nói uy nghi:
Con xem trong giỏ có gì còn chăng
Tấm nhìn vào giỏ thưa rằng:
Chỉ còn con bống nhỏ bằng ngón tay
Bụt bảo đem Bống về ngay
Thả nuôi ở giếng mỗi ngày thả cơm
Đáng ăn mỗi bữa ba đơm
Thì ăn hai bát phần hơn để dành
Mang cho con Bống ngoan lành
Thả cơm nhớ gọi rõ rành lớp lang
Cái Bống là cái Bống Bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Cho dù có đói ra ma
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Dứt lời Bụt biến đi thôi
Tấm về theo đúng như lời Bụt răn
Bớt bát cơm mỗi bữa ăn
Giấu đem ra giếng để chăn bống hiền
Tấm gọi là bống hiện lên
Đớp hết cơm lại lặn yên đợi nàng
Nhân đây ghé một lời bàn
Lời ngọc lời vàng Bụt dạy Tấm theo
Chúng sinh cứu độ mầm gieo
Tu nhân tích đức đuổi đeo tháng ngày...
(Còn tiếp)
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011
Nhạc Hoàng Thi Thơ (II)
Nhạc Hoàng Thi Thơ gợi nhắc đến nhiều ký ức trong tôi, có một điều rất ấm áp là khi nghe những bài hát với giai điệu trữ tình và ca từ hồn nhiên trong trẻo như nắng gió đồng quê của ông, tôi luôn cảm thấy mình được gần gụi với quê hương.
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011
viên- điều, sĩ- sự, nỗi- quân
Sang nhà bạn Nhị Linh thấy cái tiêu đề có lối cân bằng viên- điều ngồ ngộ gây cười: Biên tập viên là một điều ác :), cái mặt tủm tỉm kèm theo có thể hiểu là tác giả cố tình viết hài hước thế (để câu view chẳng hạn ;), tôi bắt chước NL viết ra vài câu kiểu đó:
- Ca sĩ hiện nay là một sự khoe ngực
- Hải quân VN là một nỗi thiếu thốn gian nan
Viết sai mà đọc có vẻ xuôi tai nhỉ, sai vì người thì phải tương đương với người, nếu coi "là" là một dấu bằng, hai vế cần tương đương, người (viên, sĩ, quân) không thể là điều, sự, nỗi được. Tôi là kẻ yếu, anh là kẻ mạnh...
Nhưng trong văn học thì lối viết sai này lại được chấp nhận thậm chí được coi như một sự so sánh sáng tạo. Ví dụ: "Nàng là một nỗi buồn không tuổi", "Thằng ấy là nỗi nhục của dòng họ"...
(Nhân thể, chị Đoàn Minh Phượng có nhắc đến niềm mong ước được tự do viết sai của Nguyễn Ngọc Tư ở đây)
Đương nhiên trong văn học thì "nàng" cũng mênh mông mà "buồn" cũng mênh mông, và "Làng quê thì mênh mông" lắm, bữa trước tôi cũng nhân đọc blog bạn Nhị Linh mà đang đêm khuya đi Gúc truyện ngắn này để đọc, đọc xong sợ đến mất ngủ, thế là đêm cũng thành mênh mông nốt! :)
Trong các văn bản không phải văn học, lối viết viên- điều, sĩ- sự, nỗi- quân ở trên gây sự chú ý bởi khoảng chênh lệch giữa danh từ và danh từ không cùng loại. Sự khập khiễng này khiến ta có cảm giác tác giả đã viết lệch. Nhưng với tôi dù sao nó cũng không gây ra cảm giác tức họng giống bị hóc xương như khi đọc một câu khác trong đó người được so với người chẳng sai ngữ pháp tí nào hết, chỉ có điều ở câu này, một người yêu nước bị coi là một thằng ăn cắp. Nghẹn họng.
- Ca sĩ hiện nay là một sự khoe ngực
- Hải quân VN là một nỗi thiếu thốn gian nan
Viết sai mà đọc có vẻ xuôi tai nhỉ, sai vì người thì phải tương đương với người, nếu coi "là" là một dấu bằng, hai vế cần tương đương, người (viên, sĩ, quân) không thể là điều, sự, nỗi được. Tôi là kẻ yếu, anh là kẻ mạnh...
Nhưng trong văn học thì lối viết sai này lại được chấp nhận thậm chí được coi như một sự so sánh sáng tạo. Ví dụ: "Nàng là một nỗi buồn không tuổi", "Thằng ấy là nỗi nhục của dòng họ"...
(Nhân thể, chị Đoàn Minh Phượng có nhắc đến niềm mong ước được tự do viết sai của Nguyễn Ngọc Tư ở đây)
Đương nhiên trong văn học thì "nàng" cũng mênh mông mà "buồn" cũng mênh mông, và "Làng quê thì mênh mông" lắm, bữa trước tôi cũng nhân đọc blog bạn Nhị Linh mà đang đêm khuya đi Gúc truyện ngắn này để đọc, đọc xong sợ đến mất ngủ, thế là đêm cũng thành mênh mông nốt! :)
Trong các văn bản không phải văn học, lối viết viên- điều, sĩ- sự, nỗi- quân ở trên gây sự chú ý bởi khoảng chênh lệch giữa danh từ và danh từ không cùng loại. Sự khập khiễng này khiến ta có cảm giác tác giả đã viết lệch. Nhưng với tôi dù sao nó cũng không gây ra cảm giác tức họng giống bị hóc xương như khi đọc một câu khác trong đó người được so với người chẳng sai ngữ pháp tí nào hết, chỉ có điều ở câu này, một người yêu nước bị coi là một thằng ăn cắp. Nghẹn họng.
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011
Nhật ký cũ - Hà nội
Tôi không sinh ra ở Hà nội, nơi tôi sinh ra và lớn lên là Thái nguyên, một tỉnh miền trung du. Trong suốt thời thơ ấu, tôi có một số lần chưa đủ kể trên mười đầu ngón tay được "về Hà nội chơi" hoặc đi ngang qua Hà nội để về quê ngoại, quê nội. Hà nội trong mắt một đứa trẻ như tôi là những hình ảnh khá kỳ vĩ và nhiều ẩn chứa. Là sông Hồng đỏ phù sa trôi cuồn cuộn mùa mưa, là cầu Long biên dài dặc, là những phố nối nhau mãi không ngừng. Hà nội cho tôi biết đến hình ảnh "lơ thơ tơ liễu buông mành", chỗ tôi ở ko có cây liễu. Nhìn cầu Thê Húc nườm nượp tôi nghĩ đến những câu thơ trong Kiều của Nguyễn Du. Hà nội cho tôi biết những ngõ sâu thăm thẳm, những bàn thờ trầm mặc trong căn nhà bạn cha tôi thiếu ánh sáng mặt trời dường như càng ẩn chứa thêm những gì bí ẩn. Hà nội cũng bí ẩn trong những câu chuyện người lớn mà tôi nghe lỏm được về Nhân Văn Giai Phẩm...
Trong thời gian tôi đi học ĐH 5 năm ở HN, tôi khám phá thêm được nhiều điều nhưng HN vẫn còn nhiều bí ẩn với tôi... Lớp tôi học có khoảng hơn ba chục người nhưng chỉ có một người là HN gốc, nghĩa là ông bà bạn ấy cũng sinh ra ở HN, bạn ấy là một bạn gái tên là Phương. Sau khi nghe vậy tự nhiên tôi nhận thấy phong thái khác hẳn của bạn ấy so với các bạn cùng lớp. Sau này tôi không rõ mình đã yêu quí bạn P kia quá mà nghĩ vậy hay sao, vì tất cả những gì toát ra từ P tôi đều thấy đẹp. Bản thân P cũng là một người con gái đẹp, trong cách ăn mặc, nói năng, trong từng cử chỉ. Cảm ơn P. đã cho tôi ấn tượng về một người HN gốc như vậy.
Chúng tôi học ở 19 Lê Thánh Tông, đấy là một phố rất đẹp vắt ngang qua vườn hoa Tao đàn kéo thẳng đến nhà hát Lớn. Trên phố này còn có đại học Dược, cạnh ĐH Dược là biệt thự của gia đình BS TTT, một ngôi biệt thự kiểu Pháp có vườn cây trong hàng rào mà mỗi lần đi học về ngang qua để ra bến Bus, chúng tôi thường say sưa ngắm nhìn.
Hồi đó HN còn tàu điện, nhưng vì tàu điện đi rất chậm nên chúng tôi đi học bằng Bus hoặc xe đạp. Thỉnh thoảng, những khi mới lĩnh học bổng hoặc mới được gia đình tiếp tế, tôi và một người bạn gái cùng phòng không trở về ký túc sau giờ học mà đi chơi "bát phố". Đầu tiên là qua Tràng tiền, vào hiệu sách và hiệu kem, sau đấy men nhà Bưu điện ra hàng Dầu xem giày dép, rồi đi Hàng Ngang, Hàng Đào, ăn chè ở hàng Thùng, cốc chè đỗ đen rất to và ngon, ăn bánh rán ở hàng nào đó quên rồi, bánh rán bé tẹo, ròn, ngọt lắm...
Cũng có những buổi chiều cuối tuần không có tiền nhiều trong túi, chỉ đi với bạn ngắm phố phường Hà nội. Thực ra Hà nội trong ký ức của tôi không chỉ là chính cảnh phố phường tôi thấy mà được khắc sâu bằng những trang viết về Hà nội tôi được đọc suốt thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành. Một Kẻ Chợ hoài niệm và xa vắng trong Tự truyện của Tô Hoài, một Hà Thành kệch kỡm nhiều thói hư tật xấu trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, một Hà nội với nhiều sự tinh tế và cầu kỳ trong văn Nguyễn Tuân, một thủ đô hào hoa trong nhạc Nguyễn Đình Thi... Nhưng sâu sắc nhất với tôi vẫn là Hà nội của Nguyễn Huy Tưởng, tôi đọc đi đọc lại Sống mãi với thủ đô, ấn tượng với nhiều nhân vật người Hà nội trong đó. Đến khi dạo chơi ở Bờ Hồ, đường Đinh Tiên Hoàng, gặp khóm tượng đài những người thanh niên cầm bom ba càng, tôi lại nhớ đến cuốn truyện đó. Nghĩ đến một Hà nội đã từng chìm trong khói lửa, và cảm thấy mỗi đường phố rộn rã tôi đang nhìn như ẩn chứa một phần hồn hào hùng và thiêng liêng. Có một bức ảnh về cách mạng tháng Tám chụp Hà nội trong sách lịch sử phổ thông mà tôi xem nhiều lần, đó là bức ảnh cảnh người dân cướp chính quyền ở một tòa nhà của Pháp, khi đi con đường gần quảng trường Ba Đình, tôi nhận ra tòa nhà đó, thấy rất thú vị.
Ra trường, tôi về lại Thái nguyên, khi tôi chuyển công tác về Hà nội vào năm 1998, Hà nội đã khác xưa nhiều. Những lần tắc đường ở Ngã tư Sở đã làm tôi nghĩ về một Hà nội ngột ngạt bởi ô nhiễm và quá tải, nhưng đấy là chuyện về sau này. Ở Hà nội "những năm hai nghìn" mà tôi vẫn nhớ về một Hà nội thời sinh viên của tôi hơn...
Dec 29 2006
Trong thời gian tôi đi học ĐH 5 năm ở HN, tôi khám phá thêm được nhiều điều nhưng HN vẫn còn nhiều bí ẩn với tôi... Lớp tôi học có khoảng hơn ba chục người nhưng chỉ có một người là HN gốc, nghĩa là ông bà bạn ấy cũng sinh ra ở HN, bạn ấy là một bạn gái tên là Phương. Sau khi nghe vậy tự nhiên tôi nhận thấy phong thái khác hẳn của bạn ấy so với các bạn cùng lớp. Sau này tôi không rõ mình đã yêu quí bạn P kia quá mà nghĩ vậy hay sao, vì tất cả những gì toát ra từ P tôi đều thấy đẹp. Bản thân P cũng là một người con gái đẹp, trong cách ăn mặc, nói năng, trong từng cử chỉ. Cảm ơn P. đã cho tôi ấn tượng về một người HN gốc như vậy.
Chúng tôi học ở 19 Lê Thánh Tông, đấy là một phố rất đẹp vắt ngang qua vườn hoa Tao đàn kéo thẳng đến nhà hát Lớn. Trên phố này còn có đại học Dược, cạnh ĐH Dược là biệt thự của gia đình BS TTT, một ngôi biệt thự kiểu Pháp có vườn cây trong hàng rào mà mỗi lần đi học về ngang qua để ra bến Bus, chúng tôi thường say sưa ngắm nhìn.
Hồi đó HN còn tàu điện, nhưng vì tàu điện đi rất chậm nên chúng tôi đi học bằng Bus hoặc xe đạp. Thỉnh thoảng, những khi mới lĩnh học bổng hoặc mới được gia đình tiếp tế, tôi và một người bạn gái cùng phòng không trở về ký túc sau giờ học mà đi chơi "bát phố". Đầu tiên là qua Tràng tiền, vào hiệu sách và hiệu kem, sau đấy men nhà Bưu điện ra hàng Dầu xem giày dép, rồi đi Hàng Ngang, Hàng Đào, ăn chè ở hàng Thùng, cốc chè đỗ đen rất to và ngon, ăn bánh rán ở hàng nào đó quên rồi, bánh rán bé tẹo, ròn, ngọt lắm...
Cũng có những buổi chiều cuối tuần không có tiền nhiều trong túi, chỉ đi với bạn ngắm phố phường Hà nội. Thực ra Hà nội trong ký ức của tôi không chỉ là chính cảnh phố phường tôi thấy mà được khắc sâu bằng những trang viết về Hà nội tôi được đọc suốt thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành. Một Kẻ Chợ hoài niệm và xa vắng trong Tự truyện của Tô Hoài, một Hà Thành kệch kỡm nhiều thói hư tật xấu trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, một Hà nội với nhiều sự tinh tế và cầu kỳ trong văn Nguyễn Tuân, một thủ đô hào hoa trong nhạc Nguyễn Đình Thi... Nhưng sâu sắc nhất với tôi vẫn là Hà nội của Nguyễn Huy Tưởng, tôi đọc đi đọc lại Sống mãi với thủ đô, ấn tượng với nhiều nhân vật người Hà nội trong đó. Đến khi dạo chơi ở Bờ Hồ, đường Đinh Tiên Hoàng, gặp khóm tượng đài những người thanh niên cầm bom ba càng, tôi lại nhớ đến cuốn truyện đó. Nghĩ đến một Hà nội đã từng chìm trong khói lửa, và cảm thấy mỗi đường phố rộn rã tôi đang nhìn như ẩn chứa một phần hồn hào hùng và thiêng liêng. Có một bức ảnh về cách mạng tháng Tám chụp Hà nội trong sách lịch sử phổ thông mà tôi xem nhiều lần, đó là bức ảnh cảnh người dân cướp chính quyền ở một tòa nhà của Pháp, khi đi con đường gần quảng trường Ba Đình, tôi nhận ra tòa nhà đó, thấy rất thú vị.
Ra trường, tôi về lại Thái nguyên, khi tôi chuyển công tác về Hà nội vào năm 1998, Hà nội đã khác xưa nhiều. Những lần tắc đường ở Ngã tư Sở đã làm tôi nghĩ về một Hà nội ngột ngạt bởi ô nhiễm và quá tải, nhưng đấy là chuyện về sau này. Ở Hà nội "những năm hai nghìn" mà tôi vẫn nhớ về một Hà nội thời sinh viên của tôi hơn...
Dec 29 2006
Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011
Thơ đưa
Ngả lưng tôi ngủ vào thơ
Xoay ngang xoay dọc bốn bờ rộng thênh
Mơ mòng phải bước chênh vênh
Thơ đỡ tôi nhé thơ khênh tôi về
Đưa tôi như võng trưa hè
Để tôi đợi gió hàng tre rì rào...
Xoay ngang xoay dọc bốn bờ rộng thênh
Mơ mòng phải bước chênh vênh
Thơ đỡ tôi nhé thơ khênh tôi về
Đưa tôi như võng trưa hè
Để tôi đợi gió hàng tre rì rào...
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011
Cổ tích hiện đại
- Tàu ơi, sao lưỡi bò to thế?
- Lưỡi bò to để bò liếm được nhiều hơn (LVT)
Mô típ hỏi đáp trên có nguồn gốc từ câu chuyện về cô bé quàng khăn đỏ và con chó sói. Trong chuyện này, dù che giấu khéo léo đến đâu thì rồi cuối cùng con sói cũng lộ ra bản chất sói, dã tâm gian ác, tham lam của nó.
Cô bé quàng khăn đỏ bé nhỏ sức yếu khó lòng chống lại được sói già gian ác, bây giờ phải làm gì? Cô bé bèn kêu cứu ầm ĩ lên cho cả thế giới nghe thấy. Tiếng kêu vang xa muôn dặm, sói già cũng phải chùn tay, nó ngại bị bàn dân thiên hạ đồng thanh phản đối, nó cũng ngại biết đâu có bác thợ săn đang sửa soạn súng ống ở đâu đó...
- Lưỡi bò to để bò liếm được nhiều hơn (LVT)
Mô típ hỏi đáp trên có nguồn gốc từ câu chuyện về cô bé quàng khăn đỏ và con chó sói. Trong chuyện này, dù che giấu khéo léo đến đâu thì rồi cuối cùng con sói cũng lộ ra bản chất sói, dã tâm gian ác, tham lam của nó.
Cô bé quàng khăn đỏ bé nhỏ sức yếu khó lòng chống lại được sói già gian ác, bây giờ phải làm gì? Cô bé bèn kêu cứu ầm ĩ lên cho cả thế giới nghe thấy. Tiếng kêu vang xa muôn dặm, sói già cũng phải chùn tay, nó ngại bị bàn dân thiên hạ đồng thanh phản đối, nó cũng ngại biết đâu có bác thợ săn đang sửa soạn súng ống ở đâu đó...
Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011
How To Deal With Negative People
Có bài này đọc rất hữu ích, vì muốn copy thì phải liên hệ với tác giả nên tôi chỉ để link thôi: How To Deal With Negative People
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
Comment ở blog chị Lana
(Nhờ có Entry Điểm thơ ở blog chị Lana mà tôi viết comment này, copy về đây vì muốn lưu lại suy nghĩ của mình về một vấn đề gây tranh luận)
Chị Lana, cuối tuần em ra ngoại ô, chiều nay về mới viết trả lời chị được. Dù em có hay làm thơ nhưng em thường viết bằng cảm xúc/giác và thói quen chứ trình độ lý luận về thơ của em là không có, bình thường em cũng không giỏi tranh luận, nói chung em ít khi tranh luận về thơ văn một cách bài bản, em viết thế này theo những gì em cảm nhận thôi chị ạ.
Em nghĩ cuộc sống là dòng chảy theo thời gian cho nên thơ không thể đứng yên, bất biến, những định nghĩa về thơ cũng vậy.
Một ví dụ về sự thay đổi dễ thấy nhất là sự thay đổi trong môi trường sống, cách đây hơn nửa thế kỷ, Nguyễn Khuyến viết: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, hay Lưu Trọng Lư viết: “Con nai vàng ngơ ngác/ đạp trên lá vàng khô”, đó là cảnh mà các thi nhân của chúng ta sống trong đó, những cảnh hiển hiện trước mắt họ và đi vào thơ. Cảnh và thơ đều đẹp, người đọc yêu thích cảnh và thơ ấy. Thi sĩ bây giờ tìm được một cái “ao thu nước trong veo”, hay “một con nai vàng ngơ ngác” giữa đời thực là rất khó, nai thì tuyệt chủng rồi, ao thì ô nhiễm túi nilon lềnh bềnh…
Ký ức về thơ của đa phần chúng ta thường là những gì trong trẻo đẹp đẽ, bi hùng nên nếu ta đọc thơ thi sĩ viết chệch ra khỏi đường ray đó thì cảm giác của ta là thất vọng, nhất là những lời thơ đó lại cho ta cảm giác bức bối, bẩn thỉu thậm chí như những lời rác rưởi của cuộc sống đời thường. Nhưng nếu ta nhận thấy rằng thi sĩ chỉ đơn giản phản ánh chân thực của cuộc đời mà họ đang sống thì liệu ta có chấp nhận thơ của họ không? Nếu chúng ta cũng có lúc cảm thấy bức bối về rác thì chúng ta có chấp nhận rằng: “Nay ở trong thơ nên có rác” không?
Những cảm xúc của người thi sĩ khác với những cảm xúc chúng ta thường thưởng thức trong thơ cũng vậy, đơn cử như bài Hoa sữa, nếu chúng ta quá quen với những mô tả về mùi hương hoa sữa nồng nàn lãng mạn, có người nói cảm giác khác khó chịu về mùi hương ấy thì sẽ khiến ta muốn phản ứng nhưng nếu ta lắng nghe cảm xúc của họ biết đâu ta lại hiểu được ra trên đời này cái gì cũng có hai mặt của nó. Những thi sĩ chọn những lối đi khác nhau để tiếp cận một mùi hương chẳng qua cũng để cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc đời. Nếu chỉ có những lời khen ngợi mùi hoa sữa được cất lên thì sự thể có lẽ sẽ dẫn đến đúng như thi sĩ nói “một không khí đậm đặc mùi hoa sữa”. Thi sĩ không chấp nhận được cái mùi đấy cũng chỉ vì muốn hướng đến một không khí tự do trong lành hơn. Tự do đơn giản có khi chỉ là không muốn ngửi mãi một mùi cho dù nó có thơm nồng nàn đến đâu, nó có được nhiều người từ trước đến nay ca ngợi đến đâu. Tự do đơn giản có lúc chỉ là ai cũng được nói ý nghĩ thật của mình ra mà không phải chịu sự kiểm duyệt nào dù người ấy là một Giáo sư toán được giải thưởng danh giá hay là một thi sĩ nghèo xác ở hẻm 47 xuất bản thơ theo lối photocopy…
Chị Lana, thơ Bùi Chát có bài em thấy hay có bài không nhưng em thấy thi sĩ BC là người dũng cảm, bữa trước em viết bài Cái đấy bỏ đi là muốn nói đến sự dũng cảm này. Ông công khai đưa vào thơ mình nhiều từ ngữ, hình ảnh mà các thi sĩ trước ông không dám. Đậm đặc hơi thở cuộc sống bình dân bụi bặm và nhạo cười tất cả, ông khiến người ta phải nghĩ lại về thơ, vậy cuối cùng thì thơ là gì? Hẳn nhiên là ông chịu sự ném đá của dư luận, chắc ông cũng phải chịu nhiều hệ lụy. Nhưng ông cùng những người bạn của mình ở nhà xuất bản Giấy Vụn cũng đã vạch ra một dòng chảy khác trong thơ Việt nam đương đại, dòng chảy mà sau này lịch sử thơ văn nước nhà chắc chắn phải kể đến.
Chị Lana, cuối tuần em ra ngoại ô, chiều nay về mới viết trả lời chị được. Dù em có hay làm thơ nhưng em thường viết bằng cảm xúc/giác và thói quen chứ trình độ lý luận về thơ của em là không có, bình thường em cũng không giỏi tranh luận, nói chung em ít khi tranh luận về thơ văn một cách bài bản, em viết thế này theo những gì em cảm nhận thôi chị ạ.
Em nghĩ cuộc sống là dòng chảy theo thời gian cho nên thơ không thể đứng yên, bất biến, những định nghĩa về thơ cũng vậy.
Một ví dụ về sự thay đổi dễ thấy nhất là sự thay đổi trong môi trường sống, cách đây hơn nửa thế kỷ, Nguyễn Khuyến viết: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”, hay Lưu Trọng Lư viết: “Con nai vàng ngơ ngác/ đạp trên lá vàng khô”, đó là cảnh mà các thi nhân của chúng ta sống trong đó, những cảnh hiển hiện trước mắt họ và đi vào thơ. Cảnh và thơ đều đẹp, người đọc yêu thích cảnh và thơ ấy. Thi sĩ bây giờ tìm được một cái “ao thu nước trong veo”, hay “một con nai vàng ngơ ngác” giữa đời thực là rất khó, nai thì tuyệt chủng rồi, ao thì ô nhiễm túi nilon lềnh bềnh…
Ký ức về thơ của đa phần chúng ta thường là những gì trong trẻo đẹp đẽ, bi hùng nên nếu ta đọc thơ thi sĩ viết chệch ra khỏi đường ray đó thì cảm giác của ta là thất vọng, nhất là những lời thơ đó lại cho ta cảm giác bức bối, bẩn thỉu thậm chí như những lời rác rưởi của cuộc sống đời thường. Nhưng nếu ta nhận thấy rằng thi sĩ chỉ đơn giản phản ánh chân thực của cuộc đời mà họ đang sống thì liệu ta có chấp nhận thơ của họ không? Nếu chúng ta cũng có lúc cảm thấy bức bối về rác thì chúng ta có chấp nhận rằng: “Nay ở trong thơ nên có rác” không?
Những cảm xúc của người thi sĩ khác với những cảm xúc chúng ta thường thưởng thức trong thơ cũng vậy, đơn cử như bài Hoa sữa, nếu chúng ta quá quen với những mô tả về mùi hương hoa sữa nồng nàn lãng mạn, có người nói cảm giác khác khó chịu về mùi hương ấy thì sẽ khiến ta muốn phản ứng nhưng nếu ta lắng nghe cảm xúc của họ biết đâu ta lại hiểu được ra trên đời này cái gì cũng có hai mặt của nó. Những thi sĩ chọn những lối đi khác nhau để tiếp cận một mùi hương chẳng qua cũng để cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc đời. Nếu chỉ có những lời khen ngợi mùi hoa sữa được cất lên thì sự thể có lẽ sẽ dẫn đến đúng như thi sĩ nói “một không khí đậm đặc mùi hoa sữa”. Thi sĩ không chấp nhận được cái mùi đấy cũng chỉ vì muốn hướng đến một không khí tự do trong lành hơn. Tự do đơn giản có khi chỉ là không muốn ngửi mãi một mùi cho dù nó có thơm nồng nàn đến đâu, nó có được nhiều người từ trước đến nay ca ngợi đến đâu. Tự do đơn giản có lúc chỉ là ai cũng được nói ý nghĩ thật của mình ra mà không phải chịu sự kiểm duyệt nào dù người ấy là một Giáo sư toán được giải thưởng danh giá hay là một thi sĩ nghèo xác ở hẻm 47 xuất bản thơ theo lối photocopy…
Chị Lana, thơ Bùi Chát có bài em thấy hay có bài không nhưng em thấy thi sĩ BC là người dũng cảm, bữa trước em viết bài Cái đấy bỏ đi là muốn nói đến sự dũng cảm này. Ông công khai đưa vào thơ mình nhiều từ ngữ, hình ảnh mà các thi sĩ trước ông không dám. Đậm đặc hơi thở cuộc sống bình dân bụi bặm và nhạo cười tất cả, ông khiến người ta phải nghĩ lại về thơ, vậy cuối cùng thì thơ là gì? Hẳn nhiên là ông chịu sự ném đá của dư luận, chắc ông cũng phải chịu nhiều hệ lụy. Nhưng ông cùng những người bạn của mình ở nhà xuất bản Giấy Vụn cũng đã vạch ra một dòng chảy khác trong thơ Việt nam đương đại, dòng chảy mà sau này lịch sử thơ văn nước nhà chắc chắn phải kể đến.
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
Đôi khi
Đôi khi muốn gặp người xưa
Hỏi xem người ấy bây giờ ra sao
Khó nghèo hay đã sang giầu?
Lạc quan phấn khởi (hay) buồn rầu ủ ê?
Khỏe mạnh hay bệnh yếu rề?
Cố công thành đạt (hay) cam bề buông xuôi?
Chăm chỉ hay hóa biếng lười?
Thủy chung hay đã chơi bời trăng hoa?
Thẳng ngay hay hóa gian tà?
Ra người quân tử hay là tiểu nhân?
Hỏi xa cho chí hỏi gần
Hỏi làng xóm cũ đông lân bạn bè
Vấn an cha mẹ cận kề
Hỏi sang em út nghiệp nghề ra sao?
Rồi thì hỏi vợ thế nào
Xấu xinh? hiền dữ? thấp cao? sang hèn?
Yêu thương có sánh hờn ghen?
Thảnh thơi hay phải bon chen nhọc nhằn?
Hỏi sang đến của để dành
Gái trai nếp tẻ phúc lành mấy cơi?
Bao câu hỏi bấy nhiêu lời
Như dòng sông chảy xuyên đời bấy nay
Lắng nghe nước tỏa thưa dày
Tràn muôn giăng mắc những ngày xa xưa...
Ảnh mình và bạn cùng học hồi lớp 4 :)
Hỏi xem người ấy bây giờ ra sao
Khó nghèo hay đã sang giầu?
Lạc quan phấn khởi (hay) buồn rầu ủ ê?
Khỏe mạnh hay bệnh yếu rề?
Cố công thành đạt (hay) cam bề buông xuôi?
Chăm chỉ hay hóa biếng lười?
Thủy chung hay đã chơi bời trăng hoa?
Thẳng ngay hay hóa gian tà?
Ra người quân tử hay là tiểu nhân?
Hỏi xa cho chí hỏi gần
Hỏi làng xóm cũ đông lân bạn bè
Vấn an cha mẹ cận kề
Hỏi sang em út nghiệp nghề ra sao?
Rồi thì hỏi vợ thế nào
Xấu xinh? hiền dữ? thấp cao? sang hèn?
Yêu thương có sánh hờn ghen?
Thảnh thơi hay phải bon chen nhọc nhằn?
Hỏi sang đến của để dành
Gái trai nếp tẻ phúc lành mấy cơi?
Bao câu hỏi bấy nhiêu lời
Như dòng sông chảy xuyên đời bấy nay
Lắng nghe nước tỏa thưa dày
Tràn muôn giăng mắc những ngày xa xưa...
Ảnh mình và bạn cùng học hồi lớp 4 :)
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011
Cái đấy bỏ đi
Muốn gọi cái đấy bằng tên
Cái tên dung dị đậm duyên cội nguồn
Nhưng mà ngại chúng bạn buồn
Hay là có kẻ giận hờn bỏ đi
Đành bắt cái đấy nhu mì
Giấu vào tơ lụa rồi thì gấm nhung
Nhiễu Tàu thêm dải bó lưng
Xiết ngoài cho chặt núi rừng bể dâu
Nào ngờ dung dị rĩ rầu
Một ngày duyên đậm âu sầu bỏ đi
Có người thương nhớ vân vi
Hóa ra Bùi Chát mê si kiếm tìm
Lênh đênh biết mấy nổi chìm
Một ngày anh cũng đã nhìn được ra
Tên xưa dung dị thật thà
Bồn chồn nguồn cội đậm đà phiêu du
Vào ra chén tạc chén thù
Hỏi rằng có muốn đền bù nhục vinh
Cái đấy thủ thỉ tâm tình:
"Mong đời rộng lượng cho mình chính danh"
Nhưng vì thiên hạ hẹp vành
Cho nên danh chính cũng đành bỏ đi...
Cái tên dung dị đậm duyên cội nguồn
Nhưng mà ngại chúng bạn buồn
Hay là có kẻ giận hờn bỏ đi
Đành bắt cái đấy nhu mì
Giấu vào tơ lụa rồi thì gấm nhung
Nhiễu Tàu thêm dải bó lưng
Xiết ngoài cho chặt núi rừng bể dâu
Nào ngờ dung dị rĩ rầu
Một ngày duyên đậm âu sầu bỏ đi
Có người thương nhớ vân vi
Hóa ra Bùi Chát mê si kiếm tìm
Lênh đênh biết mấy nổi chìm
Một ngày anh cũng đã nhìn được ra
Tên xưa dung dị thật thà
Bồn chồn nguồn cội đậm đà phiêu du
Vào ra chén tạc chén thù
Hỏi rằng có muốn đền bù nhục vinh
Cái đấy thủ thỉ tâm tình:
"Mong đời rộng lượng cho mình chính danh"
Nhưng vì thiên hạ hẹp vành
Cho nên danh chính cũng đành bỏ đi...
Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011
Your Dream City
(Hôm nay tôi nhận được email này từ em Dương, một người bạn mạng rất đáng yêu có nick Oshin/Daisy, rất nhiệt tình trong việc phổ biến các kiến thức, thông tin hữu ích cho cuộc sống, cho việc bảo vệ môi trường, tôi post thư em Dương lên đây hy vọng nhận được sự giúp đỡ của các bạn cho nghiên cứu của em, cảm ơn các bạn - HY)
Dear friends,
Please take some minutes to help me with this survey as it is part of the research for my thesis.
What kind of city/community do you want to live in? How do you envision it?
* https://sites.google.com/site/sustainabilityvision/urban-survey
Please feel free to forward this survey to your network if possible...
Many thanks in advance!
With my best regards,
Thuy Duong
Dear friends,
Please take some minutes to help me with this survey as it is part of the research for my thesis.
What kind of city/community do you want to live in? How do you envision it?
* https://sites.google.com/site/sustainabilityvision/urban-survey
Please feel free to forward this survey to your network if possible...
Many thanks in advance!
With my best regards,
Thuy Duong
Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011
Bảo tàng hàng không Canada
Cuối tuần trước mình đưa con trai đi xem Bảo tàng hàng không Canada, nhà trưng bày rất rộng và đẹp, có nhiều loại máy bay từ xưa đến nay khiến con trai thích mê.
Hai mẹ con đang đi xem các mẫu trưng bày máy bay rất khoái chí thì đột nhiên mình nhìn thấy một pháo đài bay chuyên dùng thả bom, có hai cánh mở dưới bụng nơi bom được treo thành hàng, bên cạnh máy bay cũng có trưng bày một đống bom. Mình thấy quặn ruột hết muốn xem tiếp, nhìn theo con trai chạy tung tăng.
Ngồi ở ghế đợi con nhớ đến những đêm tối mịt xa xưa mẹ đưa mình xuống hầm tránh bom, đến khi lên khỏi hầm thì trời hưng hửng sáng, sương đầy trên cỏ miệng hầm. Cũng nhớ cả "Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan..." bữa trước vừa nghe lại.
Thấy ở Youtube có video này quay cảnh ở Bảo tàng nhưng không thấy cái pháo đài ném bom kia, chắc người quay cũng có ý muốn tránh, vậy cũng đỡ:
Hai mẹ con đang đi xem các mẫu trưng bày máy bay rất khoái chí thì đột nhiên mình nhìn thấy một pháo đài bay chuyên dùng thả bom, có hai cánh mở dưới bụng nơi bom được treo thành hàng, bên cạnh máy bay cũng có trưng bày một đống bom. Mình thấy quặn ruột hết muốn xem tiếp, nhìn theo con trai chạy tung tăng.
Ngồi ở ghế đợi con nhớ đến những đêm tối mịt xa xưa mẹ đưa mình xuống hầm tránh bom, đến khi lên khỏi hầm thì trời hưng hửng sáng, sương đầy trên cỏ miệng hầm. Cũng nhớ cả "Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan..." bữa trước vừa nghe lại.
Thấy ở Youtube có video này quay cảnh ở Bảo tàng nhưng không thấy cái pháo đài ném bom kia, chắc người quay cũng có ý muốn tránh, vậy cũng đỡ:
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
Brahms
Tôi mới nghe Brahms được vài năm nay nhưng nhạc của ông chảy dịu dàng vào tâm trí tôi và lắng đọng ở đó thân thiết như thể đã nghe ông từ lâu.
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
Cupcakes
Ảnh lần làm bánh này là từ hồi còn ở Sudbury, bữa nay tự nhiên thèm ăn bánh mới lôi ra up, thi đua khéo tay với bà con hihi ;)
Đầu tiên là chuẩn bị hỗn hợp trộn rồi (bột, sữa, trứng, bơ...) đổ bánh vào khuôn...
Rồi cho vào lò và nướng, bánh phồng lên...
Chín rồi, lật mông bánh lên, ôi ngon quá! :D
Vậy mà nhớ lại hồi đó hai bác kia mỗi bác ăn có một cái rồi thôi hẳn, còn đâu mình phải ăn dần mãi mới hết :) Đấy chính là lý do tại sao mình ít làm bánh này, hai bác kia không khoái ăn, mình làm ra cứ phải ăn cả, ngại quá hí hí :P
Đầu tiên là chuẩn bị hỗn hợp trộn rồi (bột, sữa, trứng, bơ...) đổ bánh vào khuôn...
Rồi cho vào lò và nướng, bánh phồng lên...
Chín rồi, lật mông bánh lên, ôi ngon quá! :D
Vậy mà nhớ lại hồi đó hai bác kia mỗi bác ăn có một cái rồi thôi hẳn, còn đâu mình phải ăn dần mãi mới hết :) Đấy chính là lý do tại sao mình ít làm bánh này, hai bác kia không khoái ăn, mình làm ra cứ phải ăn cả, ngại quá hí hí :P
Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011
Chuyện tình ở Saint-Jean
Tôi không rõ vì sao mình khiêu vũ
Giữa hội làng vui nhộn Saint-Jean,
Khi một chàng trai ôm tôi hôn quyến rũ
Tôi rùng mình như lòng đã phải duyên.
Làm sao mà lại không ngẩn ngơ
Khi được xiết trong vòng tay táo bạo
Ai chẳng tin những lời yêu dịu ngọt
Khi chúng được nói bằng ánh mắt nên thơ.
Tôi đã yêu chàng biết bao, chàng trai đẹp nhất Saint-Jean
Tôi đã mê mẩn, mất hồn vì những nụ hôn nồng cháy
Chẳng suy nghĩ nữa, tôi tặng tôi cho chàng đấy
Thật dẻo mồm, mỗi khi chàng nói dối, làm duyên
Tôi đều biết và yêu chàng tha thiết
Nhưng hỡi ôi, ở Saint-Jean cũng như ở mọi nơi
Lời hẹn ước chỉ là lừa dối thôi
Tôi thật điên rồ khi muốn giữ trái tim chàng và tin vào hạnh phúc
Làm sao mà lại không ngẩn ngơ
Khi được xiết trong vòng tay táo bạo
Ai chẳng tin những lời yêu dịu ngọt
Khi chúng được nói bằng ánh mắt nên thơ
Tôi đã yêu chàng biết bao, tình yêu đẹp đẽ
Người tình làng Saint-Jean của tôi
Nhưng chàng không còn yêu tôi nữa,
Đó là quá khứ rồi, đừng nhắc lại ai ơi!
(Phóng tác từ bài dịch bài hát Mon amant de Saint-Jean của bác Lan Hương ở đây, vì nhầm tưởng đấy là bài thơ hihi :)
Giữa hội làng vui nhộn Saint-Jean,
Khi một chàng trai ôm tôi hôn quyến rũ
Tôi rùng mình như lòng đã phải duyên.
Làm sao mà lại không ngẩn ngơ
Khi được xiết trong vòng tay táo bạo
Ai chẳng tin những lời yêu dịu ngọt
Khi chúng được nói bằng ánh mắt nên thơ.
Tôi đã yêu chàng biết bao, chàng trai đẹp nhất Saint-Jean
Tôi đã mê mẩn, mất hồn vì những nụ hôn nồng cháy
Chẳng suy nghĩ nữa, tôi tặng tôi cho chàng đấy
Thật dẻo mồm, mỗi khi chàng nói dối, làm duyên
Tôi đều biết và yêu chàng tha thiết
Nhưng hỡi ôi, ở Saint-Jean cũng như ở mọi nơi
Lời hẹn ước chỉ là lừa dối thôi
Tôi thật điên rồ khi muốn giữ trái tim chàng và tin vào hạnh phúc
Làm sao mà lại không ngẩn ngơ
Khi được xiết trong vòng tay táo bạo
Ai chẳng tin những lời yêu dịu ngọt
Khi chúng được nói bằng ánh mắt nên thơ
Tôi đã yêu chàng biết bao, tình yêu đẹp đẽ
Người tình làng Saint-Jean của tôi
Nhưng chàng không còn yêu tôi nữa,
Đó là quá khứ rồi, đừng nhắc lại ai ơi!
(Phóng tác từ bài dịch bài hát Mon amant de Saint-Jean của bác Lan Hương ở đây, vì nhầm tưởng đấy là bài thơ hihi :)
Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011
Vì
(Tóm tắt một số tin đọc trên báo mạng trong thời gian vừa qua :)
Vì cô Diễm cuối mất chồng
Nên cô ghét chuyện tình ông tình bà
Thấy cô Hồng Ánh tham gia
Ứng cử Quốc hội rất là to phe
Cô nàng Diễm cuối không nghe
Bới tội Hồng Ánh đi ve chồng người
Cô Ánh chẳng nói chẳng cười
Cái đuôi cô đập tơi bời Diễm teo
Vì xăng lên giá vèo vèo
Nên ai đã nghèo thì lại nghèo thêm
Vì tiền rớt giá bên thềm
Cho nên vàng cứ lên tiên kiêu kỳ
Vì cụ Rùa rất lầm lì
Cho nên chẳng biết liền ông, liền bà
Một cụ hay là hai, ba
Để Hà Đình Đức ba hoa phập phù
Vì phiên tòa xử ruồi bu
Cù Huy Hà Vũ thiên thu anh hùng
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
Không chỉ một giờ
Giờ Trái Đất là sự kiện toàn cầu được khởi xướng bởi WWF - World Wide Fund for Nature, quỹ này còn có tên World Wildlife Fund, báo tiếng Việt dịch là quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên. Giờ Trái Đất được ấn định vào ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hàng năm, với sự kêu gọi cá nhân và doanh nghiệp tắt đèn và các thiết bị dùng điện không cấp thiết trong một giờ để nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có những hành động đối phó với sự biến đổi khí hậu.
Giờ Trái Đất có tác dụng nhắc nhở mọi người hãy giảm việc sử dụng năng lượng, giảm thải CO2. Nếu coi đó là một hoạt động rầm rộ cho vui, tắt điện trong một giờ nhưng lại đốt nến tưng bừng kỷ niệm, hoặc có ý nghĩ coi việc tắt điện một giờ đó là xong nghĩa vụ đối với môi trường trong cả năm thì ý nghĩa của việc khởi xướng Giờ Trái Đất không phát huy tác dụng được bao nhiêu.
Giờ Trái Đất còn có ý nghĩa rộng hơn, nhắc chúng ta yêu Trái Đất, yêu môi trường sống. Sống thân thiện với môi trường là lối sống tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm, không phá rừng, không giết hại động thực vật hoang dã hay có những hoạt động khiến chúng bị tuyệt chủng, thực hiện trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc... Con người sống trong môi trường của Trái Đất cần phải bảo vệ môi trường của mình không chỉ một giờ mà là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác không ngừng nghỉ. Cụ Hồ khi chết viết di chúc lại có nhắc đến ước nguyện được hỏa táng, tro chôn ở ba quả đồi ở ba miền Bắc Trung Nam để người đến viếng có thể trồng cây tưởng niệm cho phong trào trồng cây gây rừng được lan rộng. Cụ quả thật đã có con mắt nhìn xa trông rộng khi mường tượng ra càng nhiều người đến với Cụ thì càng có nhiều cây xanh được trồng lên phủ hết đồi này sang đồi khác tốt lành cho đất nước, tiếc rằng di chúc của Cụ đã không được thực hiện như ý nguyện.
Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất cần được sử dụng hợp lý để giữ được dài lâu cho các thế hệ sau, tiết kiệm trong sử dụng nhiên liệu, năng lượng cũng có tác dụng làm giảm lượng khí thải. Những hành động bảo vệ tài nguyên môi trường được thể hiện ngay trong lối sống của cá nhân mỗi người hàng ngày, ở tầm quốc gia thì thông qua đạo luật, chính sách, hành động của các tổ chức, chính phủ. Lối sống xa hoa lãng phí chắc chắn không phải là lối sống thân thiện với môi trường, tham nhũng hối lộ dẫn đến những việc rút ruột dẫn đến giảm tuổi thọ các công trình cũng là một sự hoang phí có hại cho nhân dân và cho môi trường. Gây chiến tranh phá hủy của cải và cuộc sống yên bình của con người cũng là có hại cho môi trường. Đạo Phật là tôn giáo rất thân thiện với môi trường khi hướng con người đến cuộc sống từ bi hỷ xả, không giết động vật, giữ sự an hòa với môi sinh.
Trên phạm vi toàn cầu, có một thực tế là các nước phát triển có mức tiêu thụ tài nguyên, năng lượng và thải CO2 nhiều hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển và các nước nghèo, trong khi đó thì ảnh hưởng của thay đổi khí hậu được dự đoán sẽ diễn ra nặng nề hơn ở một số khu vực khí hậu của các nước đang phát triển và các nước nghèo, trong đó có Việt nam. Bất bình đẳng này cần được đưa ra thảo luận trên các bàn hội nghị Quốc tế tạo sức ép để các nước phát triển thực hiện các chương trình cắt giảm CO2 một cách hiệu quả hơn. Các mạng internet xã hội toàn cầu như Facebook có thể giúp ích cho việc đấu tranh giữa lợi ích của các nước nghèo và mức tiêu thụ quá mức của các nước giàu khi môi trường Trái Đất là tài sản chung.
Giờ Trái Đất không chỉ gói gọn trong một giờ...
Bonus cái Video cực quang để thấy Trái Đất của chúng mình đẹp như thế nào:
Giờ Trái Đất có tác dụng nhắc nhở mọi người hãy giảm việc sử dụng năng lượng, giảm thải CO2. Nếu coi đó là một hoạt động rầm rộ cho vui, tắt điện trong một giờ nhưng lại đốt nến tưng bừng kỷ niệm, hoặc có ý nghĩ coi việc tắt điện một giờ đó là xong nghĩa vụ đối với môi trường trong cả năm thì ý nghĩa của việc khởi xướng Giờ Trái Đất không phát huy tác dụng được bao nhiêu.
Giờ Trái Đất còn có ý nghĩa rộng hơn, nhắc chúng ta yêu Trái Đất, yêu môi trường sống. Sống thân thiện với môi trường là lối sống tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm, không phá rừng, không giết hại động thực vật hoang dã hay có những hoạt động khiến chúng bị tuyệt chủng, thực hiện trồng cây, gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc... Con người sống trong môi trường của Trái Đất cần phải bảo vệ môi trường của mình không chỉ một giờ mà là ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác không ngừng nghỉ. Cụ Hồ khi chết viết di chúc lại có nhắc đến ước nguyện được hỏa táng, tro chôn ở ba quả đồi ở ba miền Bắc Trung Nam để người đến viếng có thể trồng cây tưởng niệm cho phong trào trồng cây gây rừng được lan rộng. Cụ quả thật đã có con mắt nhìn xa trông rộng khi mường tượng ra càng nhiều người đến với Cụ thì càng có nhiều cây xanh được trồng lên phủ hết đồi này sang đồi khác tốt lành cho đất nước, tiếc rằng di chúc của Cụ đã không được thực hiện như ý nguyện.
Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất cần được sử dụng hợp lý để giữ được dài lâu cho các thế hệ sau, tiết kiệm trong sử dụng nhiên liệu, năng lượng cũng có tác dụng làm giảm lượng khí thải. Những hành động bảo vệ tài nguyên môi trường được thể hiện ngay trong lối sống của cá nhân mỗi người hàng ngày, ở tầm quốc gia thì thông qua đạo luật, chính sách, hành động của các tổ chức, chính phủ. Lối sống xa hoa lãng phí chắc chắn không phải là lối sống thân thiện với môi trường, tham nhũng hối lộ dẫn đến những việc rút ruột dẫn đến giảm tuổi thọ các công trình cũng là một sự hoang phí có hại cho nhân dân và cho môi trường. Gây chiến tranh phá hủy của cải và cuộc sống yên bình của con người cũng là có hại cho môi trường. Đạo Phật là tôn giáo rất thân thiện với môi trường khi hướng con người đến cuộc sống từ bi hỷ xả, không giết động vật, giữ sự an hòa với môi sinh.
Trên phạm vi toàn cầu, có một thực tế là các nước phát triển có mức tiêu thụ tài nguyên, năng lượng và thải CO2 nhiều hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển và các nước nghèo, trong khi đó thì ảnh hưởng của thay đổi khí hậu được dự đoán sẽ diễn ra nặng nề hơn ở một số khu vực khí hậu của các nước đang phát triển và các nước nghèo, trong đó có Việt nam. Bất bình đẳng này cần được đưa ra thảo luận trên các bàn hội nghị Quốc tế tạo sức ép để các nước phát triển thực hiện các chương trình cắt giảm CO2 một cách hiệu quả hơn. Các mạng internet xã hội toàn cầu như Facebook có thể giúp ích cho việc đấu tranh giữa lợi ích của các nước nghèo và mức tiêu thụ quá mức của các nước giàu khi môi trường Trái Đất là tài sản chung.
Giờ Trái Đất không chỉ gói gọn trong một giờ...
Bonus cái Video cực quang để thấy Trái Đất của chúng mình đẹp như thế nào:
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
Như Một Lời Chia Tay
Sắp đến kỷ niệm 10 năm ngày mất Trịnh Công Sơn, ở nhà chắc có nhiều chương trình tưởng niệm lớn. Mình thích nghe lại bài hát này của ông qua giọng hát ấm áp của Nguyễn Đình Toàn. Giai điệu bài hát thiết tha, tình cảm mà lại nhẹ nhàng không bi lụy...
Những hẹn hò từ nay khép lại
Thân nhẹ nhàng như mây
Chút nắng vàng giờ đây cũng vội
Khép lại từng đêm vui
Đường quen lối từng sớm chiều mong
Bàn chân xưa qua đây ngại ngần
Làm sao biết từng nỗi đời riêng
Để yêu thêm yêu cho nồng nàn
Có nụ hồng ngày xưa rớt lại
Bên cạnh đời tôi đây
Có chút tình thoảng như gió vội
Tôi chợt nhìn ra tôi
Muốn một lần tạ ơn với đời
Chút mặn nồng cho tôi
Có những lần nằm nghe tiếng cười
Nhưng chỉ là mơ thôi
Tình như nắng vội tắt chiều hôm
Tình không xa nhưng không thật gần
Tình như đá hoài nỗi chờ mong
Tình vu vơ cho ta muộn phiền
Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay
Những hẹn hò từ nay khép lại
Thân nhẹ nhàng như mây
Chút nắng vàng giờ đây cũng vội
Khép lại từng đêm vui
Đường quen lối từng sớm chiều mong
Bàn chân xưa qua đây ngại ngần
Làm sao biết từng nỗi đời riêng
Để yêu thêm yêu cho nồng nàn
Có nụ hồng ngày xưa rớt lại
Bên cạnh đời tôi đây
Có chút tình thoảng như gió vội
Tôi chợt nhìn ra tôi
Muốn một lần tạ ơn với đời
Chút mặn nồng cho tôi
Có những lần nằm nghe tiếng cười
Nhưng chỉ là mơ thôi
Tình như nắng vội tắt chiều hôm
Tình không xa nhưng không thật gần
Tình như đá hoài nỗi chờ mong
Tình vu vơ cho ta muộn phiền
Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay
Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011
Thính vũ (Nghe mưa) - Nguyễn Trãi
Báo Tia sáng có đăng bài của bạn Lê viết về bài thơ Thính vũ của Nguyễn Trãi, mình copy về đây nhân thể phân tích thêm một chút về bài thơ này:
Bố cục mưa
Phạm Trần Lê
Cái hay của nghệ thuật là mở ra cánh cửa để người ta bước vào những không gian mới. Công việc khó khăn của nghệ thuật là giúp con người tìm lại cảm giác hân hoan khám phá trước những gì tưởng như đã chai mòn cũ kỹ, giúp họ tự lột xác và tái sinh sang một cảnh giới khác.
Nghệ thuật có chức năng khai tâm. Việc đó không nhất thiết phụ thuộc vào thông điệp cụ thể của một tác phẩm. Để hiểu được điều này, ta phải hiểu bản chất về sự hài hòa của bố cục.
Tịch mịch u trái lý
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiêu hao kinh khách chẩm
Điểm trích sổ tàn canh
Cách trúc khao song mật
Hòa chung nhập mộng thanh
Ngâm dư hồn bất mị
Đoạn tục đáo thiên minh
(Thính vũ, Nguyễn Trãi)
Bố cục của bài thơ này là như thế nào? Bố cục nghệ thuật là gì? Để trả lời câu hỏi này, ta phải tạm quên đi tác phẩm. Phải sống và từng trải cái đã!
Bố cục là sự phân bổ các ấn tượng trong lòng người. Lê Quý Đôn nói “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”.
Càng đi xa thì bố cục về các ấn tượng trong lòng người càng rộng, càng phức tạp. Và người ta càng có sự hiểu tinh tế hơn, sâu sắc hơn, chân thật hơn về lễ.
Đúng lễ tức là hành xử làm sao cho ấn tượng trong lòng mình về hành xử ấy đúng thật là cân đối hài hòa trong từng hoàn cảnh đời sống. Cố gắng dụng công sao cho không thừa không thiếu, không mạnh quá không yếu quá, không già quá không non quá.
Cân đối theo chiều rộng với các đầu mối lớn liên kết giữa không gian. Cân đối có trước có sau theo chiều dài thời gian.
Được như thế người ta gọi là biết sống.
Nhưng lọc lõi đến một độ nào đó rồi con người ta phải biết tự lột xác. Bản năng sẽ bảo rằng mình mới như thế thì hãy còn chật hẹp.
Vậy thì phải rộng hơn nữa. Rộng đó nghĩa là bố cục trong lòng mình phải thay đổi.
Lấy ví dụ như nghệ thuật Trung Quốc. Người Trung Quốc lâu nay thích làm phim và viết tiểu thuyết về những vụ thiên tai, những biến cố lớn lao. Dùng ấn tượng về cái chết và sự đau khổ, nỗi tang thương, sự tù túng hoặc trớ trêu của các số phận, rồi những vấn đề chính trị liên quan, để đánh động vào cảm xúc người ta. Nhưng quanh đi quẩn lại thì vẫn chỉ như thế. Cho nên nghệ thuật Trung Quốc hiện nay không lớn được.
Nghệ thuật lớn là thứ nghệ thuật thực sự làm biến đổi bố cục trong nhân sinh quan người xem. Khiến những kẻ lõi đời nhất cũng phải giật mình. Phá vỡ đi những ảo ảnh định kiến. Cân đối lại mình trên một thế giới quan mới.
Đường tu tâm với đường đi của sáng tạo nghệ thuật chân chính, về bản chất thực ra không có sự khác biệt. Cả hai đều hướng tới sự cân đối hài hòa của tâm trên một bố cục ngày càng biến hóa, ngày càng mở rộng.
Tới đây không thể không hỏi: thế nào là cân đối hài hòa? Câu hỏi nghe chừng đơn sơ, hoặc quá đỗi đại tự sự nên Nghệ thuật Đương đại phương Tây hoặc là xem thường, hoặc là tránh né bỏ qua. Phương Tây vì ỷ mình đã quá thâm hậu nên đang tự chạy lòng vòng lạc lối.
Lại nói về bài thơ Thính Vũ của Nguyễn Trãi. Ai đó đã từng tạm dịch thơ thế này:
Nghe mưa
Tịch mịch phòng trai tối
Nửa đêm nghe tiếng mưa
Buồn buồn lay gối khách
Giọt giọt điểm canh tà
Luồn trúc gõ song cửa
Theo chuông vào giấc mơ
Ngâm song nằm chẳng ngủ
Đến sáng nhặt rồi thưa
Trước kia người viết bài này chẳng hiểu vì sao mà mỗi lần đọc xong Thính vũ không tránh khỏi khắc khoải, thao thức; vị ngọt dài không dứt. Bây giờ thì tạm hiểu. Mấu chốt của bài thơ này là bố cục của nó cứ mở ra mãi. Đang chơi vơi giữa không gian này thì một không gian mới lại lại mở ra.
Không vướng mắc nên bụi trần không bám được. Hài hòa vô tận.
Có sinh, có diệt, lại luân hồi.
Âm điệu mưa
Âm điệu đời
Âm điệu đạo của vũ trụ
Tất cả là một.
--------------------------------------------
Bài này bạn Lê tuy nhắc đến bài thơ Thính vũ nhưng bạn dành phần lớn của bài để nói đến bố cục, cách sống, nghệ thuật (phim và tiểu thuyết) Trung quốc và nghệ thuật phương Tây, hạn chế của chúng...
Tóm lại, sau khi lan man thiên địa một hồi nhiều vấn đề khá mênh mông, cuối cùng bạn mới có đoạn ngắn tả cảm xúc và nhận định về bố cục bài Thính vũ, đoạn này bạn viết hay, cái hay của việc cảm nhận và khái quát được bố cục bài thơ:
"Trước kia người viết bài này chẳng hiểu vì sao mà mỗi lần đọc xong Thính vũ không tránh khỏi khắc khoải, thao thức; vị ngọt dài không dứt. Bây giờ thì tạm hiểu. Mấu chốt của bài thơ này là bố cục của nó cứ mở ra mãi. Đang chơi vơi giữa không gian này thì một không gian mới lại lại mở ra.
Không vướng mắc nên bụi trần không bám được. Hài hòa vô tận.
Có sinh, có diệt, lại luân hồi.
Âm điệu mưa
Âm điệu đời
Âm điệu đạo của vũ trụ
Tất cả là một."
Tuy vậy, bài này gọi là một tản văn cảm nhận thì được, nếu gọi là bài phân tích bài thơ Thính vũ của Nguyễn Trãi thì mình e là thiếu hụt nhiều điều đáng nói trên con đường cảm thụ bài thơ cho dù bạn có tóm ra được điều cốt lõi.
Về biên tập thì có một lỗi chính tả trong bài thơ dịch: "Ngâm xong" chứ không phải "Ngâm song".
Nhân đây, mình xin phân tích thêm một chút về bài thơ Thính vũ của Nguyễn Trãi:
Không gian mở đầu bài thơ "Tịch mịch phòng trai tối" là một không gian kín, tối, yên tĩnh đến tịch mịch, người trong không gian đó thức và "Nửa đêm nghe tiếng mưa". Tiếng mưa lúc này mới bắt đầu ở bên ngoài vọng vào.
Theo chiều thời gian, tiếng mưa trở nên gần gũi hơn:
"Buồn buồn lay gối khách
Giọt giọt điểm canh tà"
Tiếng mưa lay động, tiếng mưa ở đó canh tàn canh, thức cùng với người theo chiều thời gian của đêm thâu. Khi này tiếng mưa đã gần gụi như người bạn, không gian không còn là không gian đơn độc của phòng trai tối nữa, tiếng mưa đã như mở cái không gian ấy ra để hòa nhập cùng khách thơ, buồn vui theo những buồn vui của khách thơ, như người bạn cùng chứng kiến thời gian trôi trong đêm, mưa như cùng người thức lâu để cùng thấy đêm dài.
Theo chiều thời gian, không gian ngoài kia đã hòa với không gian trong phòng kín bằng mưa, mưa "Cách trúc khao song mật" (Luồn trúc gõ song cửa), hình ảnh mưa xiên xiên qua đám trúc bên song cửa để gõ vào "song mật" tựa như người bạn mưa đang gõ vào cánh cửa bí mật chứa đựng những tâm tư thầm kín của khách thơ, tiếng gõ miệt mài cho từng nỗi lòng sâu kín mở ra, mở ra tiếp...
"...Buồn buồn lay gối khách
Giọt giọt điểm canh tà
Luồn trúc gõ song cửa
Theo chuông vào giấc mơ"
Đến đây thì có hai âm thanh là tiếng mưa và tiếng chuông, đầu tiên là tiếng mưa hòa quyện với lòng người, rồi tiếng mưa lại hòa theo tiếng chuông vào giấc mơ của người, để ba đối tượng "mưa", "chuông", "người" có chung điểm gặp trong giấc mơ, tiếng chuông như kẻ làm chứng sự gặp gỡ của thiên nhiên vô định và con người hữu hạn. Không gian mở ra, không còn phòng trai tối u tịch mà là một không gian rộng rãi miên man và bay bổng hào phóng của giấc mơ.
Trong đêm thâu hòa với tiếng mưa có tiếng ngâm thơ của khách thơ:
"Ngâm dư hồn bất mị
Đoạn tục đáo thiên minh"
"Ngâm xong nằm chẳng ngủ
Đến sáng nhặt rồi thưa"
Tiếng ngâm thơ như đã đi vào tiếng mưa khiến cho lòng người cứ vang vọng mãi bởi nghe mưa mà ngỡ như thơ, độ hòa quyện giữa người và mưa lên cao nhất ở câu cuối.
Câu cuối "Đoạn tục đáo thiên minh" có bản dịch là "Chập chờn cho đến sáng" câu không có chủ thể nên có thể hiểu là người ngủ thức chập chờn cho đến sáng, cũng có thể hiểu như bản dịch trên là mưa cứ rơi thế "Đến sáng nhặt rồi thưa", mưa theo nhịp mà mau thưa, người theo giấc chập chờn, người và mưa hòa quyện, không gian kín tối tịch mịch cô lẻ của câu đầu bài thơ đã biến mất thay vào đó là không gian tự nhiên mênh mang âm điệu nhịp nhàng thay đổi theo thời gian, đúng như kết luận của bạn Lê:
"Âm điệu mưa
Âm điệu đời
Âm điệu đạo của vũ trụ
Tất cả là một."
Thính vũ là một bài thơ rất hay mà theo suy nghĩ của mình mặc dù bài thơ đã được Ức Trai Nguyễn Trãi làm rất lâu rồi nhưng sự hòa nhập gắn kết hòa quyện giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ vẫn là một điều kỳ diệu mà con người hiện đại cần phải để tâm suy nghĩ.
Bố cục mưa
Phạm Trần Lê
Cái hay của nghệ thuật là mở ra cánh cửa để người ta bước vào những không gian mới. Công việc khó khăn của nghệ thuật là giúp con người tìm lại cảm giác hân hoan khám phá trước những gì tưởng như đã chai mòn cũ kỹ, giúp họ tự lột xác và tái sinh sang một cảnh giới khác.
Nghệ thuật có chức năng khai tâm. Việc đó không nhất thiết phụ thuộc vào thông điệp cụ thể của một tác phẩm. Để hiểu được điều này, ta phải hiểu bản chất về sự hài hòa của bố cục.
Tịch mịch u trái lý
Chung tiêu thính vũ thanh
Tiêu hao kinh khách chẩm
Điểm trích sổ tàn canh
Cách trúc khao song mật
Hòa chung nhập mộng thanh
Ngâm dư hồn bất mị
Đoạn tục đáo thiên minh
(Thính vũ, Nguyễn Trãi)
Bố cục của bài thơ này là như thế nào? Bố cục nghệ thuật là gì? Để trả lời câu hỏi này, ta phải tạm quên đi tác phẩm. Phải sống và từng trải cái đã!
Bố cục là sự phân bổ các ấn tượng trong lòng người. Lê Quý Đôn nói “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được”.
Càng đi xa thì bố cục về các ấn tượng trong lòng người càng rộng, càng phức tạp. Và người ta càng có sự hiểu tinh tế hơn, sâu sắc hơn, chân thật hơn về lễ.
Đúng lễ tức là hành xử làm sao cho ấn tượng trong lòng mình về hành xử ấy đúng thật là cân đối hài hòa trong từng hoàn cảnh đời sống. Cố gắng dụng công sao cho không thừa không thiếu, không mạnh quá không yếu quá, không già quá không non quá.
Cân đối theo chiều rộng với các đầu mối lớn liên kết giữa không gian. Cân đối có trước có sau theo chiều dài thời gian.
Được như thế người ta gọi là biết sống.
Nhưng lọc lõi đến một độ nào đó rồi con người ta phải biết tự lột xác. Bản năng sẽ bảo rằng mình mới như thế thì hãy còn chật hẹp.
Vậy thì phải rộng hơn nữa. Rộng đó nghĩa là bố cục trong lòng mình phải thay đổi.
Lấy ví dụ như nghệ thuật Trung Quốc. Người Trung Quốc lâu nay thích làm phim và viết tiểu thuyết về những vụ thiên tai, những biến cố lớn lao. Dùng ấn tượng về cái chết và sự đau khổ, nỗi tang thương, sự tù túng hoặc trớ trêu của các số phận, rồi những vấn đề chính trị liên quan, để đánh động vào cảm xúc người ta. Nhưng quanh đi quẩn lại thì vẫn chỉ như thế. Cho nên nghệ thuật Trung Quốc hiện nay không lớn được.
Nghệ thuật lớn là thứ nghệ thuật thực sự làm biến đổi bố cục trong nhân sinh quan người xem. Khiến những kẻ lõi đời nhất cũng phải giật mình. Phá vỡ đi những ảo ảnh định kiến. Cân đối lại mình trên một thế giới quan mới.
Đường tu tâm với đường đi của sáng tạo nghệ thuật chân chính, về bản chất thực ra không có sự khác biệt. Cả hai đều hướng tới sự cân đối hài hòa của tâm trên một bố cục ngày càng biến hóa, ngày càng mở rộng.
Tới đây không thể không hỏi: thế nào là cân đối hài hòa? Câu hỏi nghe chừng đơn sơ, hoặc quá đỗi đại tự sự nên Nghệ thuật Đương đại phương Tây hoặc là xem thường, hoặc là tránh né bỏ qua. Phương Tây vì ỷ mình đã quá thâm hậu nên đang tự chạy lòng vòng lạc lối.
Lại nói về bài thơ Thính Vũ của Nguyễn Trãi. Ai đó đã từng tạm dịch thơ thế này:
Nghe mưa
Tịch mịch phòng trai tối
Nửa đêm nghe tiếng mưa
Buồn buồn lay gối khách
Giọt giọt điểm canh tà
Luồn trúc gõ song cửa
Theo chuông vào giấc mơ
Ngâm song nằm chẳng ngủ
Đến sáng nhặt rồi thưa
Trước kia người viết bài này chẳng hiểu vì sao mà mỗi lần đọc xong Thính vũ không tránh khỏi khắc khoải, thao thức; vị ngọt dài không dứt. Bây giờ thì tạm hiểu. Mấu chốt của bài thơ này là bố cục của nó cứ mở ra mãi. Đang chơi vơi giữa không gian này thì một không gian mới lại lại mở ra.
Không vướng mắc nên bụi trần không bám được. Hài hòa vô tận.
Có sinh, có diệt, lại luân hồi.
Âm điệu mưa
Âm điệu đời
Âm điệu đạo của vũ trụ
Tất cả là một.
--------------------------------------------
Bài này bạn Lê tuy nhắc đến bài thơ Thính vũ nhưng bạn dành phần lớn của bài để nói đến bố cục, cách sống, nghệ thuật (phim và tiểu thuyết) Trung quốc và nghệ thuật phương Tây, hạn chế của chúng...
Tóm lại, sau khi lan man thiên địa một hồi nhiều vấn đề khá mênh mông, cuối cùng bạn mới có đoạn ngắn tả cảm xúc và nhận định về bố cục bài Thính vũ, đoạn này bạn viết hay, cái hay của việc cảm nhận và khái quát được bố cục bài thơ:
"Trước kia người viết bài này chẳng hiểu vì sao mà mỗi lần đọc xong Thính vũ không tránh khỏi khắc khoải, thao thức; vị ngọt dài không dứt. Bây giờ thì tạm hiểu. Mấu chốt của bài thơ này là bố cục của nó cứ mở ra mãi. Đang chơi vơi giữa không gian này thì một không gian mới lại lại mở ra.
Không vướng mắc nên bụi trần không bám được. Hài hòa vô tận.
Có sinh, có diệt, lại luân hồi.
Âm điệu mưa
Âm điệu đời
Âm điệu đạo của vũ trụ
Tất cả là một."
Tuy vậy, bài này gọi là một tản văn cảm nhận thì được, nếu gọi là bài phân tích bài thơ Thính vũ của Nguyễn Trãi thì mình e là thiếu hụt nhiều điều đáng nói trên con đường cảm thụ bài thơ cho dù bạn có tóm ra được điều cốt lõi.
Về biên tập thì có một lỗi chính tả trong bài thơ dịch: "Ngâm xong" chứ không phải "Ngâm song".
Nhân đây, mình xin phân tích thêm một chút về bài thơ Thính vũ của Nguyễn Trãi:
Không gian mở đầu bài thơ "Tịch mịch phòng trai tối" là một không gian kín, tối, yên tĩnh đến tịch mịch, người trong không gian đó thức và "Nửa đêm nghe tiếng mưa". Tiếng mưa lúc này mới bắt đầu ở bên ngoài vọng vào.
Theo chiều thời gian, tiếng mưa trở nên gần gũi hơn:
"Buồn buồn lay gối khách
Giọt giọt điểm canh tà"
Tiếng mưa lay động, tiếng mưa ở đó canh tàn canh, thức cùng với người theo chiều thời gian của đêm thâu. Khi này tiếng mưa đã gần gụi như người bạn, không gian không còn là không gian đơn độc của phòng trai tối nữa, tiếng mưa đã như mở cái không gian ấy ra để hòa nhập cùng khách thơ, buồn vui theo những buồn vui của khách thơ, như người bạn cùng chứng kiến thời gian trôi trong đêm, mưa như cùng người thức lâu để cùng thấy đêm dài.
Theo chiều thời gian, không gian ngoài kia đã hòa với không gian trong phòng kín bằng mưa, mưa "Cách trúc khao song mật" (Luồn trúc gõ song cửa), hình ảnh mưa xiên xiên qua đám trúc bên song cửa để gõ vào "song mật" tựa như người bạn mưa đang gõ vào cánh cửa bí mật chứa đựng những tâm tư thầm kín của khách thơ, tiếng gõ miệt mài cho từng nỗi lòng sâu kín mở ra, mở ra tiếp...
"...Buồn buồn lay gối khách
Giọt giọt điểm canh tà
Luồn trúc gõ song cửa
Theo chuông vào giấc mơ"
Đến đây thì có hai âm thanh là tiếng mưa và tiếng chuông, đầu tiên là tiếng mưa hòa quyện với lòng người, rồi tiếng mưa lại hòa theo tiếng chuông vào giấc mơ của người, để ba đối tượng "mưa", "chuông", "người" có chung điểm gặp trong giấc mơ, tiếng chuông như kẻ làm chứng sự gặp gỡ của thiên nhiên vô định và con người hữu hạn. Không gian mở ra, không còn phòng trai tối u tịch mà là một không gian rộng rãi miên man và bay bổng hào phóng của giấc mơ.
Trong đêm thâu hòa với tiếng mưa có tiếng ngâm thơ của khách thơ:
"Ngâm dư hồn bất mị
Đoạn tục đáo thiên minh"
"Ngâm xong nằm chẳng ngủ
Đến sáng nhặt rồi thưa"
Tiếng ngâm thơ như đã đi vào tiếng mưa khiến cho lòng người cứ vang vọng mãi bởi nghe mưa mà ngỡ như thơ, độ hòa quyện giữa người và mưa lên cao nhất ở câu cuối.
Câu cuối "Đoạn tục đáo thiên minh" có bản dịch là "Chập chờn cho đến sáng" câu không có chủ thể nên có thể hiểu là người ngủ thức chập chờn cho đến sáng, cũng có thể hiểu như bản dịch trên là mưa cứ rơi thế "Đến sáng nhặt rồi thưa", mưa theo nhịp mà mau thưa, người theo giấc chập chờn, người và mưa hòa quyện, không gian kín tối tịch mịch cô lẻ của câu đầu bài thơ đã biến mất thay vào đó là không gian tự nhiên mênh mang âm điệu nhịp nhàng thay đổi theo thời gian, đúng như kết luận của bạn Lê:
"Âm điệu mưa
Âm điệu đời
Âm điệu đạo của vũ trụ
Tất cả là một."
Thính vũ là một bài thơ rất hay mà theo suy nghĩ của mình mặc dù bài thơ đã được Ức Trai Nguyễn Trãi làm rất lâu rồi nhưng sự hòa nhập gắn kết hòa quyện giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ vẫn là một điều kỳ diệu mà con người hiện đại cần phải để tâm suy nghĩ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)