Nhân bên blog chị Lana đang bàn chuyện phương pháp dạy học sinh, thường ngày ở blog Lana và Titi cũng hay có những đoạn mẹ đối thoại với con rất thú vị và có phương pháp, em chép ra đây những đoạn hướng dẫn dạy trẻ trong gia đình do Cơ quan trợ giúp trẻ em vùng Ottawa biên soạn, cùng là nói chuyện với trẻ nhưng trẻ vị thành niên được chú ý nói riêng thêm một phần:
Nói chuyện với con của bạn
Hãy nói chuyện và lắng nghe con bạn.
Sự giao tiếp hiệu quả giữa cha mẹ và con cái chính là nền tảng gây dựng sự tự trọng cho con và vun bồi tình thương, biết thông cảm với người khác. Nên giữ mối dây liên lạc này và thật sự lắng nghe con bạn muốn nói gì.
- Khi nói chuyện với con hãy ngồi xuống thấp ngang hàng với nó.
- Dùng lời lẽ dễ hiểu.
- Khi nói tránh đưa ra quá nhiều ý tưởng.
- Lặp lại cho rõ ràng hơn điều con mình vừa nói.
- Hãy nói rõ cho nó biết phải cư xử như thế nào đúng như ý bạn muốn.
- Khi răn dạy thì lời nói và hành động phải đi đôi với nhau.
Hãy khen con khi nó biết đặt những câu hỏi.
- Lời dạy phải đầy đủ và rõ ràng.
- Phải chú tâm khi khuyên dạy con và nhìn thẳng vào mắt nó, như thế dễ nói chuyện hơn.
- Phải nghe rõ hết những gì mà trẻ nói rồi mới trả lời.
- Dạy cho trẻ đừng ngắt lời và tự mình làm gương cho nó biết.
- Khuyến khích nó đặt những câu hỏi như việc đó là gì, làm thế nào, tại làm sao, để hai bên bàn thảo thêm, hơn là chỉ dung những câu hỏi đáp có hay không mà thôi.
- Khi dạy con, hãy cảnh giác về lời nói và cử chỉ của mình tương tự như trong lúc bạn giao tiếp với bạn bè.
Khuyến khích con bạn nên có tinh thần trách nhiệm.
- Hãy để con tự giải quyết càng nhiều càng tốt những vấn đề của chính nó.
- Hãy để con bạn tự trả lời vài câu hỏi do chính chúng đặt ra.
- Đừng làm giùm những việc mà con bạn có thể tự làm.
- Khuyến khích con bạn nên dám làm.
- Hãy khen ngợi khi con bạn làm việc gì thành công.
- Hãy chấp nhận lầm lỗi của con bạn.
- Giúp con trẻ biết cân nhắc chọn lựa phải làm gì và biết có hậu quả ra sao.
- Hãy cho con trẻ biết bạn luôn hỗ trợ giúp đỡ nó.
- Làm cho con bạn ngày càng biết trách nhiệm.
- Không cần dùng lời nói để khen con mà chỉ cần mỉm cười và ôm chặt nó vào lòng.
Nói chuyện với đứa con vị thành niên của bạn
Những buổi trò chuyện với thanh thiếu niên đem đến nhiều điều thú vị và sâu sắc… mỗi ngày nên làm như thế. Thường thì trong những lúc trò chuyện thường có sự hiện diện của nhiều người vì thế nên tìm cơ hội để nói chuyện riêng với đứa con còn trong tuổi thanh thiếu niên của bạn khi không có anh chị em nào bên cạnh hay bất cứ người nào khác.
Bạn phải lắng nghe kỹ điều gì những thanh thiếu niên nói ra nhưng cũng phải tiên đoán biết điều gì cô cậu không nói ra nữa. Nói và nghe một cách hữu hiệu như thế sẽ tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái.
Vài mẹo dành cho cha mẹ như sau:
- Thanh thiếu niên cần được tôn trọng.
- Người lớn nên tôn trọng thanh thiếu niên và mong muốn được tôn trọng lại.
- Người lớn cũng phải tỏ ra tôn trọng những người bạn của các thanh thiếu niên.
- Đừng bao giờ mắng nhiếc hay xem thường thành thiếu niên trước mặt các bạn đồng lứa tuổi của chúng.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất xảy ra trong giai đoạn trưởng thành này là tranh giành quyền hạn giữa thanh thiếu niên và phụ huynh. Cha mẹ nên chấp nhận sự kiện này; đó là thời kỳ mà thanh thiếu niên muốn có quyền hơn trong thế giới của người lớn; cha mẹ và con cái nên làm việc chung tìm cách vượt qua khó khăn này.
Thanh thiếu niên là những người đang tập sự trở thành người lớn, họ cần thời gian để học hỏi.
Cha mẹ nên biết cân bằng giữa lúc nào để thả lỏng, cho tự lập và lúc nào phải can thiệp vào đời sống của chúng.
4 nhận xét:
Em đọc nhiều tài liệu về cách giáo dục trẻ trong gia đình của phương Tây, thấy hay và áp dụng cho con mình. Hiện kết quả tốt vì mình giữ được sự nhất quán... Nhưng em không chắc có tốt với trẻ VN khác không. Vì bố mẹ chúng khác em, môi trường gia đình chúng khác gia đình em, trường học của chúng lại càng khác trường của Tí... hix... nhưng em rất mong các bà mẹ tôn trọng con mình, đó là nền tảng đầu tiên của một công dân có tự trọng và có sức khỏe tinh thần tốt sau này.
Đôi khi đành chấp nhận là có những 'trường phái' dạy con khác nhau, tạm gọi là phương Tây và phương Đông.
Nên sẽ có người đứng hoàn toàn theo trường phái A hay B. Có những người 'theo' cứng đến mức mình chỉ muốn dung hòa, chọn học hỏi mỗi bên những gì phù hợp, vậy mà vẫn bị ý kiến (cái đó là Tây, không phù hợp với VN).
Thế đấy :((
Bạn nên thông cảm cho giáo viên VN vì họ phải chịu rất nhiều áp lực khi làm việc (từ cấp trên, từ chương trình SGK, từ việc kiểm tra và đánh gía GV, HS...)nên khó có thể dạy theo ý mình và dưới một góc độ nào đó họ chỉ là một cái máy truyền tải kiến thức mà thôi.
Tôi dã thử học phương tây khi cho HS viết một bài về đề tài "Rừng" khi dạy môn công nghệ lớp 7 và kết quả rất đáng mừng nhưng rất tiếc khó có cơ hội như vậy vì áp lực rất lớn từ chương trình
Mong là ở VN sẽ có những thay đổi về chất hệ thống GD và quan điểm GD, để những "kết quả đáng mừng" như bạn nói có nhiều cơ hội hơn, Phúc đồng ý chứ?
Đăng nhận xét