I. Tại sao con người lại loãng moạn?:
Đó hẳn là một câu hỏi thú vị, thú vị hơn nữa khi người ta ngó rộng ra các loài động vật khác, liệu chúng có giây phút hay thời kỳ lãng mạn trong cuộc đời chúng không? Câu hỏi này hóa ra lại phần nào giúp chúng ta trả lời được câu hỏi phía trên khi chúng ta đi sâu vào bản chất của sự lãng mạn.
Người ta hẳn nhận thấy rằng, những người trẻ thường lãng mạn hơn những người già. Nhắc đến tuổi trẻ thường người ta nhớ đến những kỷ niệm lãng mạn như...vv và vv... (xem bài Evil bên Hoa lá cành, rất đủ).
Người trẻ thì gọi là người trẻ, con gà mái trẻ thì gọi là gà mái tơ, con gà mái tơ đi lơ ngơ trong sân nó cũng đang lãng mạn đấy. Nó mà nghe thấy con gà trống uốn giọng cooc cooc là tim nó đập thình thịch mào nó đỏ ửng, nó chạy le te, nó ngượng, vừa ngượng vừa say... Đi trong sân trong sân có con gà có con gà lãng cbn mạn...
Ở trong rừng, con thỏ trẻ gọi là con thỏ non, con thỏ non là con con thỏ già, con thỏ non ngu ngơ lãng mạn đi kiếm bạn dễ bị con cáo nó vồ lắm nhưng mà nó cứ đi, có bạn chơi mới thích, ứ chơi một mình đâu, có bạn là có mối tình đầu, thích lém...
Bên bờ rào, con dê trẻ có tên là dê cỏn, con dê cỏn nhìn giời xanh mây trắng thích cứ nhảy cẩng cả lên, nó đang loãng moạn quá, sừng nó buồn buồn tê tê, thế là nó húc luôn cái dậu thưa, sướng thía không bít...
Vui nhỉ, vậy là sự lãng mạn chẳng phải của riêng của chị A anh B mà đa phần tuổi trẻ, không chỉ con người mà cả các loài động vật hehe.
Khi người ta lãng mạn, người ta thấy đời hồng, tím, tuyên tuyết, óng ánh... Con cái thấy con đực cường tráng hơn, mạnh mẽ hơn, làm cho nó thích hơn, con đực thấy con cái xinh hơn, quyến rũ hơn, trong trạng thái ấy chúng mới dễ cuốn lấy nhau, cãng lãng mạn càng say, đời càng lên tiên... cho đến khi mà những con con lốc nhốc ra đời, thế là xong việc bảo toàn nòi giống.
Nào, sau thời kỳ lãng moạn là đến thời kỳ cày cuốc, cày cuốc đến già (lo kiếm cơm nuôi cả lũ lon xon sản phẩm của việc loạng quạng đấy).
Khi đã già rồi, nhọc roài, hết loãng mạn lâu rồi, hai đứa già nhăn nhéo nhau, sau ngày xưa tôi lại đâm đầu vào ông cơ chứ, sao tôi ngu thế cứ rúc vào bà...
Mệt cả người, biết thế này tôi chả lấy chồng, tôi biết thế này cũng chả vợ con gì cho cực...Đấy, nếu mà ko có cái loãng mạn thời trẻ ấy, nếu mà lúc ấy cả đực lẫn cái đều nhìn đời khắc khổ, gai góc, đen đúa như bi giờ thì làm gì có cái lũ loãng mạn con kia...
Thế cho nên, giời, hay thiên nhiên, tạo hóa mới phải sinh ra cái sự loãng mạn.
Trả lời được tại sao người ta lãng mạn rồi nhé!
Có ai hỏi gì không nào? 5 minutes for questions.
7 nhận xét:
vậy thì Lãng mạn ở động vật chỉ đơn giản là hấp dẫn giới tính thôi à
Lập luận của bạn HY ko thuyết phục tớ. Bạn đưa ra 3 loài động vật:
Gà, theo tớ đây đơn thuần là sự hấp dẫn giới tính, anh trống choai cất giọng gáy, đó là thể hiện bản năng tính đực, cái bản năng này không phải để gọi con người dậy sớm mà là để thu hút con mái. Có hấp dẫn được gà mái thì mới có khả năng bảo tồn giống nòi, đấy là quy luật sinh tồn ở động vật. Con gà mái cũng vậy thôi, tất cả các phản ứng kia chỉ đơn thuần là bản năng, do nồng độ hormon giới tính chợt tăng khi nghe thấy tiếng gáy oang của anh trống,
vì một giọng gáy to đồng nghĩa với một con trống khỏe mạnh, là sự chọn giống tốt cho đời sau, nên theo bản năng đã được di truyền qua nhiều đời con gà mái có những phản ứng như vậy.
Thỏ, tớ đồng ý là con thỏ ngu ngơ, vì nó còn nhỏ chưa hiểu biết về cuộc sống, chưa biết là ngoài kia có cáo có hổ, tâm hồn trong vắt chưa biết sợ là gì. Nếu thỏ biết rõ ngoài kia có những đe doạ nguy hiểm mà vẫn dẫn bước đi tìm bạn thì mới là lãng mạn.
Mà tớ cũng không chắc là có thật con thỏ đi tìm bạn không. Vì những con thỏ không sợ hiểm nguy bước ra ngoài đôi khi chỉ là để kiếm ăn hoặc tìm bạn tình.
hành động của mấy con động vật này chỉ dừng ở mức bản năng, mà lãng mạn không phải là bản năng, không di truyền.
Ghi chú: ý kiến của tớ xét trên quan điểm sinh vật học thuần tuý
Tớ không nói là chỉ có vậy :)
trường hợp này quá hiếm gặp, không phải con chó nào cũng như thế, chỉ những con chó sống rất lâu với người chủ nên có một mối liên hệ tâm linh.
Ví dụ của bạn Yến thiếu tính phổ quát nên không thể lấy đó để chứng minh cho luận điểm trên được.
Khi viết dòng comment này, bất chợt tôi nghĩ đến cá heo...
Bạn Linh Anh xem một ví dụ khác nhé: một con chó ở rất lâu với chủ, khi chủ nó chết nó ra mộ chủ ngồi nhịn đói chết theo.
Đăng nhận xét