Thứ Năm, 29 tháng 11, 2007

Tán nhăng tán cuội....(II)

II. Lãng mạn- một phẩm chất của tâm hồn:

Ai hay đặt dấu hỏi sẽ thấy ngay sự thiếu hụt trong giải thích về lãng mạn (LM) ở phần I, bởi vì nếu nó đầy đủ thì ta làm sao trả lời được câu hỏi: “Tại sao nhiều cụ già sắp xuống lỗ vẫn cứ LM?”

Cụ bà vẫn đẹp sao

Cụ ông vẫn đẹp sao

Dù hàm răng không còn chiếc nào

Dù thân thể nhăn nheo như là da cóc

Dù chân với tay như là ống sậy

Ông với bà cùng chung một ánh trăng ngần…”

Thế nên, sau nhiều vạn năm tiến hóa, nhiều nghìn năm trải qua các nền văn minh, con người có thể yên tâm mà nói rằng: LM thực sự là một phẩm chất của tâm hồn con người.

Trong từ điển Việt- Hán- Nôm Thiều Chửu, chữ Lãng Mạn được tra ra như sau:

lãng mạn

浪漫 - Có suy nghĩ, hành động không thiết thực, nhằm thỏa mãn ước muốn, tình cảm không lành mạnh.

Cái cắt nghĩa này về chữ LM tớ nghĩ là không thỏa mãn lắm, có thể nguồn gốc của nó bắt đầu từ chữ Tàu có ý đó nhưng khi người Việt dùng nhiều theo thời gian thì nghĩa của từ LM có vẻ mở rộng hơn. Có nhiều lúc LM cũng thỏa mãn ước muốn tình cảm lành mạnh chứ nhỉ?

Sự LM hồi tuổi trẻ, “khi ta hai mươi, ta luôn mong nhớ khi mưa rơi rơi…” dĩ nhiên là thường có tình yêu trong đó nhưng ko chỉ có vậy, nó còn bao gồm sự trong sáng, lòng tốt không vụ lợi, tình yêu thương đồng loại….nối tiếp từ tuổi thơ sang (đề nghị đọc Những tấm lòng cao cả, Chiếc lá cuối cùng, Chiếc nhẫn bằng thép…vv…). Khi va chạm nhiều với cuộc đời, cái nhìn trong sáng dường như tất yếu sẽ mờ vẩn đi phần nào. Thậm chí có những cú va đập với một số người đã mạnh đến nỗi làm cho cách nhìn đời của họ hoàn toàn thay đổi, giờ thì họ chỉ toàn thấy đen tối, giả dối, bỉ ổi… , họ chả còn tí lãng mạng nào thậm chí còn bóp chết luôn tâm hồn mình và sống với sự vô cảm hoặc hằn thù đồng loại. Những người này cần thời gian hoặc những va chạm positive khác để cân bằng trở lại.

Ngược lại với trường hợp trên là những kẻ LM vĩnh cửu. Có lẽ đa số những đứa trẻ được nuôi dưỡng và lớn lên trong yêu thương sẽ trở thành những người giữ được rất lâu sự LM về sau. Ngay cả khi gặp chuyện không hay, họ cũng nhìn thấy mọi sự với con mắt bao dung và thấy được cả hai mặt xấu tốt của vấn đề chứ không bị cực đoan phiến diện.

Bản thân sự LM có lúc đem lại sự rắc rối, thậm chí nhiều khi rất lớn cho chủ của nó. Ở đây ko kể đến những sự LM gắn với những mục đích mưu cầu những điều quá trái với đạo lý. Ngay cả một sự lãng mạn vô tư có khi cũng gây họa. Ví dụ thì rất nhiều, vậy nên rõ ràng là cần phải khống chế không để sự LM đi quá đà nhưng nếu loại bỏ hoàn toàn (như em Ốp đang mong muốn) thì rất dở. Tâm hồn bạn còn đâu phương tiện để phieu du khi sự LM không còn. Con người vật chất của bạn hàng ngày căng ra chịu đựng những stress của cuộc sống cũng có lúc cần nghỉ ngơi thư giãn trong hứng thú của sự bay bổng vô tư lự chứ, lãng mạn tạo điều kiện để bạn có những phút giây như vậy, cớ sao bạn loại bỏ nào?

Vậy thì ta sẽ sống chung với phẩm chất tốt đẹp ấy của tâm hồn (LM í mà) như sống chung với lũ thôi nhỉ. Cơn lũ này đáng yêu đấy chứ, nhìn hai ông bà già dắt tay nhau đi ngoài phố kìa, ông phều phào pha trò cho bà lão móm mém cười, chẳng cũng thú lắm sao?

“Một cái hắt xì, bà già ngã ngửa

Một cái hắt hơi ông già bắn ra phố

Thấy trời xanh xao xuyến ở trên đầu

Ông với bà hái hoa tặng nhau…”

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2007

Tán nhăng tán cuội về sự Lãng Mạn (I)

I. Tại sao con người lại loãng moạn?:

Đó hẳn là một câu hỏi thú vị, thú vị hơn nữa khi người ta ngó rộng ra các loài động vật khác, liệu chúng có giây phút hay thời kỳ lãng mạn trong cuộc đời chúng không? Câu hỏi này hóa ra lại phần nào giúp chúng ta trả lời được câu hỏi phía trên khi chúng ta đi sâu vào bản chất của sự lãng mạn.

Người ta hẳn nhận thấy rằng, những người trẻ thường lãng mạn hơn những người già. Nhắc đến tuổi trẻ thường người ta nhớ đến những kỷ niệm lãng mạn như...vv và vv... (xem bài Evil bên Hoa lá cành, rất đủ).

Người trẻ thì gọi là người trẻ, con gà mái trẻ thì gọi là gà mái tơ, con gà mái tơ đi lơ ngơ trong sân nó cũng đang lãng mạn đấy. Nó mà nghe thấy con gà trống uốn giọng cooc cooc là tim nó đập thình thịch mào nó đỏ ửng, nó chạy le te, nó ngượng, vừa ngượng vừa say... Đi trong sân trong sân có con gà có con gà lãng cbn mạn...

Ở trong rừng, con thỏ trẻ gọi là con thỏ non, con thỏ non là con con thỏ già, con thỏ non ngu ngơ lãng mạn đi kiếm bạn dễ bị con cáo nó vồ lắm nhưng mà nó cứ đi, có bạn chơi mới thích, ứ chơi một mình đâu, có bạn là có mối tình đầu, thích lém...

Bên bờ rào, con dê trẻ có tên là dê cỏn, con dê cỏn nhìn giời xanh mây trắng thích cứ nhảy cẩng cả lên, nó đang loãng moạn quá, sừng nó buồn buồn tê tê, thế là nó húc luôn cái dậu thưa, sướng thía không bít...

Vui nhỉ, vậy là sự lãng mạn chẳng phải của riêng của chị A anh B mà đa phần tuổi trẻ, không chỉ con người mà cả các loài động vật hehe.

Khi người ta lãng mạn, người ta thấy đời hồng, tím, tuyên tuyết, óng ánh... Con cái thấy con đực cường tráng hơn, mạnh mẽ hơn, làm cho nó thích hơn, con đực thấy con cái xinh hơn, quyến rũ hơn, trong trạng thái ấy chúng mới dễ cuốn lấy nhau, cãng lãng mạn càng say, đời càng lên tiên... cho đến khi mà những con con lốc nhốc ra đời, thế là xong việc bảo toàn nòi giống.

Nào, sau thời kỳ lãng moạn là đến thời kỳ cày cuốc, cày cuốc đến già (lo kiếm cơm nuôi cả lũ lon xon sản phẩm của việc loạng quạng đấy).
Khi đã già rồi, nhọc roài, hết loãng mạn lâu rồi, hai đứa già nhăn nhéo nhau, sau ngày xưa tôi lại đâm đầu vào ông cơ chứ, sao tôi ngu thế cứ rúc vào bà...

Mệt cả người, biết thế này tôi chả lấy chồng, tôi biết thế này cũng chả vợ con gì cho cực...Đấy, nếu mà ko có cái loãng mạn thời trẻ ấy, nếu mà lúc ấy cả đực lẫn cái đều nhìn đời khắc khổ, gai góc, đen đúa như bi giờ thì làm gì có cái lũ loãng mạn con kia...

Thế cho nên, giời, hay thiên nhiên, tạo hóa mới phải sinh ra cái sự loãng mạn.

Trả lời được tại sao người ta lãng mạn rồi nhé!

Có ai hỏi gì không nào? 5 minutes for questions.



Thứ Ba, 27 tháng 11, 2007

Viết cho con trai

Trời lạnh rồi, tuyết rơi nhiều, sáng ra mẹ đưa con ra đường đợi school bus, hồi mùa thu con vẫn tự đi nhưng từ khi tuyết rơi mẹ không yên tâm nên đi cùng con. Con cũng thích mẹ đi cùng dù khi đi một mình chắc là con thoải mái hơn nếu muốn sục chân vào tuyết hay nắm tuyết lại nghịch trong lúc chờ xe, mẹ không cho con làm vậy sợ con ướt găng lạnh tay, tuyết rơi vào giầy lạnh chân. Thay vì nghịch thì chúng mình nói chuyện với nhau, cả hai mẹ con mình cùng huyên thuyên vài phút đợi xe đến.

Mẹ thường bảo con :"Đến lớp chăm chú học con nhé!", con vâng nhưng mà có vẻ không khoái lắm, con thích nói những chuyện giời bể khác, mẹ biết chứ, nhưng mà trước khi đến lớp mẹ cứ muốn nhắc con vậy. Buồn cười con nhỉ, người lớn cứ thích nhắc đi nhắc lại một điều gì đó với trẻ con mà không nghĩ rằng nghe đi nghe lại một thứ thì rất chán. Tất nhiên là con luôn chăm chú rồi con nhỉ. Bài giảng ở lớp giống như con đường đi vào rừng mà thầy giáo là người dẫn đường, con là người khách đi đường, chăm chú đi theo người dẫn đường mới tìm thấy đích, mới đến được nơi cần đến chứ không thì dễ lạc giữa rừng lắm phải không con.

Thêm một vài điều khác mà mẹ hay nhắc con. Con lại khép hờ mắt kìa. Thôi, bây giờ mẹ đứng về phía con để ý kiến nhé, cho nó khách quan. Người lớn ý à, rõ là nhiều khi chẳng cần biết trẻ con có nghe không nhưng mà cứ nói thôi, cứ nhắc nhở không thế nọ, đừng thế kia, phải thế này...vv và vv...Để làm gì à? Để cho tự họ cảm thấy chút yên tâm là mình đã nhắc thế, đã lường thế, đã bao quát thế...Đấy nhé, họ lo lắng nên họ nói để bớt cái cảm giác lo lắng ấy của chính họ đi đấy chứ, họ vì họ đấy chứ...Chứ còn cái bạn gọi là trẻ con kia bạn ấy biết lắm rồi nhé. Bạn ấy biết việc học hành của bạn ấy ở lớp là quan trọng, việc giữ ấm cho người bạn ấy cũng quan trọng, khi chơi thì giữ quan hệ tốt với bạn bè, tôn trọng bạn chơi, không đánh chửi nhau... những cái ấy bạn ấy quá rõ ràng rồi, có gì mà phải lo cơ chứ...

Con ơi, ô tô đến rồi kìa, con đi nhé, nhớ chăm chỉ học hành, không ra ngoài nghịch tuyết cảm lạnh, không cãi nhau với các bạn... chiều về, về ngay nhà nghe chưa, ăn súp xong học bài luôn, tối về mẹ kiểm tra...

Nhớ chưa hả thằng cu kia...Không ai theo chân nối gót mãi được, nhớ mà nghe lời đấy...

Con đi nheeee' !!!

Thôi, thế là xe chạy rồi, không biết hôm nay nó có nghe lời mình không hay lại ướt nhẹp cả người vì tuyết như ngày hôm qua...

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2007

Yếu mị mà mơ trục nhật phi

Bên trời xao xác cánh thiên di
Tuyết vũ muôn trùng khúc biệt ly
Cành trụi khôn che buồn tiểu yến
Yếu mị mà mơ trục nhật phi.

24-11-2007
HY

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2007

Nơi lầu Chim Én luống mơ màng

Bạch Cư Dị có bài Yến Tử lâu thi, đề tựa rằng:

Trương Thượng thư ở Từ Châu (tức Trương Kiến Phong) có người con hát yêu tên Miến Miến, giỏi ca múa, phong tư trang nhã xinh đẹp. Tôi làm Hiệu thư lang, tới vùng Hoài Tứ, được Trương Thượng thư mời ăn tiệc, lúc rượu say ông gọi Miến Miến ra ca múa giúp vui. Tôi nhân đó làm thơ tặng, hai câu cuối như sau “Túy kiều thanh bất đắc, Phong niễu mẫu đơn hoa” (Say vẻ yêu kiều quên tiếng hát, Chỉ hay múa gió mẫu đơn mềm). Một lần vui rồi chia tay, từ đó về sau tuyệt không biết gì về nàng cả. Đến nay đã mười hai năm, hôm trước quan Tư huân Viên ngoại lang Trương Trọng Tố (con Trương Kiến Phong) tự Hội Chi tới thăm tôi, nhân ngâm ba bài Yến Tử lâu, lời lẽ dịu dàng đẹp đẽ, hỏi ra thì là thơ của Miến Miến. Hội Chi làm Tùng sự ở Vũ Ninh nhiều năm, biết rõ chuyện Miến Miến, kể rằng Trương Thượng thư đã chết, phủ đệ cũ ở Bành Thành có ngôi lầu nhỏ gọi là Yến Tử lâu (lầu Chim Én), Miến Miến nhớ lòng yêu dấu của ông ngày trước nên không lấy chồng, về ở lầu ấy hơn mười năm, nay vẫn còn sống. Thơ Miến Miến như sau:

I. Lâu thượng tàn đăng bạn hiểu sương,
Độc miên nhân khởi hợp hoan sàng.
Tương tư nhất dạ tình đa thiểu,
Địa giác thiên nhai bất thị trường.
II. Bắc khâu tùng bách tỏa sầu yên,
Yến tử lâu nhân tứ tiệu nhiên.
Tự mai kiếm lý ca trần tán,
Hồng tụ hương tiêu thập nhất niên.
III. Thích khan hồng nhạn Lạc Dương hồi,
Hựu đổ huyền cầm bức xã lai.
Dao sắt ngọc tiêu vô ý tự,
Nhiệm tùng thù võng nhiệm tùng khôi.
(I. Trên lầu nến lụn, sáng mờ sương,
Tỉnh giấc yêu đương gối lẻ giường.
Một tối tương tư tình xiết kể,
Biển trời khôn sánh dạ sầu thương.
II. Tùng bách gò xa ngút khói sương,
Nơi lầu Chim Én luống mơ màng.
Từ chôn giày kiếm đàn ca dứt,
Mười một năm rồi áo nhạt hương.
III. Hồng nhạn phương xa thấy kéo sang,
Lại nghe ríu rít sát bên tường.
Đàn vàng sáo ngọc mơ gì nối,
Mặc nhện giăng tơ, mặc bụi vương).

Tôi ưa thích ý thơ mới lạ, bèn họa lại như sau:

I. Mãn song minh nguyệt mãn liêm sương,
Bị lãnh đăng tàn phất ngọa sàng.
Yến Tử lâu trung hàn nguyệt dạ,
Sầu lai chỉ vị nhất nhân trường.
II. Tế đới la sam sắc tự yên,
Kỷ hồi dục khởi tức tiềm nhiên.
Tự tùng bất vũ Nghê thường tụ,
Điệp tại không sương thập nhị niên.
III. Kim xuân hữu khách Lạc Dương hồi,
Tằng đáo Thượng thư mộ thượng lai.
Kiến thuyết bạch dương kham tác trụ,
Nhẫn giao (giáo) hồng phấn bất thành khôi.
(I. Song ngập màu trăng, rèm ngập sương,
Chăn côi nến lụn hắt hiu giường.
Trăng soi đêm vắng lầu Chim Én,
Một bóng hình xưa mấy nhớ thương.
II. Thắt lưng màu khói áo màu sương,
Mấy bận toan dùng lại chẳng màng.
Từ điệu Nghê thường không múa nữa,
Mười hai năm ấy xếp mùi hương.
III. Xuân này có khách Lạc Dương sang,
Qua mộ người xưa biết tỏ tường.
Dương trắng bên mồ nay đã lớn,
Phấn hồng trong ý vẫn còn vương).

Lại tặng nàng một bài thơ tứ tuyệt như sau:

Hoàng kim bất tích mại nga mi,
Luyện đắc như hoa tứ ngũ chi.
Ca vũ giáo thành tâm lực tận,
Nhất triêu thân khứ bất tương tùy.
(Chẳng tiếc ngàn vàng cưới mỹ nhân,
Bốn năm đóa đẹp rộn cành xuân.
Múa ca tiệc dứt, trần gian vắng,
Chín suối nhìn quanh chỉ một thân).

Sau Trọng Tố đem bài thơ của tôi đưa Miến Miến xem, nàng đọc đi đọc lại, khóc nói “Từ Trương công mất, thiếp không phải không dám chết, nhưng lại sợ trăm năm sau người đời cho rằng công chuộng sắc đẹp nên có thê thiếp chết theo, lại làm nhơ đức tốt của công, đành gượng sống mà thôi”. Bèn làm bài Họa Bạch công như sau:

Tự thủ không lâu liễm hận mi,
Hình đồng xuân hậu mẫu đơn chi.
Xá nhân bất hội nhân thâm ý,
Nhạ đạo tuyền đài bất khứ tùy.
(Lầu không luống hận mặt giai nhân,
Như mẫu đơn tàn buổi cuối xuân.
Ai đó biết đâu lòng kín đáo,
Lại ngờ phụ nghĩa chẳng liều thân).

Bài tựa của Bạch Cư Dị tới đây là hết. Nhưng theo Trường Khánh tập, sau khi được thơ của họ Bạch, Miến Miến bắt đầu nhịn ăn, mười ngày thì chết. Nhưng lại ngâm thơ rằng “Nhi đồng bất thức xung thiên vật, Mạn bả thanh nê ô tuyết mao” (Trẻ con chẳng biết loài bay bổng, Cứ lấy bùn xanh trát cánh lông).

Trên thực tế, hai bài thơ của Bạch Cư Dị đã giết Miến Miến. Nhưng trên thực tế thì đây cũng không phải là một vụ án mạng Đường thi. Phải đâu họ Bạch không am hiểu tâm sự Miến Miến? Câu cuối trong bài Họa Yến Tử lâu thi cho thấy ông biết nàng không có cớ để chết theo Trương Kiến Phong, và bài thơ tặng đóng vai một người thương xót họ Trương mà kết án đám con hát bạc tình kia chính là nhằm tạo lý do cho nàng hoàn thành sở nguyện. Và dĩ nhiên Miến Miến cũng hiểu cái ý tứ sâu xa ấy, nên trong bài Họa Bạch công nàng đã tỏ lòng biết ơn ông bằng cách nhắc lại lời thơ “mẫu đơn” mười hai năm trước. Và chính là nhờ biết Bạch Cư Dị hiểu được tâm sự của mình, nên nàng mới ngạo nghễ nói với người đời rằng vì bị họ Bạch bôi nhọ nên nàng phải chết bằng hai câu thơ trước khi nhắm mắt. Tự ví mình như loài chim én “xung thiên” bị trẻ em trát bùn lên cánh trắng - Bạch Cư Dị có hiệu là Lạc Thiên, nàng quy trách nhiệm cái chết của mình về ông, nghĩa là cho người sống chứ không phải về Trương Kiến Phong, để dập hết những đàm tiếu của người sau đối với người chồng mà nàng yêu thương kính trọng. Mới biết cái tâm tình tài tứ, độ lượng tri giao của hạng danh sĩ kỳ nữ, loại người tầm thường có dễ mà theo kịp được đâu!

(Cao Tự Thanh, Giai thoại thơ Đường)

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2007

Trong rừng thẳm

Trong rừng thẳm có con đường hẹp lắm

Đi bên người vai chạm xiết bờ vai

Tâm ẩn sĩ, giai nhân đâu còn chỗ

Có gì lay động giữa u hoài...

*

Đêm sắp xuống ngày qua không dấu vết

Chim rừng kêu tiếng da diết mấy hồi

Giai nhân vấn lạc hoa vi vũ tự

Đâu biết lòng ẩn sĩ đang trôi.

*

Trôi, trôi mãi một dòng xanh điềm đạm

Bụi hư vinh đã lắng tự bao giờ

Giai nhân đứng lặng soi làn trong vắt

Bóng hợt hời tan vụn tựa giấc mơ.

***

19-11-2007

HY

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2007

Cholera

Throughout recorded history cholera [Greek chole, bile] has caused seven pandemics in various areas of the world, especially in Asia, the Middle East, and Africa. The disease has been rare in the United States since the 1800s, but an endemic focus is believed to exist on the gulf coast of Louisiana and Texas.

Cholera is caused by the gram-negative Vibrio cholerae bacterium of the family Vibrionaceae. Although there are many serogroups, only O1 and O139 have exhibited the ability to cause epidemics. V. cholerae O1 is divided into two serotypes, Inaba and Ogawa, and two biotypes, classic and E1 Tor. Cholera is acquired by ingesting food or water contaminated by fecal material from patients or carriers. (Shellfish and copepods are natural reservoirs.) In 1961 the E1 Tor biotype emerged as an important cause of cholera pandemics, and in 1992 the newly identified strain V. cholerae O139 emerged in Asia. This novel toxigenic strain does not agglutinate with O1 antiserum but possesses epidemic and pandemic potential. In Calcutta, India, serogroup O139 of Vibrio cholerae has displaced E1 Tor V. cholerae serogroup O1, an event that has never happened in the recorded history of cholera.

Once the bacteria enter the body, the incubation period is from 24 to 72 hours. The bacteria adhere to the intestinal mucosa of the small intestine, where they are not invasive but secrete choleragen, a cholera toxin.

Choleragen is a protein composed of two functional units, an enzymatic A subunit and an intestinal receptor-binding B subunit. The A subunit enters the intestinal epithelial cells and activates the enzyme adenylate cyclase by the addition of an ADP-ribosyl group in a way similar to that employed by diphtheria toxin. As a result choleragen stimulates hypersecrection of water and chloride ions while inhibiting absorption of sodium ions. The patient loses massive quantities of fluid and electrolytes, which is associated with abdominal muscle cramps, vomiting, fever, and watery diarrhea. The diarrhea can be so profuse that a person can lose 10 to 15 liters of fluid during the infection. Death may result from the elevated concentrations of blood proteins, caused by reduced fluid levels, which leads to circulatory shock and collapse. There is now evidence that the cholera toxin gene is carried by the CTX filamentous bacteriophage. The phage binds to the pilus used to colonize the host’s gut, enters the bacterium, and incorporates its genes into the bacterial chromosome.

Recent evidence indicates that passage through the human host enhances infectivity. Before V. cholerae exits the body in watery stools, the intestinal environment stimulates the activity of certain genes. These genes, in turn, seem to prepare the bacteria for ever more effective colonization of their next victims, possibly fueling epidemics.

Laboratory diagnosis is by culture of the bacterium from feces and subsequent identification by agglutination reactions with specific antisera. Treatment is by oral rehydration therapy with NaCl plus glucose to stimulate water uptake by the intestine; the antibiotics of choice are a tetracycline, trimethoprim-sulfamethoxazole, or ciprofloxacin. The most reliable control methods are based on proper sanitation, especially of water supplies. The mortality rate without treatment is often over 50%; with treatment and supportive care, it is less than 1%. Fewer than 20 cases of cholera are reported each year in the United States.

(Prescott, L.M., Harley, J.P., Klein, D.A. 2005. Microbiology, 6th ed. New York: McGraw-Hill)

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2007

Hạo Nhiên


http://i164.photobucket.com/albums/u27/chitto2/07_09_Taybac/2007_09_TayBac490copy.jpg

Ảnh của Chitto ở langven.com
----------------------------------

Hôm nay thốt nhiên mình bỗng nhận ra mình thật là may mắn khi biết bạn Hạo Nhiên. Mình đã đọc nhiều đoạn viết thú vị của bạn trên langven và blog. Những đoạn viết của bạn thường trôi miên man bất tận, hồi trước mình cứ tìm cách đọc lướt để tóm lấy ý của bạn ấy nhưng mà thường thất bại. Sau thì mình hiểu là cứ phải để cho tâm trí mình miên man theo bạn ấy rồi đến một lúc nào đó câu chuyện tự nhiên sáng tỏ. Thế là mình không sốt ruột nữa, và càng ngày mình càng thấy bạn ấy hay, hay ơi là hay.

Bạn ấy sẽ giải thích cho điều mà bạn đang bối rối không phải bằng cách thuyết phục bạn rằng ngả này đúng hay ngả kia đúng, bạn ấy sẽ đưa ra những chấm đứt nối, như dấu chân trên cát, như vảy mây trên nền trời và bạn bỗng thấy ở đấy, chính ở đấy hiện ra cả cái này và cái kia mà cũng chẳng riêng một cái nào, không phải khuôn mặt nghiêng không phải lọ hoa, trên cái nền ấy nó vậy đấy, nhưng với cả hai đằng nó đã hiện ra và sự bối rối của bạn cùng lúc được gỡ bỏ.

Ngoài sự uyên bác đến không ngờ thì bạn ấy rất chân thực và giản dị, hiền lành và độ lượng, dí dỏm và đáng yêu.

Thật may mắn được là bạn của bạn ấy.

P/S: Thực hiện phép Chỉ của bạn, đầu tớ tự nhiên có chữ: muôn trùng.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2007

Entry for November 08, 2007




The ultimate test of a moral society is the kind of world that it leaves to its children.

Dietrich Bonhoeffer, theologian (1906-1945)

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2007

Sương chiều




Đôi khi đứng lặng một mình
Đợi chiều mang xuống trinh nguyên nỗi buồn
Rồi đêm sẽ lịm trong sương
Rồi trăng sẽ hát nẻo đường gió mây
Cỏ hoa lần lữa hao gầy
Còn vai áo ướt là đây hạt chiều...
1-11-2007
HY
(Chồng bảo: hay nghĩ ngợi thì đừng đi dạo một mình, đợi anh đi cùng anh chọc cho cười thôi khỏi buồn rầu thơ thẩn, nhưng hình như vẻ đẹp khi chiều xuống chỉ tĩnh lặng một mình mới thấy hết được, dù sương thấm lạnh hai vai...)

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2007

Âm nhạc

(Lại nghĩ linh tinh)

Người ta hay có câu rằng: khi ngôn ngữ bất lực, hãy để âm nhạc lên tiếng. Nếu âm nhạc đã trườn vượt được những giới hạn của từ ngữ để thấm sâu các ngóc ngách của cảm xúc tâm hồn thì việc cắt nghĩa về nó bằng từ ngữ làm sao có thể đủ đầy được.

Nhớ Nguyễn Du tả tiếng đàn Kiều gảy khúc Chiêu Quân:

Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.

Cảnh nghe đàn của Kim Trọng khi ấy và cảm xúc của chàng Kim:

Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.
Rằng: Hay thì thật là hay,
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Lựa chi những bậc tiêu tao,
Dột lòng mình cũng nao nao lòng người?

Trong cái hay của tiếng đàn có cả nỗi ai oán đắng cay gửi vào đó, âm nhạc rộng rãi mà chi tiết; rõ ràng, thao thiết mà huyền bí muôn trùng.

Nhớ những đoạn ba hát, hồi mình còn bé tí, trong vở tuồng Quan Âm Thị Kính. Nhớ tiếng nhạc và tiếng ca trong những vở cải lương Hậu Nghệ Hằng Nga, Tống Trân Cúc Hoa, Thằng điên vùng Bến Hạ, Bên cầu dệt lụa...

Nhớ tiếng hát chèo í a, nhớ điệu hò Huế, nhớ những khúc dân ca...

Nhớ tiếng hát xẩm của người ăn mày ở chợ quê, nhớ tiếng rao bán nước, bán bánh trên tàu, ngân nga như một câu hát mời gọi: "Ai nước chè xanh đây, ai nước chè xanh nào..."

...

Nhớ những khi tâm trạng rối bời, mở một bản nhạc cổ điển. Nằm yên nghe muôn tiếng nhạc túa ra bao trùm căn phòng, hồn mình lặng lẽ đi theo tiếng nhạc. Rồi tự nhiên mọi thứ như được sắp xếp trở lại, có thứ có tự, ổn thỏa rành rẽ, đâu vào đấy. Mọi điều hỗn loạn khó khăn như đã được thanh lọc qua tiếng nhạc. Chợt nghe thấy cả sự yên tĩnh trong dòng nhạc đang chảy. Giấc ngủ đến khi nào không hay...