Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2008

Nói với con

Có những điều trước đây mẹ nghĩ rất khác bây giờ, chẳng hạn như từ hồi mẹ tầm tuổi con cho đến mãi về sau, mẹ nghĩ rằng khoa học tự nhiên quan trọng hơn khoa học xã hội, nhiều bạn bè cùng lứa cũng nghĩ như mẹ. Cụ thể là trong lớp mọi người đều coi toán là môn quan trọng hơn văn. Mẹ nhớ lại hồi học lớp 4, mẹ ở trong đội tuyển đi thi toán học sinh giỏi của thành phố Thái nguyên nên phải tập trung lên Phòng giáo dục để ôn luyện một tuần sau đó đi thi tỉnh, rồi đội tỉnh đi thi toàn quốc. Bên cạnh đội thi toán có đội thi học sinh giỏi văn cũng tập trung ôn luyện nên ở chung dãy nhà và hay gặp nhau. Bọn con trai trong đội toán thường nói vóng một câu với vẻ tự hào vinh vang không giấu diếm: "Nhà văn nói láo, nhà báo nói phét, chỉ có nhà toán học là nói đúng sự thật!". Tất nhiên là các bạn học văn nghe vậy thì không khoái nhưng họ lại không phản ứng gì mạnh thậm chí mẹ còn cảm thấy họ vẫn nể phục đội toán như là một sự chấp nhận ngấm ngầm câu nói trên...

Con có biết vì sao bây giờ mẹ lại nghĩ khác không? Con thử nghĩ mà xem, những vấn đề như: sự thay đổi khí hậu toàn cầu do khí thải CO2, ô nhiễm nguồn nước và không khí do chất thải, sự tuyệt chủng của các loài động vật, sự cạn kiệt tài nguyên... liệu có phải do một quy luật tự nhiên nào không hay là do chính con người đã gây ra? Con người, xã hội loài người ngoài việc tự mình gây ra chiến tranh hủy hoại đồng loại thì cũng đã gây ra những mối họa to lớn cho hệ sinh thái chung trên trái đất, con đã đồng ý như vậy. Tại sao con người lại gây ra những thảm họa ấy? Tại thiếu hiểu biết? Tại lối sống nặng về tiêu xài hoang phí? Tại sự tham lam vô độ dẫn đến việc cạnh tranh quyết liệt lẫn nhau? Tại sự vô cảm đến độc ác?

Vậy là từ những thảm họa của môi trường sống chúng ta phải quay về nghiên cứu con người, tìm hiểu con người, tâm lý động lực mỗi cá nhân và đường đi của xã hội loài người.

Khoa học xã hội quan trọng con nhỉ, con sẽ chú ý lắng nghe thầy giáo giảng về văn hóa, lịch sử nhé, và tìm hiểu thêm những điều thú vị về xã hội loài người. Hôm qua bố gặp thầy giáo, thầy bảo con học rất tốt môn toán nhưng các môn xã hội thì chưa tốt bằng, điều ấy làm mẹ lo lắng đấy con ạ.

Cuối cùng mẹ dẫn ra đây câu nói của một nhà triết học mà mẹ thấy rất hay: "Tất cả những gì thuộc về con người đều không xa lạ với tôi", con hiểu ý mẹ chứ?

17 nhận xét:

myselfvn nói...

khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đều quan trọng như nhau mà, chứ nếu không hẳn chúng nó không dung dăng dung dẻ tồn tại đến bây giờ, nhỉ
tớ cũng mong là sau này con tớ có khả năng về khoa học tự nhiên vượt trội hơn, nhưng vẫn phải có một hiểu biết nền tảng về khoa học xã hội. Như bạn Linh hot bloger ý:-P
Tháng trước, tớ có gặp một bạn sinh viên ở bên Anh, bạn học lý nhưng rất hiểu biết về triết học và lịch sử, nói chuyện rất thú vị. Bạn nói triết học và lịch sử làm bạn yêu vật lý hơn, và vật lý làm bạn hiểu hơn một số quy luật của lịch sử và triết học!!!!
Ở nhà mình các nhà văn nói riêng, nghệ sĩ nói chung, hiểu biết rất mù mờ về khoa học tự nhiên, đó cũng là một hạn chế rất lớn cho việc sáng tác, tớ nghĩ thế

Marduk nói...

:* Bao giờ cũng cảm động khi đọc blog chị

HY nói...

Ôi cảm ơn em Marduk, những câu hỏi của em thì làm chị nghĩ ngợi xốn xang băn khoăn mấy ngày. ;)

HY nói...

Đồng ý với bạn Myselfvn. Ơ, có bạn sắp nóng ruột kìa! :)

hoaianh nói...

Bai nay hay chi Yen a, dung la cac khoa hoc deu quan trong, em khong nghi la chi can phai qua lo lang ve con chi dau, nguoi co dau oc yeu thich khoa hoc tu nhien khong ignorant den the.
Em lam mot nghe co the noi la fusion, trong nganh cua em rat nhieu su phu phiem, rat nhieu blah blah blah, rat nhieu nguoi thanh cong trong nghe la good speakers who are excellent at presenting nothing, em co mot thai do skeptic voi cac loai hung bien noi chung hihi. Thong thuong em bi thu hut boi khia canh technology cua nghe nghiep hon la may thu wordplay, tuong lai nhat dinh em cung se lam research, noi chung ban chat cua em cung bi thu hut boi khoa hoc tu nhien va cac dau oc tu duy kieu toan hoc hon la kieu bien luan on one hand, on the other hand ... Tuy nhien em co the chac rang neu da hoc duoc cach tu duy khoa hoc thi chuyen co mot it kien thuc xa hoi khong kho khan lam. Vi sao?
Medium cua khoa hoc xa hoi nhin chung van la ngon ngu, de tiep can hon doi voi nguoi khong thuoc chuyen nganh, ai biet doc cung doc duoc sach, doc duoc tho, cung co the binh luan ti chut, tham chi cung co the hieu so so may cai giao trinh pho thong cua may mon khoa hoc xa hoi. O day nguoi lam khoa hoc tu nhien co hieu biet co ban ve van hoc nghe thuat, cac van de chinh cua moi truong, xa hoi noi chung khong hiem lam vi cac nguon resource qua nhieu, qua san sang, va cung vi no co mot medium truyen tai tuong doi pho thong...
Nguoc lai medium cua khoa hoc tu nhien thi em phai noi la khong he pho thong ti nao, cong thuc ky hieu dinh nghia noi chung deu xa la voi so dong, khoa hoc tu nhien (co mot so y kien cho rang cac subject nghien cuu cua KHTN thuan tuy va don gian hon cac subject cua KHXH nhu la tam ly con nguoi hay cac the che xa hoi) cung da phat trien den muc do qua complex, qua sau va qua kho doi voi mot dau oc trung binh, cho nen may bac lam khoa hoc xa hoi hay lam tho viet bao se gap van de rat kho khan de co the hieu duoc khoa hoc tu nhien o muc co ban day a.

HY nói...

@HoaiAnh: chị đọc comment của HoaiAnh thấy rất thuyết phục, tuy vậy chị vẫn muốn nói thêm một chút về việc này nhưng đầu óc chưa tập trung nên để viết sau vậy.

Tung H nói...

Em nghĩ có khi anh chị chỉ cần tìm hiểu cụ thể xem vấn đề của anh chàng là những môn nào, tình hình ra sao chứ không đến nỗi thành ra vấn đề thái độ với môn học đâu. Tuổi vị thành niên có nhu cầu tự khẳng định cao, phàm là người học giỏi xuất sắc 1 môn rồi thường ít khi chịu dốt môn nào khác(trừ trường hợp do môi trường GD lởm kiểu VN-Gia nã đại có nhẽ đâu thế :) nên rất có thể chỉ là những vướng mắc cụ thể chỗ nào đó ở những môn cụ thể.
Không biết liệu có phải vì vấn đề hòa nhập văn hóa không?

HY nói...

@Tung H: Mình xem các bài văn của cháu, cháu viết hình như chỉ để đủ ý, đạt yêu cầu, mình nghĩ vì cháu không say mê môn văn. Ví dụ một đề kể về chuyến du lịch ấn tượng chẳng hạn, cháu có nhiều kỷ niệm có thể viết ra rất hay nhung mình đọc bài cháu thì khô khan, giản lược, ít cảm xúc. Mình nghĩ nếu cháu say sưa kể thì sẽ khác hẳn là việc kể cho xong chuyện.

HY nói...

@ HoaiAnh: Mình nghĩ nếu xét về độ khó tiếp cận thì khoa học tự nhiên có thể khó tiếp cận hơn trong quá trình giải quyết vấn đề nhưng nếu chỉ đơn giản là quan tâm đến kết quả/kết luận cuối cùng thì KHTN chẳng khác gì anh phục vụ, hồi xưa mình đọc cuốn sách có tên “Ông hoàng và người đầy tớ của khoa học”, cuốn đó nói về toán học. Người học toán có thể là tín đồ của ông hoàng ấy trong thánh đường toán học nhưng trong cuộc sống thực tế thì ông hoàng đó chỉ là một anh đầy tớ tần tụy mà thôi.
Ngoài đời, một người không biết giải phương trình bậc hai nhưng biết viết câu cú chính xác và một người biết giải phương trình bậc hai nhưng không biết viết cho đúng một câu phức thì khuyết điểm của người thứ hai dễ bị cuộc sống phát hiện và dễ mất cơ hội hơn nhiều lần người thứ nhất dù ai có đánh giá phương trình bậc 2 thì khó hơn câu phức.
Mình nghĩ việc so sánh là khó, nếu nói một cách khách quan hơn thì mình đồng ý với việc người ta chia ra các dạng thông minh của con người. Cụ thể thì có 9 lọai như sau: Thông minh Logic – Toán học (Logical – Mathematical), Thông minh Từ vựng - Ngôn ngữ (Verbal – Linguistic), Thông minh Thị giác – Không gian (Visual – Spatial), Thông minh Cơ thể (Bodily – Kinesthetic), Thông minh Âm nhạc (Musical), Thông minh Nội tâm (Intrapersonal), Thông minh Tương tác (Interpersonal), Thông minh Thiên nhiên (Naturalist Intelligence) và Thông minh Sinh tồn (Existentialist Intelligence). Như vậy anh có thể mạnh mặt này nhẹ mặt kia, môi trường nào anh bơi tốt thì anh cứ bơi.
Tuy vậy, mình nghĩ là chương trình học phổ thông tương đương từ lớp 1 đến lớp 12 ở nhà mình là chương trình cơ bản cung cấp những kiến thức nền tảng tối thiểu để vào đời nên học sinh cần phải học những kiến thức đó một cách chu đáo. Chính vì thế mà mình không hoan nghênh việc học lệch. Sau lớp 12 anh muốn lệch đi đâu thì lệch. Một điều nữa là khi ra đời nếu anh là một người có tài năng xuất chúng về một lĩnh vực thì có thể còn được châm chước chứ anh cũng chỉ khá giỏi thôi thì anh cũng phải bì bọp mà vật lộn giữa đời như bao người cớ gì mà anh lại không rèn luyện cho nó toàn diện.
Chưa nói hết nhưng mà mệt quá nên mình cứ tạm thế đã.

HY nói...

Nhân thể nói về các dạng thông minh thì copy cái này vào cho rõ:
1. Năng lực tư duy: Giỏi làm việc với các con số
Là khái niệm đượ c nói đến nhiều nhất. Năng lực này được thể hiện ở các khả năng như tính toán, phân tích, tổng hợp và nhận định... Những người có năng lực tư duy tốt thường có trí nhớ tốt, thích lý luận, giỏi làm việc với các con số, nhìn nhận vấn đề logic, khoa học... Tố chất này giúp người ta dễ thành công trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Toán học, Vật lý, Tin học, Thiên văn...
2. Năng lực ngôn ngữ: Giỏi làm việc với các con chữ
Nhạy cảm và thông minh trong sử dụng từ ngữ, ưa thích sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu chữ. Những người có năng lực ngôn ngữ cao thường có kỹ năng nói và viết tốt. Họ cũng thường được hậu thuẫn bởi trí tưởng tượng phong phú và khả năng miêu tả, kể chuyện hấp dẫn. Những tố chất này giúp họ dễ thành công trong các lĩnh vực Văn học, Biên kịch, Viết lời quảng cáo, Luật sư, Diễn giả…
3. Năng lực biểu diễn: Giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể
Năng lực này thể hiện rõ nhất qua khả năng chỉ huy, điều khiển những bộ phận trên cơ thể: mắt, miệng, tay, chân... Những người này thường rất khéo léo và uyển chuyển trong các động tác, dễ dàng diễn tả hoặc truyền đạt cảm xúc qua hình thể. Tố chất này giúp người ta dễ thành công nếu đi vào các ngành biểu diễn như Múa, Xiếc, Diễn viên, Thể dục dụng cụ, Vũ công, Bơi lội... Các ngôi sao bóng đá cũng có một phần tố chất này.
4. Năng lực âm nhạc: Giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh
Theo Howard Gardner, năng lực này có quan hệ gần như tỷ lệ thuận với năng lực ngôn ngữ. Nó thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các giai điệu, cảm xúc, tiết tấu, âm thanh… Thuở bé, năng lực này có thể nhận biết qua các khả năng nhận thức, thẩm âm và ghi nhớ các giai điệu. Những em bé có khả năng này rất ưa thích bắt chước hoặc sáng tạo các tổ hợp âm thanh. Đương nhiên, đối tượng này dễ thành công trong các ngành Âm nhạc như Ca sĩ, Nhạc sĩ, Soạn nhạc...
5. Năng lực thị giác: Giỏi làm việc với các vật thể, không gian
Thế mạnh lớn nhất trong khả năng này là có cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, tọa độ và bố cục. Nếu để ý, những em bé thuộc dạng này thường bộc lộ khả năng qua việc giỏi vẽ, thích tô màu, tò mò nghịch và sắp xếp các đồ vật, hay chịu khó làm những vật thể đẹp mắt… Nên đi vào những ngành như Họa sĩ, Kiến trúc sư, Nhà điêu khắc, Thủy thủ hay Phi công...
6. Năng lực tương tác: Giỏi làm việc với người khác
Tinh tế và nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc, nắm bắt trúng những xúc cảm của người khác. Những người này thường có đầu óc tổ chức, có khả năng thuyết phục và dễ gây ảnh hưởng. Những cá nhân này có tiềm năng khi làm những công việc như Nhà giáo, Bán hàng, Tư vấn, Chính trị gia hay Thủ lĩnh tôn giáo...
7. Năng lực nội tâm: Giỏi làm việc với chính mình
Rất am hiểu bản thân, đánh giá chính xác các cảm xúc và hành vi của mình. Theo Howard Gardner, những người này thường thích suy tư, có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập một cách hiệu quả và thường nhìn nhận sự việc ở tầng nghĩa sâu… Nhiều người có khả năng này đã trở thành những nhà Triết học, Thần học, Phân tâm học nổi tiếng…
8. Năng lực Thiên nhiên: Giỏi làm việc với thiên nhiên
Khả năng này thể hiện ở sự nhạy cảm đối với các vật thể trong thế giới tự nhiên. Những người thuộc tuýp này rất tò mò quan sát và tìm hiểu về cây cối và động vật. Họ thường nắm bắt và học hỏi rất nhanh thông qua sự tương tác với thiên nhiên, với các hoạt động ngoài trời. Thiên hướng này giúp họ dễ đạt thành công nếu đi theo các ngành Sinh học, Môi trường, Y học…
(VietnamNet)

Marduk nói...

Em muốn hỏi điều này. Người ta căn cứ vào đâu để phân chia ra những ngành thuộc khoa học tự nhiên và khoa học xã hội? Ví dụ như ngành sinh học chẳng hạn, sẽ thuộc về khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội khi mà nó tiến hành song song những nghiên cứu về khoa học kỹ thuật một cách tinh vi và phức tạp, đồng thời cũng nghiên cứu những vấn đề về mặt tâm lý,trạng thái, xã hội,...
Em thì em nghĩ KHTN và KHXH không thể so sánh được hơn thua, cũng không thể tách bạch rạch ròi. Và con người ta cần phải có cả hai thứ để sống tốt- tất nhiên là ở mức độ cơ bản. Còn nếu đi chuyên sâu thì cần có năng khiếu như chị đã nói.Theo em thấy những người có năng khiếu về XH và những người có năng khiếu TN cũng có số lượng tương đối cân bằng- thế mới phát triển được.

HY nói...

Trước đây người ta phân chia căn cứ vào đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Vật lý, hóa, sinh, thiên văn học, khoa học trái đất... là khoa học tự nhiên. Sinh học không nghiên cứu những vấn đề về mặt tâm lý,trạng thái, xã hội. Những cái đó thuộc lĩnh vực của khoa học xã hội, khoa học xã hội bao gồm: lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế, nhân chủng học, tâm lý học, ngôn ngữ học, xã hội học....
Khoa học đã phát triển đến ngày nay thì đúng là có chỗ không rạch ròi vì thế mà có những ngành giao của cả hai chẳng hạn như Polotical Ecology nghiên cứu ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, và các yếu tố xã hội đến các vấn đề môi trường.

HY nói...

Em cảm ơn bác Cao Tự Thanh đã cho biết ý kiến của bác về chuyện này.

trục nhật phi nói...

Theo cách hiêu cổ điển thì khoa học kỹ thuật-tự nhiên phục vụ việc phát triển nền sản xuất vật chất, khoa học xã hội-nhân văn phục vụ việc phát triển nền sản xuất tinh thần và hoạt động quản lý xã hội. Tuy nhiên theo với sự phát triển của thực tiễn xã hội các khoa học này đang thẩm thấu vào nhau, nên đúng như nhiều bạn đã nói ở đây, một người hiểu biết về cả ba mặt khoa học-kỹ thuật, lịch sử-xã hội và thẩm mỹ-nghệ thuật thì dễ có đời sống tinh thần phong phú hơn, thích ứng với hoàn cảnh tốt hơn, tóm lại là có chất lượng sống cao hơn.

Unknown nói...

Khoa học xã hội cực kỳ quan trọng và theo tôi nó quan trọng hơn khoa học tự nhiên. Tất cả những j` mình học mình tích lũy sau này đều sẽ áp dụng vào xã hội vào thực tế...hiển nhiên những thứ ko thực tế ko xã hội sẽ bị lãng quên và hoang phí...Hãy học tiếp thu những thứ thật hữu dụng thật cấp thiết cho bạn cho xã hội cho thực tế...

Nặc danh nói...

Tam quan trong cua Khoa hoc tu nhien hay khoa hoc xa hoi ta khong noi duoc cai nao tot hon, xau hon. Moi nguoi sinh ra deu co bam sinh gieng cua minh, nhung neu duoc song trong mot nen giao duc van minh thi no se giup chung ta phat trien tot ve nang luc bam sinh cua minh va dong thoi khac phuc tot cho chung ta nhung diem yeu cua minh. Dieu do co nghia rang,song va hoc tap o mot nen giao duc van minh se trang bi cho chung ta mot kien thuc khong lech de buoc vao doi giup ich cho Xa hoi. Minh cung cam thay rat buon ve tinh trang giao duc o Vietnam ly thuyet nhieu hon thuc hanh, nhung nguoi co kha nang thi khong co dieu kien tot de phat trien.Dan tri o nuoc minh con qua thap phai k° Ban ?

HY nói...

Thanks bạn đã chia sẻ suy nghĩ về vấn đề này :)