Thứ Ba, 25 tháng 9, 2007

Tay nắm bàn tay

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Tay nắm bàn tay, màn đêm tràn xuống

Những con đường nhòa nhạt trong sương

Bóng tối kia đâu có gì đáng sợ,

Khi cạnh em là hơi ấm thân thương.

*

Tay nắm bàn tay, mình mãi đi như thế

Dù đông về, xuân tới, hè sang

Đắng đót nhọc nhằn một thủa tào khang

Bùi ngọt nâng niu quãng đời son trẻ.

*

Chuyện đã xa lặng thầm nghe nhau kể

Cơn bão lòng gió đã cuốn tận đâu

Sâu thẳm mắt buồn đọng lại nỗi đau

Xa xót lòng nhau, thương nhau quá đỗi.

*

Không tiếng khóc cũng không lời giận dỗi

Hai tâm hồn bình thản lắng vào nhau

Ngày tháng dài ta chia sẻ trước sau

Và điều ấy phải chăng là quý giá.

*

Tay nắm bàn tay, mình đi trong gió cả

Những mảnh rời đã hòa nhập sinh sôi

Lậm lụi tháng ngày sướng khổ có đôi

Hai trái tim, một nhịp đời da diết...

***

24-9-2007

HY

19 nhận xét:

Codet nói...

Dù ảnh tối lắm, ko rõ ng, dưng vẫn nhìn thấy Yến mặc váy kìa, trông duyên ra bao nhiêu. hihi, em đoán chắc là ông xã động viên mặc ha?
Tóc cũng hơi dài ra, trông dễ thương thế!

Ladymeomuop & Miss Kat nói...

Nhìn vợ chồng bạn HY thấy đẹp đôi ghê...hí hí tích cực mặc váy đi ạ :)) chân bạn HY rất đẹp hihi xấu như tớ mà vẫn ngày ngày váy trên từng cây số ;)

Cà rem nói...

hihi...vô chê thơ chị giáo cho chị giáo chửi chơi.
- Về form: bài thơ chị giáo hình như chưa thành 'thể' dù nó cũng gần giống như thể Aria da capo (tức phần A + phần B + Phần A) nhờ motive 'tay nắm lấy bàn tay', còn hơi xa để đạt được những cái mà thể sonata form (exposition- developement - recapulation) có thể tạo ra ở tính nhất thống (unity) và tính biến thể (variety). Hoặc nhìn theo khía cạnh tính biến thể, nó cũng chưa đạt được hiệu ứng mà thể Theme and variations mang lại. Vd như bài Người con gái mặc quần (hoặc Chào Nguyên Xuân) của Bùi Giáng tiêu biểu cho cái mà TL gọi là theme and variations:
Người Con Gái Mặc Quần
Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
đen và đỏ là hai màu rồi đó
cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
vàng và tím là hai màu mỉm miệng
mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
lành và rách đều vô cùng trong sạch
bởi vì là lành rách cũng long lanh

Cà rem nói...

- Về thể tài: bài này của chị giáo làm TL nhớ tới bài Tình già của Phan Khôi. Nhưng xét thêm về nhịp diệu (rhythme, tức nhạc tính, hồn của một bài thơ), vần vèo và hệ tự vừng, ý tứ thì bài của Phan Khôi gọn, xúc tích hơn bài chị giáo. Không gian và thời gian thơ cũng 'ác' hơn.
Tình Già
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
- Hay! mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
Mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
(Phong Hóa, 24 janvier 1933)
Bài họ Phạn đọc cứ như đọc 1 bài Tống Từ (chẳng hạn như bài Thoa Đầu Phượng của Lục Du viết cho Đường Uyển), nhịp điệu, mạch thơ ác liệt.

Tuan Anh - Hear the world nói...

hehe, vay ngan !!!

Codet nói...

ngất tại chỗ 5 giây/ ai kiss mình cái cho tỉnh lại nhỉ? he he

FR nói...

Gợi cảm quá hihi...
Thế này thì các bạn ko cho đứng cùng hàng 20 đâu, đuổi xuống 16 đấy ;)

Haimen nói...

wow, chị Yến mặc váy ngắn trông trẻ trung dễ thương quá trời, phát huy phát huy chị ơi, chân dài trắng bóc nhìn đã ghê, không, ý em nói là nhìn đẹp ghê :)))

Tung H nói...

Chị HY cần ảnh rõ nét hơn thì nhắn cho em nhé! Photoshop cứ gọi là...
:D

HY nói...

Ngượng quá, hihi :)

FR nói...

Thiệt ra ý em Biển là nhìn "ngon" ghê hí hí :))

HY nói...

@Tuan Anh: liều nhỉ! ;)
@Too much: để hôm nào liều hơn nữa chị sẽ post ảnh lúc bình minh :) Cảm ơn em.
@Nam Giang, @Ladymeo: hihi, cảm ơn các bạn đã khích động (khích lệ, động viên) tớ ;)
@Tung H: mờ mịt mới không ai nhìn ra những cái xấu chứ :P

HY nói...

@Ga Con: chê thế đúng quá còn gì, bài này tớ viết vo thôi. Lấy một hình ảnh đi cùng thời gian trong cuộc đời chồng vợ, tay nắm bàn tay. Tất nhiên là thể nào cũng có ôn nghèo kể khổ, ngọt bùi bão tố mưa dông, có khi bàn tay rời nhau ra... và kết lại là sự tin cậy, chia sẻ, đồng cảm, là tình thương yêu, có vậy thôi. Mình cũng thử tìm lối khác mạnh, ấn tượng nhưng nó lại xa lạ với cuộc sống vợ chồng giản dị, đều đặn ở đời thường. Tóm lại mình cảm thấy khó viết, hihi, đồng ý là bài này dở. ^^
Nhà Gà Con hồi sức cấp cứu cho Codet đi kìa ;P

HY nói...

@FR: Buồn cười quá, thấy các bạn vật vã tuổi 20 đâm ra mình cũng cố tí :P

Too much love will kill you nói...

sao c HY k post ảnh 2 vợ chồng sáng sủa chút nhỉ,làm e tò mò :-p.Thơ c HY thì chả ph nói từ "Hay" nữa.Khen nhìu nhàm qá :">

Dím nói...

chị Yến nên phát huy. Em thấy thế này đẹp!

Cà rem nói...

hi`...bài thơ này của chị giáo em TL nên sửa lại gọi là Khúc phóng túng (fantasia trong thể nhạc). Lâu rồi em TL ko có bàn về thơ tiện thể ở đây nói vài ý nghĩ vụn vặt về thơ để chị giáo và các bạn nghe chơi, cái nào nghe dở hay nhảm thì bỏ , còn có hên có ý nghe được thì giữ lại
1) Thể thức (form) nhạc:
Trong nhạc cổ điển phương Tây, có rất nhiều thể thức mà học tập nó rất lợi ích đối với việc hiểu âm nhạc, và nếu may mắn sẽ có vài ý còn xài được khi áp dụng mở rộng ra cho nghệ thuật nói chung bới nó cũng chia sẻ những đặc tính của một tác phẩm nghệ thuật nói chung:
- Form: thể thức là cấu trúc, là bộ xương của tác phẩm. Một tác phẩm ko có thể cũng như 1 ngôi nhà không có kèo cột.
- Tính nhất thể (unity) và tính biến thế (variety): 1 tác phẩm quá unity thì nhàm chán, còn quá 'biến đổi' thì bị lạc, đảm bảo được tính cân bằng giữa tính nhất thể và tính biến thể là thách thức lớn nhất với mọi tác phẩm. Đó cũng là cái tinh yếu của chủ nghĩa cổ điển
2) Thể trong thơ:
Thơ, thật không may (hay may mắn), không có được cái 'tính cấu trúc' chặt chẽ như ông bạn nhạc nhẽo của mình. Các 'loại' thơ 'hiện đại' kể từ thơ tự do đều cố gắng phá cấu trúc, phi thể thức (thơ tự do=free verse, thơ không vần = blank verse, thơ tân hình thức=new formalism poetry, thơ trình diễn=performance poetry, thơ thị giác=visual poetry). Ngay cả thơ vần cổ điển, dẫu có vần luật đi nữa thí tính cấu trúc của nó cũng rất yếu.
Chẳng hạn các 'thể' thơ lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt (khổ 4 câu) hoặc thơ English quartrain về thực chất chỉ là một quy định về vần luật chứ không phải là một thể thơ có 'tính cấu trúc' chặt chẽ. Thể trong các loại thơ này về thực chất là các khúc phóng túng (fantasia), người làm thơ phải tự mình tạo nên cấu trúc của bài thơ. Biệt lệ, có 2 loại thơ có tính cấu trúc, tính thể thức chặt chẽ nhất là thơ Đường luật (thật ngôn bát cú) và thơ sonnet cổ điển (hay shakespearean sonnet). Hai thể thơ này giống nhau 1 cách đáng ngạc nhiên, gồm 4 phần : khai, thừa, chuyển, hiệp (nói theo thơ Đường). Và ngạc nhiên hơn nữa khi chúng khá tương đồng với thể sonata form trong âm nhạc. Một cách tương đương và khập khiểng : khai =exposition, thừa+chuyển= developement, hiệp= recapulation. Tuy nhiên, tính thống nhất trong thơ Đường và thơ sonnet là tình cấu trúc về tứ thơ, mạch thơ chứ không như âm nhạc, bên cạnh sự thống nhất về ý,mạch còn có thống nhất về 'vật liệu' (material) tức các motif, phrase,sentences v.v.
Nói túm đi túm lại túm tới túm lui, tính cấu trúc của thơ kém chặt chẽ hơn nhạc (nhưng có sao đâu, thơ là thơ , nhạc là nhạc 2 cái khác nhau, lôi đầu vô bắt phải giống nhau vô duyên quá !). Nói ra vì có nhiều bạn ít nhận ra cái nhược điểm đó của thơ. Một bài thơ hay thì dẫu là theo...phóng túng thì cũng hay nốt, ậy nhưng mà có một cấu trúc chặt chẽ, 'hoành tráng', vững chảy nữa thì...cũng đâu có hại gì.
3) Nhịp thơ:
Nhịp là hồn của thơ, dẫu cho là thơ không vận đi nữa mà ko có nhạc tính, nhịp điệu thì coi như xong...hàng. Theo thiển ý, thơ English bị cái meter giới hạn nên cái nhịp không được tư do, phóng khoáng. Cứ theo nhịp 2/4 (1 nhip mạnh+ 1 nhịp nhẹ hoặc 1 nhịp nhẹ + 1 nhịp mạnh), 3/4 (bùm chát chát) ... địa loại là theo nhịp của âm nhạc tây phương. Khi họ đọc, họ chỉ đọc theo nhịp cho trúng là ok. Còn thơ Việt ta thì khác, nhịp là nhịp theo ngữ nghĩa , theo đơn vị ngữ pháp. Vd 1 câu thất ngôn ta có thể đọc ngắt nhịp 1/6 (1 chữ+ 6 chữ), 2/5, 4/3,3/4...Cho nên , thơ Việt khá phóng túng và tư do trong nhịp. Chính nhờ thế, nó rất giàu nhạc tính ! Điều này thấy rất rõ quá thể song thất lục bát, nhờ cái biến hóa của nhịp mà khi đọc lên nó như nước chảy mây trôi (hành vân lưu thủy), chơi vô mấy bài trường thi dài loẳng ngoằng thì thiệt là đúng điệu (ai hổng tin đọc thử Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm hay Tỳ Bà Hành bản dịch của Phan Huy Chú coi sao).
Lại thêm nữa, ta có thể lục bát rồi trường đoản cú (như bánh canh cọng vắn cọng dài), văn biến ngẫu đem phối hợp vô nữa thì cái phóng túng của nhịp thơ thiệt là hết ý.

HY nói...

@Biển em: em làm chị phấn khởi quá! Cảm ơn cái váy với đôi bốt mới, hí hí :D
@FR: ý nào của em Biển nghe cũng phê phê Mưa ạ, giúp mình quên đi thực tế phũ phàng: "hai năm nữa iem tròn bốn chục" :P

HY nói...

@Tào lao: Cảm ơn tào lao đã viết rất chi tiết về thể thức nhạc, thể dạng thơ và nhịp điệu trong thơ.
Nói về thể song thất lục bát, đúng là nghe như nước chảy mây trôi, mình rất thích thể thơ này. Nhớ ngày xưa hay đọc Chinh phụ ngâm về khuya, thú vị vô cùng: "Trống tràng thành long lay bóng nguyệt/ Khói cam tuyền mờ mịt thước mây/ Mấy lần gươm báu trao tay/ Nửa đêm truyền hịch rạng ngày xuất chinh..."
Cũng có thời kỳ mình làm thơ song thất lục bát, tiếc là hồi trẻ để thất lạc. À, thôi để entry sau mình thử viết một bài song thất lục bát cũng chủ đề vợ chồng như trên, Tào lao xem xong so sánh, nhận xét luôn cho vui nhé :)