Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Học văn để làm gì?

   Đấy là câu hỏi của bạn Hiếu ở FB bữa trước, FB giống như cái tiệm tạp hóa, lâu lâu lại gặp một thứ hay hay mà loay hoay trong đấy hoài thì rất mệt :)

   Tôi chưa kịp nghĩ ra câu trả lời của mình thì bữa rồi gặp lúc bạn Thao post cái ảnh này lên với lời đề rất dịu: "Nụ vàng lẻ loi nơi góc vườn", nhìn bông hoa vàng rực rỡ tôi bèn còm luôn: "Hoa nở toe toét rồi còn "Nụ" gì nữa :P". Cái còm vừa được bạn Thao ấn like thì tôi nhận ra mình đã sai, Nụ vàng ở đây không phải từ dùng để chỉ một cái nụ hoa màu vàng, mà chính là để gọi một bông hoa một cách trìu mến yêu thương. Không phải vì cái bông hoa ấy trước đó không lâu đã là một cái nụ, mà chính là sự thương mến của người ngắm hoa đã không muốn đối xử với hoa khác hơn cái thủa ban đầu bé bỏng. 

    Ai chẳng dành sự cưng chiều nâng niu cho một bé gái xinh xắn dễ thương, nhưng những người phụ nữ trưởng thành vẫn có thể được gọi là "cưng", "bé" bởi cha, mẹ, người yêu, chồng hay bạn bè, những người thương mến họ. Học văn có lẽ giúp ta hiểu được phần nào cái tâm tình ấy của người viết qua câu chữ, như vậy chẳng cũng đáng sao?

    Một chuyện khác cũng liên quan đến hoa và văn thơ, không chỉ văn thơ mà còn toán nữa, tôi tình cờ vào entry Toán và Thơ blog bác Hà Huy Khoái, và đọc được đoạn này: 
                              "Trên trời có đám mây xanh
                Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
                              Ước gì anh lấy được nàng…
   Đúng là không có một chút logic nào giữa câu cuối với hai câu đầu! Nhưng có lẽ nó hay là vì cái phi logic đó chăng."

   Vì rất khoái ca dao nên tôi chạy vào góp còm:
                         “Trên trời có đám mây xanh
                  Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
                         Ước gì anh lấy được nàng
                    Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”
     Đoạn ca dao trên có logic chứ bác, hai câu đầu là tả cảnh mây kết thành hình bông hoa, trên trời có bông hoa bằng mây rất đẹp, hoa mây làm “anh” nhớ đến bông hoa “nàng”, và ước lấy nàng, mong thấy gót sen nàng trong hồ bán nguyệt. Nhìn mây trời và mơ ước là thú dễ thương của tuổi thơ, bác quên rồi sao."
 
     Đấy là chỉ là cách hiểu của tôi, văn học cho ta nhiều cách hiểu như chân trời không giới hạn những con đường. Với mỗi câu thơ hay văn nếu bạn nghe ý kiến của nhiều người và viết ra ý chính mình, bạn sẽ thấy những tầng tầng lớp lớp đa chiều ý vị của cuộc đời hiện ra trước mắt. Học văn chẳng cũng thú lắm sao?

Thất bại của Rio+20

 Có cái tin nhỏ được đăng ở TS: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=5314

Đoạn cuối nguyên bản:

    "Nhưng Brazil cũng không một mình tạo ra kết cục này, ở đây có sự tham gia của các chính trị gia và quan chức từ các quốc gia muốn biến Rio+20 thành nơi phát ra những lời kêu gọi suông chứ không có hành động cụ thể nào được thực sự cam kết để thực hiện.Trong khi Rio+20 được nhiều người hy vọng sẽ là hội nghị đi sâu giải quyết các vấn đề của trái đất, bản báo cáo kết quả từ hội nghị có tiêu đề “Tương lai mà chúng ta muốn” đơn giản chỉ là một lời kêu gọi như vậy."

Bonus cái ảnh đẹp về cá Mập tìm thấy trên mạng:


Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Hai mươi năm sau

Chắc mọi người còn nhớ bài nói của cô bé 12 tuổi năm xưa (xem ở đây). Và đây là Severn Suzuki hai mươi năm sau:

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012