Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Entry học tiếng Pháp

(Update: Entry này có số comment nhiều quá đã không còn comment thêm được nữa, các bạn có thể comment vào Entry học tiếng Pháp (2)) Tôi muốn tự học một ít tiếng Pháp nên đã đến thư viện mượn về một số băng, đĩa, sách,... toàn chương trình cơ bản, tự nhiên nhớ ra là bác LH rất giỏi tiếng Pháp, bèn mở entry này cố gắng viết comment bằng thứ tiếng Pháp abc mà tôi học được để bác LH đọc và sửa cho. Đề nghị cô giáo LH nhiệt tình giúp đỡ ạ :P

Post thêm tấm ảnh Ottawa mùa đông cho đỡ trơ trụi vài dòng, ảnh này lấy trên mạng, con đường này tôi đã lái xe qua :)

207 nhận xét:

1 – 200 trên 207   Mới hơn›   Mới nhất»
HY nói...

Mon nom est Y. Je suis âgée de 42 ans. Mon père est mort quand j'avais 30 ans, il ya 12 ans. A cette époque, mon fils avait 4 ans seulement, mais il savait combien j'étais triste.

Nặc danh nói...

Hihihi, bravo HY, j'ai grand plaisir de t'aider à apprendre le français!

Bác HY làm tôi vui quá ! Bác nhờ tôi là đúng chỗ rồi đấy. Về tiếng Pháp thì đến giờ này tôi chưa có đối thủ đâu, hihi! Thế mà chẳng biết đem cái tài hèn này phục vụ ai cả.

Tu as très bien écrit, il n'y avait pas de faute.

Je m'appelle Huong, j'ai quarante ans. J'aime beaucoup mon père aussi, il est ingénieur électricien mais il aime bien la littérature.

LH

Nặc danh nói...

Đây có bài tập đây, bác thử dịch bài hát này xem nào ?

L'araignée Gypsie
1.
L'araignée Gypsie monte à la gouttière,
Tiens, voilà la pluie, Gypsie tombe par terre,
Mais le soleil a chassé la pluie.

2.
L'araignée Gypsie a tissé sa toile,
Les gouttes de pluie brillent comme des étoiles,
Gypsie s'endort, elle est bien fatiguée.

3.
Soudain sur sa toile, se pose une mouche,
Gypsie se réveille, l'eau monte à sa bouche,
Elle met la table et trotte sur sa toile.

4.
Madame la mouche, vous êtes imprudente,
Je vais vous croquer, petite insolente,
Mais dans le ciel, s'envole la mouche.

5.
L'araignée Gypsie est toute chagrine,
Son repas s'envole, elle a bonne mine,
Elle se recouche, après tout, qui dort dîne.

LH

HY nói...

Tôi thử nhé, có nhờ thầy Gúc gà bài tí :)

Nhện Gypsie

Nhện Gypsie lên tận máng xối
Nhìn kìa, trời mưa, Gypsie rơi xuống đất
Nhưng mặt trời đã đuổi mưa đi

Nhện Gypsie dệt cái mạng nhện
Những hạt mưa lấp lánh như sao
Gypsie buồn ngủ, cô ấy mệt

Đột nhiên trên mạng có con ruồi
Gypsie tỉnh dậy, nước rơi vào miệng
Cô đứng lên, chạy lon ton trên mạng

Bà ruồi ơi, bà bất cẩn mất rồi
Tôi sẽ cắn một cách hơi xấc xược
Dù ở trên trời, ruồi cứ việc bay thôi

Nhện Gypsie chẳng có gì bấn loạn
Sau bữa ăn, trông cô rất ổn
Trở lại giường mình, xong rồi, cô ngủ.

Nhị Linh nói...

Vẫn có tí lỗi kìa :p "il ya" thì giữa y và a phải có dấu cách.

Câu "Mon père..." đúng văn phạm và ai cũng sẽ hiểu đúng ý, nhưng để nói tự nhiên hơn thì có thể viết lại: "J'avais trente ans quand/lorsque mon père mourut ("est mort" cũng ổn nhưng trong văn trần thuật chuẩn thì chỗ này người ta dùng thời passé simple); il y a/ca (c cédille) fait douze ans (de cela)".

Nhị Linh nói...

hì hì chị Yến dịch sai nhiều lắm í :pp

Nhị Linh nói...

Tiện bác LH chưa vào, em chỉ ra mấy chỗ nhé:

đoạn 3:
"l'eau monte à sa bouche" tức là nước dâng lên trong miệng, tức là tứa nước bọt vì thèm (nhìn thấy con ruồi)

"elle met la table" tức là chuẩn bị bàn ăn (để xơi con ruồi)

HY nói...

Hihi, merci Nhị Linh :)

Nhị Linh nói...

Đoạn 4 nhiều bẫy, khó phết đấy, chị tìm hiểu đi :)

Đoạn 5:
"est toute chagrine" nghĩa là buồn ơi là buồn (vì con mồi bay mất rồi: phải hiểu nghĩa đoạn 4 thì mới hiểu được nghĩa đoạn 5 này)

"son repas s'envole" nghĩa là bữa ăn của cô nhện bay mất, sau đó đến "elle a bonne mine" là một cách nói kháy

"Elle se recouche, après tout, qui dort dine" nghĩa là cô nhện đi ngủ lại, rồi sau đó là một ngạn ngữ: đi ngủ tức là ăn, nghĩa là đói quá thì ngủ dỗ cơn đói, rồi AQ mà nghĩ mình chả đói vì đã được bù trừ bằng cách ngủ :p

Tung H nói...

Nhất chị HY :D

sonata nói...

Tôi đố bác Lan Hương dậy tôi học được tiếng Pháp đấy ! các thày Nga văn Trung văn thời phổ thông, các thày Anh văn Pháp văn thời đại học đều chào thua tôi! he he, một ca đặc biệt khó ;))

Nhị Linh nói...

hì, chị có tìm hiểu ra được không? đoạn 4 mà hiểu sai nghĩa tức khắc đoạn 5 không thể hiểu được, ý bài hát là cô nhện bắt hụt mồi (con ruồi), và diễn tiến vụ bắt hụt này được kể ở đoạn 4 :p

Lana nói...

Ừ đúng rồi, đố bác LH dạy mình học được tiếng Pháp mà dịch được bài thơ con ruồi như HY đấy!
Bác mà thành công thì xin Lana hậu tạ lắm lắm :)

Nặc danh nói...

Bonjour, comment ça va ? (Nghĩa là "Xin chào, (các bạn) có khỏe không ?"

Nhị Linh nói đúng đấy. Riêng về vụ "trần thuật" thì không cần thiết, bình thường người Pháp nói giản dị hơn, chỉ khi viết văn thì mới cầu kỳ thế. Cầu kỳ là thuộc tính của Nhị Linh, các bạn cứ theo cách của mình, sẽ giản dị và dễ hơn.

@ chị So và Lana : OK, avec plaisir (nghĩa là rất vui lòng), chúng mình sẽ thử xem sao nhé.

Chị So mà khó học ngoại ngữ thì em đoán là tiếng Việt của chị rất giỏi, cũng như các môn khoa học tự nhiên, và chị có tính cầu toàn. Nhưng chỉ cần thay đổi một chút nguyên tắc là ổn thôi. Ví dụ nguyên tắc đầu tiên của em là "học thuộc lòng".

Sau đó là mục đích học ngoại ngữ (ví dụ để học văn thì em ra sức đọc sách văn học và các nghành khoa học xã hội, chứ em hầu như không đọc sách toán hay luật, vv.).

Vậy em đề nghị mục đích học của chúng ta ở đây là học tiếng Pháp cơ bản, đủ để nói chuyện với trẻ con (vì trẻ con sẽ sử dụng một số từ vựng và cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất, làm nền tảng cho việc học về sau của chúng).

Cái khó là phát âm, vì em cho đó là cái khó nhất, mà cũng rất hay, của tiếng Pháp. Thế mà chúng mình lại không có điều kiện để nghe nói với nhau. Vậy em sẽ chọn những bài hát của trẻ em để chúng mình học, và mọi người chắc là sẽ tìm thấy bài hát trên mạng, cứ việc hát theo thôi. Phát âm sai một chút cũng không sao đâu, dần dần mình sẽ tự sửa lại.

Và điều duy nhất mình yêu cầu là học xong bài nào thì các bạn học thuộc lòng luôn bài ấy. Thuộc sơ sơ thôi, không cần kỹ lắm. Ví dụ bài hát "Nhện Gypsy" ở trên đây bọn trẻ con bé ở Pháp chúng chỉ hát mỗi khổ thơ đầu thôi. Vậy trước tiên các bạn thử học thuộc khổ thơ đầu và nghĩa của nó qua bản dịch (rất đáng yêu) của bác HY nhé (trên mạng có bài hát đấy, à mình sẽ đi kiếm link). Đoạn đầu bác ấy dịch rất ổn. Còn những đoạn sau thì chúng ta sẽ cùng làm việc.
LH

Nặc danh nói...

À có lẽ mình cũng phiên âm từ tiếng Pháp sang tiếng Việt luôn, không chính xác lắm nhưng các bạn đừng lo, khi có dịp mình làm một khóa luyện âm là ổn.

Vậy thì "Bonjour, comment ça va ?" đọc là :

"Bông giua, co măng xa va" ?

Đoạn đầu bài thơ "Nhện Gypsy" đọc như sau :

La ren nhê Gíp xi
Mông tà la gút chi e (rờ)
Chiêng, voa la la plui
Gíp xi tông(bờ) pa(rờ) te(rờ)
Me lơ xô lây a sa xê la plui.

(hihi)

(L'araignée Gypsie
1.
L'araignée Gypsie monte à la gouttière,
Tiens, voilà la pluie, Gypsie tombe par terre,
Mais le soleil a chassé la pluie.)

LH

Nặc danh nói...

Đây bài hát đây :

http://www.youtube.com/watch?v=7GL8jazxjGw
LH

sonata nói...

Bonjour,professeur Lan Hương :))
Tôi sẽ học thuộc lòng ngay :))

Nặc danh nói...

Hihi, merci chị So (merci luôn vì lời khen bên blog Nhị Linh).

Em nhầm một chút :
Me lơ xô lây a sa xê la PLUY (chứ không phải plui)

LH

HY nói...

Haha, mình khoái lớp học này quá! :P LH, Nhị Linh, Tung H là các thầy, cô giáo cao thủ tiếng Pháp, chị So, chị Lana và em toàn học trò cứng thủ :D

@Nhị Linh: bây giờ đọc comment của NL mình mới hiểu đoạn 4 là hụt ruồi, lúc trước mình cứ thắc mắc tại sao tự nhiên đang đớp ruồi lại có câu: Nhưng ở giữa trời, ruồi bay. Mình sẽ dịch lại ba đoạn 3, 4, 5.
Chỗ cái bàn mình quên tưởng tượng ra là dọn bàn ăn thật hichic Đã dọn bàn ăn mà còn hụt ăn đúng là buồn cười, bài này trông đơn giản mà khó dịch thoát cái ý hài hước :P

HY nói...

3. Đột nhiên trên mạng có con ruồi
Gypsie tỉnh dậy, nước ứa trong miệng
Cô dọn bàn ăn, chạy lon ton trên mạng

4. Bà ruồi ơi, bà bất cẩn mất rồi
Tôi sẽ cắn một cách hơi xấc xược
Nhưng ở trên trời, bà ruồi bay

5. Nhện Gypsie chẳng có gì bấn loạn
Hụt mất bữa ăn, trông cô vẫn ổn
Trở lại giường mình, sau tất cả, cô ngủ bù.

Nhị Linh nói...

Đoạn 4 vẫn có chỗ sai :p

HY nói...

@Nhị Linh: có phải chỗ sai là thừa "bà": "Nhưng ở trên trời, ruồi bay"

@LH: đúng là tôi thấy sợ nhất cái đoạn phát âm của tiếng Pháp, chẳng giống tiếng Anh cũng không như tiếng Nga là những tiếng tôi đã học, tôi đang học thuộc lòng bài professeur LH giao, hình như những âm (rờ) tôi đọc nặng hơn em bé hát.
À, tôi thấy link này có kèm lời luôn:
http://www.youtube.com/watch?v=WPboONnHd14&feature=related

Nhị Linh nói...

không phải, "petite insolente" là con nhện chửi con ruồi đấy :p

Nhị Linh nói...

và s'envoler không phải "bay", bay là voler, s'envoler nghĩa là bay lên: con ruồi bay lên trời (từ cái mạng nhện), động từ s'envoler cũng được sử dụng ở đoạn 5: bữa ăn của cô nhện bay mất

Lana nói...

Phải ghi lại cái link này mới được, không phải dưới dạng sub-link của HY blog mà là vào góc học tập :)

Thưa cô giáo LH là học trò Lana xưa có học lớp vỡ lòng tiếng Pháp nhưng lâu quá rồi nên chả còn nhớ gì, mà hình như hồi đó thi trượt chưa được lên lớp một, hihi. Khoe đây là để áp đảo bạn So tí, hy vọng là với cái vốn 'đã được vỡ lòng' thì sẽ vượt được bạn So (trường hợp bạn So chưa từng học vỡ lòng).

Đã bắt đầu học đọc khổ thơ đầu theo hướng dẫn của cô giáo. "gouttière" đọc là "gút chi e (rờ)"; "Tiens" đọc là "Chiêng", vậy rút ra chữ 't' khi phát âm là 'ch' đúng không 'bác LH'? (hihi cái này là xưng hô bắt chước chủ nhà HY, cô giáo bỏ qua) :)

Tung H nói...

Trình tiếng Pháp của em đủ để đi du lịch thôi ^^

Nặc danh nói...

Bonjour à tous [bông giua(rờ) a tu(xờ)], nghĩa là "chào tất cả (các bạn)"

Tôi dịch nhé, vì đoạn sau hơi khó thật :

Nhện Gypsie

Nhện Gypsie lên tận máng xối
(Nhìn) kìa, trời mưa, Gypsie rơi xuống đất
Nhưng mặt trời đã đuổi mưa đi

Nhện Gypsie dệt cái mạng nhện
Những hạt mưa lấp lánh như sao
Gypsie thiếp ngủ, cô ấy mệt

3. Đột nhiên trên mạng có con ruồi
Gypsie tỉnh dậy, nước ứa trong miệng
Cô dọn bàn ăn, chạy lon ton trên mạng

4. Bà ruồi ơi, bà bất cẩn mất rồi
Tôi sẽ nhai rau ráu, bà nhãi xấc xược ơi
Nhưng trên trời, bà ruồi bay mất

5. Nhện Gypsie hết sức phiền muộn
Hụt mất bữa ăn, trông cô thật ngộ
Cô đi nằm lại, thôi thì, ai ngủ coi như ăn tối rồi.

Tôi phải cố dịch sát nên nó kém hay một chút, mời bác HY sửa lại nhé.

LH

Nặc danh nói...

Bây giờ tôi sẽ trả lời câu hỏi nhé (chúng ta cứ xưng hô là "bác" nhé!)

@HY : đúng là những chữ tôi để trong ngoặc như (rờ) (tờ) (xờ) là để chúng ta đọc nhẹ các phụ âm /r, t, s/. Muốn đọc những phụ âm ấy nhẹ thì âm ngay trước đó phải ngân nga một tí, hơi giống như âm kéo dài bên tiếng Anh ấy.
Ví dụ : Bonjour = Bông giUU(rờ) (đọc nhanh nghe giống "giua"); tous = tUU(xờ); par terre = pAA(rờ) tEE(rờ)

Tôi chưa quen phiên âm bằng cách dùng tiếng Việt như thế này nên thỉnh thoảng hơi nhầm một chút, ví dụ lúc đầu tôi phiên âm chữ "bonjour" bị thiếu âm (rờ) ở cuối. Vài bữa nữa sẽ ổn, các bạn kiên nhẫn nhé!
LH

Nặc danh nói...

@Lana : Đúng đấy, âm /t/ trong tiếng Pháp được đọc hơi bật (rất) nhẹ, nghe gần như là "ch", đặc biệt là khi đi với âm /i/ (ti) thì nghe rất rõ là "ch".

Tuy nhiên có trường hợp trong âm -tion thì nó được đọc là /xờ/, tức là /xiông/, như là "nation" nghĩa là "quốc gia".

Tôi nhận thấy là phiên âm bằng tiếng Việt như thế này đọc khá chính xác, nếu chúng ta hơi chúm hai bên mép và cong nhẹ môi trên, một cách rất nhẹ nhàng (để cho âm thanh hơi vang trong miệng), thì nghe đúng là tiếng Pháp đấy. Nhất là nếu các bạn lại nghe trực tiếp tiếng Pháp trên mạng, thì tôi đoán là các bạn sẽ phát âm rất hay.

Bữa nào bác HY cho mọi người nghe thành quả lao động của bác xem sao ? Giống như lần trước bác hát ấy (hihi).

LH

LH

Nặc danh nói...

Một chút ngữ pháp nhé : chúng ta sẽ chia động từ nhóm thứ nhất, tức là tất cả các động từ kết thúc bằng –er (có một ngoại lệ duy nhất là động từ « aller »).
Ví dụ : monter (lên), tomber (rơi), chasser (săn, đuổi)

Vậy động từ « monter » /mông tê/ được chia như sau :

Je monte /giơ mông(tờ)/
Tu montes /tuy mông(tờ)/
Il monte /i(lờ) mông(tờ)/
Elle monte/e(lờ) mông(tờ)
On monte /ông mông(tờ)/
Nous montons /nu mông tông/
Vous montez /vu mông tê/
Ils montent /i(lờ) mông(tờ)
Elles montent /e(lờ) mông(tờ)/

(nghe hơi buồn cười, hihi, nhưng càng dễ nhớ, vậy các bạn học thuộc bài chia động từ «monter» này nhé, đọc chừng 3 đến 5 lần là đủ, thuộc sơ sơ thôi).

Trong đó :

Je = tôi
Tu = bạn, mày
Il = anh ấy, nó
Elle = chị ấy, nó
On = người ta (chúng ta có thể dùng nó để thay cho tất cả các ngôi khác, như kiểu trẻ con nói)
Nous = chúng tôi, chúng ta
Vous = các bạn
Ils = họ (giống đực, có thể lẫn giống cái)
Elles = họ (giống cái)

Bây giờ đố các bạn biết câu "HY leo lên máng xối" được dịch ra tiếng Pháp như thế nào ?
LH

Nặc danh nói...

A tôi chép lại cho rõ

MONTER

Je monte
Tu montes
Il monte
Elle monte
On monte
Nous montons
Vous montez
Ils montent
Elles montent

LH

Nặc danh nói...

Đọc như sau :

giơ mông(tờ)
tuy mông(tờ)
i(lờ) mông(tờ)
e(lờ) mông(tờ)
ông mông(tờ)
nu mông tông
vu mông tê
i(lờ) mông(tờ)
e(lờ) mông(tờ)

LH

HAT nói...

4. Bà ruồi ơi, bà bất cẩn mất rồi
Tôi sẽ nhai rau ráu, bà nhãi xấc xược ơi
Nhưng trên trời, bà ruồi bay mất

@HY: Mais dans le ciel, s'envole la mouche
Câu này đảo ngữ một chút, nếu đúng thứ tự thì là Mais la mouche s'envole dans le ciel = Nhưng bà ruồi (bỗng) bay vụt (vút, mất) lên trời.
Vậy thế này cũng vần nè HY:
Tôi sẽ nhai rau ráu, bà nhãi xấc xược ơi
Nhưng bà ruồi bỗng bay vút lên trời.

Hí hí mình quên tiệt hết tiếng Pháp học thời ĐH rồi, giờ xin phép vào đây ngó nghiêng, may ra nhớ lại chút. Xin các professeur LH, NL chỉ bảo lỗi giùm.

Lana nói...

bác LH ơi, thế phân biệt cách đọc giữa 'cô ấy' và 'các cô ấy' khi chia động từ monter thế nào, vì tôi đều thấy phát âm là "e (lờ) mông tờ. Cái đuôi (s) trong tiếng Pháp có phát âm không? (tiếng Anh thì có, rất rõ).

hihi hôm nay tự chấm cho mình học sinh chăm ngoan.
:D

HAT nói...

@Lana: 1 cô mông-to với 2 cô mông-to cũng như nhau thôi bạn! sờ (s) là không có được (đọc). hì hì hì.

Xin lỗi các cô giáo em nhanh nhảu đoảng ạ, vì cái câu hỏi của Lana nó thú vị quá ạ.

Nặc danh nói...

@Lana : bạn HAT nói đúng đấy, nhận xét của Lana cũng rất chính xác. Nếu nghe đọc thôi thì không phân biệt được số nhiều và số ít của các ngôi thứ ba (il, elle, ils, elles). Nhưng thường thì người ta không nhầm đâu, chắc vì cấu trúc câu tiếng Pháp rất chặt chẽ.

Chữ /s/ cuối từ không đọc, khác hẳn tiếng Anh nhỉ ? Thỉnh thoảng có ngoại lệ, như chữ tous dùng làm đại từ (tất cả mọi người/cái), thì lại đọc là /tu(xờ)/. Những ngoại lệ như vậy rất ít thôi.

Thế Lana chăm ngoan thử dịch "HY leo lên máng xối" xem nào ?

LH

HY nói...

Bà HY leo lên máng xối
Đang leo thì trời bỗng sập tối
Bà ngó nghiêng, lẩm bẩm bối rối:
"Mình leo đúng hay là lạc lối?"

Haha, ví dụ của cô giáo LH buồn cười quá làm tôi tưởng tượng ra mình giống một bà phù thủy, bèn tán thêm cho vui :P

Vậy là cuối cùng nhờ thầy NL và cô LH, tôi đã sáng tỏ bài nhện Gypsie, mới thấy lúc trước mình dịch liều quá hic hic

@HAT: nhất trí với anh Tuấn về vần của đoạn ấy.

@Lana, HAT: Lana hỏi toàn câu hay, em cười té ghế với câu trả lời của anh Tuấn :P Em học tập Lana cố gắng chăm chỉ :)

@Chị So ơi!!! Je monte /giơ mông(tờ)/...

@Tung H: mình chỉ mong nói được chút ít tiếng Pháp để khi sang Quebec gặp người không biết hoặc không muốn nói tiếng Anh thì mình có thể nói chuyện được :) Vốn tiếng Pháp của Tùng mình đang mơ :P

@LH: Tôi đang tiếp tục học thuộc lòng phần ngữ pháp ở lớp, đã kiếm một quyển vở để chép lại tất những lời giảng dễ hiểu của cô giáo LH. Khi nào cảm thấy mình phát âm tốt hơn mới dám thu ạ :)

Nặc danh nói...

Bonjour à tous,/bông giu(rờ) a tu(xờ)/

Mình dịch đoạn thơ của HY nhé (câu đầu để các bạn dịch):

... (Bà HY leo lên máng xối)
Pendant ce temps, la nuit tombe
Elle regarde de tous côtés
et murmure, l'air confuse
C'est le bon chemin, ou je suis perdue?
LH

Nặc danh nói...

Ôi mình đang chia động từ "tomber" /tông bê/ (rơi, ngã), thì nó biến mất. Chia lại nhé, vẫn là động từ nhóm thứ nhất, chia y như "monter" /mông tê/.

TOMBER

Je tombe /giơ tông(bờ)/
Tu tombes /tuy tông(bờ)/
Il tombe /i(lờ) tông(bờ)/
Elle tombe /e(lờ) tông(bờ)/
On tombe /ông tông(bờ)/
Nous tombons /nu tông bông/
Vous tombez /vu tông bê/
Ils tombent /i(lờ) tông(bờ)/
Elles tombent /e(lờ) tông(bờ)/

Mời các bạn lại học thuộc động từ này nhé (đọc 3 lần).

Xong rồi các bạn thử nói "Tung H và Nhị Linh rơi xuống đất" xem nào ?

LH

Nặc danh nói...

Ôi vẫn quen thói lười, mình viết lại cách chia động từ "tomber" nhé!

TOMBER

Je tombe
Tu tombes
Il tombe
Elle tombe
On tombe
Nous tombons
Vous tombez
Ils tombent
Elles tombent

LH

Nặc danh nói...

Đọc là :

Tông bê

giơ tông(bờ)
tuy tông(bờ)
i(lờ) tông(bờ)
e(lờ) tông(bờ)
ông tông(bờ)
nu tông bông
vu tông bê
i(lờ) tông(bờ)
e(lờ) tông(bờ)

(nhớ luôn luôn chúm mép và tròn miệng (cong nhẹ môi trên) nhé!)
LH

HY nói...

Bonjour Prof. LH,
TH et NL tombent par terre.

Nhị Linh nói...

Ensuite ils s'envolent comme des oiseaux... des aigles :ppp

sonata nói...

he he, lớp học vui quá nhỉ.
bác Lan Hương ơi chữ "tomber" có phải phì giọng mũi không?

sonata nói...

Hát tiếng Pháp khó quá cô giáo oi, thử hát tiếng Việt cho thuộc nhạc đã nhá:
1
Nàng nhện Gip sí đang trèo lên máng nước kìa
Ồ nhìn kìa trời mưa, cô nhện rơi xuống rồi
a nắng đã lên a mưa đã cút đi
2
Nàng nhện Gip si đã dệt xong lưới tơ rồi
Và nhìn ngàn hạt mưa rơi như trời sao sáng long lanh
Gip si thiếp đi, đã vất lắm chứ sao

he he, mai hát tiếp nhá

Nhị Linh nói...

mấy âm "on", "om", "en", "em", "ain" đều đòi hỏi phải có cái mũi tham gia hết chị ơi, một trong những chỗ khó nhất của phát âm tiếng Pháp, cộng thêm phát âm cái "r" nữa

Nặc danh nói...

Cesaria Evora là nữ ca sĩ mà dân Pháp rất yêu mến, chắc họ phải xúc động lắm!

Mời các bạn nghe lại bài "Sodade" nhé :

http://www.youtube.com/watch?v=ERYY8GJ-i0I

LH

Nặc danh nói...

Lời tiếng Bồ đào nha và lời dịch tiếng Pháp mình lấy trên mạng (mời các bạn cứ dùng Google để dịch thoải mái, rất ích lợi):

Sodade:

Quem mostro'b
Ess caminho longe?
Quem mostro'b
Ess caminho longe?
Ess caminho
Pa São Tomé

Sodade sodade sodade
Dess nha terra d’São Nicolau

Si bo t'screve'm
M’ta screve'b
Si bo t'squece'm
M’ta squece'b

Até dia
Ke bo volta

Sodade sodade sodade
Dess nha terra d’São Nicolau

--------------------------------

Sodade

Qui t’a montré
Ce long chemin
Qui t’a montré
Ce long chemin
Ce chemin pour São Tomé ?

Sodade Sodade Sodade
De ma terre de São Nicolau

Si tu m’écris
Je t’écrirai
Si tu m’oublies
Je t’oublierai

Jusqu’au jour
De ton retour

Sodade Sodade Sodade
De ma terre de São Nicolau

"Sodade" nghe nói nghĩa là "nostalgie" (hoài hương)

LH

Nặc danh nói...

Ôi quên, "bonjour à tous" !

Thích lời bài hát tiếng Việt của chị So quá!

Nhị Linh nói đúng đấy. Những âm ấy đều phải đọc giọng mũi, nhưng hơi một chút thôi, để cho âm hơi vang hơn, nhưng nếu giọng mũi mạnh quá thì không phải.

Thực ra khi chúm mép và tròn môi thì âm thanh đã hơi vang trong miệng rồi, âm "tông bê" chỉ cần đọc hơi kéo dài một chút "tÔÔng bê" là chính xác đấy.

LH

Nhị Linh nói...

Tiếng Pháp có cái buồn cười là những gì khó phát âm nhất lại là những thứ đơn giản nhất, học đầu tiên: "un" (un deux trois: một hai ba) là một âm rất khó nói đúng. Âm "j" trong "je" (tôi) cũng làm thân bại danh liệt phần lớn các bác học tiếng Pháp xuất thân từ đồng bằng Bắc Bộ :d

Nặc danh nói...

Bác HY dịch đúng rồi đấy!

Tưởng tượng cảnh TH và NL rơi xuống đất rồi lại bay vọt lên buồn cười kinh khủng !

Mời các bạn dịch tiếp bài "Sodade" của Cesaria Evora nhé !
LH

HAT nói...

Ôi cái âm /r/ trong tiếng Pháp mới thật ngán. Cậu bạn mình ở Chuyên ngữ có tập nói cả tháng cũng không làm sao phát âm cho chuẩn mấy từ repeter, regle, frere... Cuối cùng cậu ta bỏ trường Ngoại Ngữ, đi học ngành Y, và giờ rất happy.

HY nói...

Bonjour các bác, cuối tuần vừa rồi tôi sang Montreal nghe dân tình nói tiếng Pháp véo von mà mình chẳng hiểu, chỉ thực tập được mấy câu chào :P

Tôi xin giơ tay hỏi mấy câu:
1. Đọc động từ Tombe, tôi nhớ đến Tombe la neige, trong tiếng Pháp động từ có thể đứng trước?
2. Chia động từ bay (s'envole) thế nào ạ?

Nhị Linh nói...

Động từ có thể đứng trước, nhưng cũng là hãn hữu thôi, chủ yếu trong thơ, lời bài hát hoặc một số thành ngữ.

Động từ s'envoler là động từ nhóm 1, về nguyên tắc chia giống hệt tomber, nhưng đây là một động từ phản thân nên có chút đặc biệt, ở chỗ cái "se" (viết tắt là s') biến hóa tùy đại từ.

Je m'envole
Tu t'envoles
Il/elle s'envole
Nous nous envolons
Vous vous envolez
Ils/elles s'envolent

Nhị Linh nói...

"R": bọn tôi ngày xưa hay lấy tên cây cầu "Garigliano" ở Paris (gần Porte Maillot, vốn là tên một địa danh bên Ý, nơi diễn ra nhiều trận đánh nổi tiếng trong lịch sử) để luyện âm "r" này. Hoặc "la guerre" (chiến tranh) cũng là từ khó phát âm chuẩn, vì kèm cả âm "u". Nhưng nếu nói được âm "u" của tiếng Pháp thì rất có lợi khi học tiếng Đức: âm "u umlaut" tức là u có hai chấm ở trên thực chất là "u" của tiếng Pháp.

HAT nói...

Chưa thấy prof LH và NL lên giảng đường, tôi thử trả lời mấy câu hỏi của HY. Thực ra cũng không chắc chắn lắm, vì quên gần hết rồi, nhưng phải nói ra thì mới biết (nhờ người giỏi hơn chỉ bảo) mình sai ở đâu mà sửa.

*** Động từ nguyên thể là TOMBER, tombe là dạng đã chia rồi. Tương tự: montrer, s'envoler ...

1. Thông thường động từ đứng sau chủ ngữ, nhưng đôi khi có thể đảo ngữ, nhất là trong văn thơ, lời hát. Ví dụ "tombe la neige" hay "Mais dans le ciel, s'envole la mouche".

2. Động từ bay = voler
Je vole
Tu voles,
Il/Elle/On vole
Nous volons
Vous volez
Ils/Elles volent

S'envoler = bay lên (nguyên dạng là se envoler nhưng được rút gọn khi có 2 nguyên âm liền nhau)
Chia cũng giống như các động từ có quy tắc nhóm 1 (như voler chẳng hạn), nhưng đại từ /se/ biến đổi theo ngôi
Je m'envole (bởi je mE Envole)
Tu t'envoles (bởi tu tE Envoles)
Il/Elle/On s'envole (bởi Il/Elle/On sE Envole)
Nous nous envolons
Vous vous envolez
Ils/Elles s'envolent

HAT nói...

Prof NL nhanh quá, tôi post xong đã thấy câu trả lời có rồi

Nhị Linh nói...

hì, tôi đang tiện tay :)

Bài hát của Evora phải là "Saudade" chứ bác LH ơi. "Saudade" là gì thì mời các bác tham khảo chương 2 "Vô tri" của Milan Kundera, nghĩa là ngay sau chương có "chez toi", "chez moi" :dd

"Cuộc trở về trong tiếng Hy Lạp là nostos. Algos thì có nghĩa đau đớn. Như vậy hoài nhớ [nostalgie] là nỗi đau đớn gây ra bởi ham muốn trở về không được thỏa mãn. Để chỉ khái niệm nền tảng này, phần lớn người châu Âu có thể sử dụng một từ gốc Hy Lạp (nostalgie, nostalgia) rồi lại có những từ khác lấy gốc rễ trong ngôn ngữ dân tộc: añoranza, người Tây Ban Nha nói vậy; saudade, người Bồ Đào Nha nói vậy."

Nặc danh nói...

Bonjour les amis /bôông giu(rờ) lê zami/ (chào các bạn)!

Về chữ "u" của tiếng Pháp : các bạn đọc thử "miu miu" (như mèo kêu), rồi giữ chặt miệng ở vị trí đó, thì đó chính là cách chính xác để phát âm âm /u/ đấy.

Để mường tượng cách khác, thì nó giống như khi ta đọc chữ "u" trong tiếng Anh (thank you chẳng hạn), nhưng không đọc âm /i/.

Và nếu vẫn luôn nhớ chúm mép và tròn môi trên, thì chắc là sẽ đọc y như dân Paris thứ thiệt hihi.

Tôi tạm miêu tả các âm một cách chính xác nhất có thể, nếu các bạn gặp khó khăn thì cứ nói, tôi sẽ tìm thêm ví dụ, hoặc cách miêu tả khác.

Vậy từ nay tôi sẽ ký hiệu cách đọc chữ "u" này bằng âm /Y/ nhé (ngụ ý là nửa "i" nửa "u", chứ không phải là đọc như chữ "y" của ta.

Ví dụ :
Tu tombes = tY tôông(bờ)

LH

HY nói...

Merci NL et HAT!

@LH: tôi thử dịch bài hát bằng Google thấy các câu khá đơn giản :)

HY nói...

Bonjour à tous, cette semaine, je suis tellement occupé, quand j'ai le temps d'étudier le français, je suis à s'endormir. Merci Mr Google pour traduire cette pièce pour moi.

HY nói...

Bac LH phien am ho toi cau tren voi, merci bac :)

HY nói...

Co cai video luyen phat am, bac LH chac giong co giao nay qua: http://www.youtube.com/watch?v=IOZfMJT0BvQ&feature=related

HY nói...

http://www.youtube.com/watch?v=92aQwVUBAYY&feature=related

Nhị Linh nói...

occupé phải có "e": occupée chị ơi :p

Câu merci thì: Merci M. Google d'avoir traduit cette phrase pour moi.

Nặc danh nói...

Salut tout le monde /xa lY tu lơ môông(đờ)/ (="chào mọi người", đây là cách nói thân mật hơn, chỉ dùng với bạn bè), các bạn đừng quên phiên âm /Y/ là để đọc nửa i nửa u nhé (miu miu)!

Cảm ơn bác HY về mấy link luyện âm hay quá, mời Lana và các bạn lưu ngay vào góc học tập nhé ! Tôi đặc biệt thích khi cô giáo dùng hai ngón trỏ chạm vào hai bên sống mũi để minh họa cách đọc các âm mũi. Các bạn nên làm như vậy, việc kết hợp phát âm khó với động tác như vậy sẽ giúp chúng ta phát âm dễ hơn và ghi nhớ âm tốt hơn.

Các bạn làm thử xem với âm /ô/ bình thường và âm /ôô/ giọng mũi xem, thử liên tục xen kẽ 2 âm, ngón tay của các bạn sẽ cảm thấy sự khác nhau giữa âm bình thường và âm mũi.

Mời các bạn làm thử và cho biết ý kiến nhé !

@HY : tôi nghĩ là tôi cũng khá giống cô giáo ấy đấy, hihi. Nhưng thường là tôi lúc thì hung dữ hơn lúc thì hiền hơn một chút.
LH

Nặc danh nói...

Có một điều quan trọng là khi các bạn đã đọc được chính xác một âm rồi thì phải tập luyện để "cố định" nó. Không cần luyện cả tháng trời như bạn của HAT đâu mà chỉ cần vài phút thôi, nhưng phải có phương pháp.

Phương pháp như sau : bạn phải đọc to âm ấy (hoặc là từ ấy, câu ấy) liên tục trong một làn hơi. Nghĩa là hít một hơi thật sâu và đọc liên tục (càng nhanh càng tốt, nhưng phải đọc to và rõ), cho đến lúc hết hơi thì dừng (để thở!!), mà không hít vào chút nào cả (cẩn thận kẻo quên nhé, nhớ là không được hít vào cho đến khi thật sự cạn hơi).

Đọc như vậy 3 lần là đủ (nhớ chúm mép và tròn môi).
Chúc các bạn luyện tập tốt!
LH

Nặc danh nói...

@NL : Cesaria Evora là người Cap Vert nên bà ấy nói tiếng Bồ Đào Nha đã được địa phương hóa (créol), nghe nói vì vậy mà bài hát là "Sodade". Nhưng tất nhiên là mình không rành tiếng portugais (nhưng mình có thể hát bài ấy đấy !! Thực ra phát âm rất giống tiếng Việt).
LH

Nặc danh nói...

@HY : "je suis à s'endormir" : thường người ta nói : "je m'endors" hoặc là "je m'endors presque". Còn nếu muốn nói như bác HY thì phải là "je suis à m'endormir" hoặc là "je suis sur le point de m'endormir".

Au revoir, et à la prochaine /ô (rờ)voa(rờ) ê a la prô se(nờ)/
LH

Nặc danh nói...

A mình quên mất vụ phiên âm :

Bonjour à tous, cette semaine, je suis tellement occupée, quand j'ai le temps d'étudier le français, je suis à m'endormir. Merci Monsieur Google d'avoir traduit cette pièce pour moi.

/bông giu(rờ) a tu(xờ), xe(tờ) xơ me(nờ), giơ xuy te(lờ)măng o kY pê, kăng gie lơ tăng đê tY đi ê lơ frăng xe, giơ xuy a măng đo(rờ) mi(rờ). Me(rờ) xi mơ xi ơ Google đa voa(rờ) tra đuy xe(tờ) pi e(xờ) pu(rờ) moa.

Chúc bác HY đọc tốt!
Au revoir, et bonne soirée, /ô (rờ)voa(rờ), ê bon xoa rê/ = tạm biệt và chúc buổi tối tốt lành !
LH

HY nói...

Merci NL et LH!
Co chuyen buon cuoi la tieng Anh va tieng Phap bat dau tron lan vao nhau :)

HY nói...

Joyeux Noël!

Nặc danh nói...

Bonnes fêtes de fin d'année ! /bo(nờ) fe(tờ) đờ faang đa nê/
LH

antoine nói...

Chao cac anh chi!
Cac anh chi dang hoc tieng Phap vui qua! Nhung co mot cau sai roi. Nguoi Phap khong noi nhu the dau. Hay cho phep toi sua lai giup cac anh chi nhe.

Bonjour à tous, cette semaine je suis très occupée, dès que je souhaite étudier mon français, je m'assoupis. Merci Monsieur Google de m'avoir traduit cette phrase.

Joyeux Noël!!!

Toi dang hoc tieng Viet va rat yeu Viet Nam. Tieng Viet kho hon tieng Phap nhieu lam!

Antoine

HAT nói...

Bonjour Antoine!
Nous vous en remercions.
Vous écrivez très bien en vietnamien. Avez-vous visité Vietnam?

Nhị Linh nói...

Hì, hay quá, có bạn Pháp chuẩn đây rồi. Bienvenu à notre club :)

HY nói...

Bonjour à tous, Il est tout à coup il neige beaucoup ici, nous avons donc un Noël blanc.

Merci Antoine, agréable de voir votre commentaire ici! Oh, j'ai entendu dire que le français en France et français au Québec sont différentes en quelque sorte, mais je ne sais pas sur les différences. Savez-vous quelles sont les différences?

sonata nói...

Bạn Antone chỉ tôi tiếng Pháp đi, tôi sẽ chỉ bạn tiếng Việt :)) cô giáo Lan Hương khen tiếng Việt của tôi đấy ;))

sonata nói...

í nhầm, bạn ANTOINE, xin lỗi tôi viết thiếu chữ, thiệt tình!

HAT nói...

@ HY: le français là danh từ giống đực (masculin) nên "sont différents" (không có "e" sau "t").

Hoặc nói "Je ne sais pas les différences", hoặc "Je ne suis pas sure".

Nặc danh nói...

Trời ơi, nể HY quá !

@ Antoine : xin cảm ơn vì thiện ý muốn giúp đỡ, Ăng-toan vào viết comment bằng tiếng Pháp thường xuyên cho các bạn học với nhé ! Viết câu đơn giản cho các bạn dễ hiểu nhé !
Giáng sinh mình nhiều khách khứa nên hơi bận, chờ một hai bữa mình lại "đứng lớp" tiếp nhé!
LH

Nặc danh nói...

@ HY:
Bonjour à tous, tout à coup il neige beaucoup ici, nous avons donc un Noël blanc.

Merci Antoine, (c'est)agréable de voir votre commentaire ici! Oh, j'ai entendu dire que le français en France et le français au Québec sont différents en quelque sorte, mais je ne sais pas comment. Savez-vous quelles sont les différences?

@ chị So : đúng đấy, em xác nhận lại ! Chị So giải thích cho Ăng toan biết "Anh về bao giờ ?" và "Bao giờ anh về ?" khác nhau như thế nào đi !
LH

Nặc danh nói...

Mình dịch bài "Sodade" nhé :

Hoài hương

Ai đã chỉ cho bạn con đường dài
Ai đã chỉ cho bạn con đường dài
Con đường tới São Tomé ?

Nhớ nhung ! Nhớ nhung ! Nhớ nhung !
Nhớ miền đất São Nicolau của tôi !

Nếu anh viết thư cho em
Em sẽ viết
Nếu anh quên em
Em sẽ quên
Cho tới ngày anh trở lại !

Nhớ nhung ! Nhớ nhung ! Nhớ nhung !
Nhớ miền đất São Nicolau của tôi !
LH

Nặc danh nói...

Phiên âm bài Sodade nhé:

Xô đa(đờ)

Ki ta môông trê xơ lôông sơ maang
Ki ta môông trê xơ lôông sơ maang
Xơ lôông sơ maang pu(rờ) Sao Tô mê

Xô đa(đờ)! Xô đa(đờ)! Xô đa(đờ)!
Đơ ma te(rờ) đơ Sao Ni cô lao !

Xi tY mê cri
Giơ tê cri rê
Xi tY mu bli
Giơ tu bli rê

GiY xcô giu(rờ)
Đơ tôông rơ tu(rờ)

Xô đa(đờ)! Xô đa(đờ)! Xô đa(đờ)!
Đơ ma te(rờ) đơ Sao Ni cô lao !

Mời các bạn thử hát xem sao nhé ! Chúc các bạn hát hay!
LH

Nặc danh nói...

Ôi xin lỗi,

Chữ "Sao" trong 2 từ "Sao Tô mê" và "Sao Ni cô lao" phải được phiên âm là /xao/

Vậy phải đọc là /Xao Tô mê/ và /Xao Ni cô lao/.
LH

sonata nói...

Lan Hương: Mình nghĩ trình bạn Antoine biết thừa hai câu đó :)) bạn ấy viết "Hay cho phep toi sua lai giup cac anh chi nhe" khéo thế còn gì! Nhưng bạn ấy đã hiểu câu này chưa nhỉ" Khi sao phong gấm rủ là/ Giờ sao tan tác như hoa giữa đường" hề hề, hiểu câu ấy thì mới là biết tiếng Việt ;p
Pardon, mình nói chuyện ngoài lề mất rồi! (à, lúc nào thì dùng pardon, lúc nào dùng désolé cô giáo ơi?)

Nhị Linh nói...

pardon giống như excuse me còn désolé giống như sorry í

HY nói...

Bạn Ăng toan học tiếng Việt chị So dạy thì vừa hay vừa chuẩn :)

Merci HAT, nhân thể hỏi luôn các bác cách phân biệt giống của danh từ trong tiếng Pháp.

LH: bác Google giúp tôi đấy, chúng ta cùng nhau nể bác Google vậy :P
Bài hát càng hát càng thấy xao xuyến bác ạ.

Nhị Linh nói...

Ý chị Yến là làm thế nào nhìn danh từ mà đoán ra được giống của nó phải không ạ?

Về cơ bản là như sau: những từ kết thúc bằng "e", "lle" và "ion" tuyệt đại đa số là giống cái: "la guerre", "la rue", "la ville", "la conception", "la notion"...

Nguyên tắc là giống trong tiếng Pháp không phụ thuộc vào nghĩa mà vào tự dạng.

Những từ kết thúc bằng "en", "ont", "on" (nhưng không phải "tion") và nhiều nữa thường là giống đực: "le pont", "l'examen", "le planton"...

Thế nhưng rất nhiều từ lại tréo ngoe, và khi đó ta chỉ có cách là học thuộc thôi, ví dụ tiêu biểu là hai từ: "fois" kết thúc bằng "s" nhưng lại là giống cái, trong khi "foie" (gan) kết thúc bằng "e" nhưng lại là giống đực.

HAT nói...

@ HY: giống của danh từ tiếng Pháp cứ phải học thuộc như học thuộc lòng mấy bài thơ í :). Nhưng còn đỡ hơn tiếng Nga, vì tiếng Nga còn có thêm giống trung, hơn thế nữa không chỉ tính từ, mà cả động từ cũng chia theo giống của danh từ - chủ ngữ.

Nặc danh nói...

Bonjour à toutes et à tous ! /bôông giu(rờ) a tu(tờ) et à tu(xờ) (= chào tất cả các bạn nữ và tất cả các bạn nam).

Đây là cách các thầy giáo Tây thanh lịch chào cả lớp, để ra vẻ là tôn trọng bình đẳng nam nữ, nhưng vẫn ưu tiên chị em hơn, hihi.

Về giống đực và giống cái, thì thường thường các từ kết thúc bằng chữ "e" là giống cái (la table, la ville, l'araignée, la gouttière, la pluie...), còn trường hợp nào không phải thì chúng ta sẽ học thuộc để ghi nhớ.

Thêm một mẹo nữa là tất cả các danh từ trừu tượng đều là giống cái, chúng ta thường dịch là "sự xx", "tính xx", ví dụ : la perception (sự nhận thức), la sensibilité ( tính nhạy cảm), la douceur (sự êm dịu) ... Có từ "l'amour" (tình yêu) thì hơi đặc biệt hơn một chút, khi nó số ít thì giống đực, số nhiều thì giống cái !!

Thỉnh thoảng nhầm chút cũng không sao đâu, miễn là câu nói của mình rõ ý.

Điều này làm mình nghĩ đến Ăng toan : "Lời là để tỏ ý, được ý hãy quên lời"! Chú ấy hình như lỡ độ đường ghé ngang thôi thì phải. Mình có một nhận xét mà phải cố nhịn vì sợ chú ấy ngại bỏ đi mất, nhưng bây giờ chú ấy có vẻ đi xa rồi, nên mình sẽ nói nhé! (Hihi)
LH

Nặc danh nói...

Vậy thì việc "người bản xứ không nói thế đâu" không phải là tiêu chí để đánh giá đúng sai và càng không phải là mục đích học ngoại ngữ. Tôi nghĩ rằng ảo tưởng đó chính là sai lầm to lớn khiến chúng ta học ngoại ngữ hoài mà không khá được, như đại ý một bài báo nào nói thế.

Chúng ta sẽ không bao giờ nói ngoại ngữ y như người bản xứ được (nhưng có thể nói hay hơn nhiều người trong số họ đấy). Đơn giản là trẻ em sinh ra và lớn lên ở nước ngoài thì cũng không bao giờ là song ngữ hoàn toàn, vì nếu nói ngoại ngữ tốt thì nói tiếng mẹ đẻ sẽ kém tốt, giống như "Việt kiều" ấy.
LH

sonata nói...

Nhất trí với cô giáo Lan Hương, học ngọai ngữ mà cứ sờ sợ "hổng giống" là thua rồi (như So ;p)
Nhưng kể ra biết được người bản xứ nói thế nào cũng ...hay hay, chẳng hạn "Nói thế này mới đúng điệu" nghe dễ đồng ý hơn là "Người Pháp không nói thế đâu" ;p

Nhị Linh nói...

ui xời đã phê lên nhiều người nói dân bản xứ còn mắt tròn mắt dẹt vì hay quá mí lại lạ quá í chứ :p

Nhị Linh nói...

Nhìn chung ở lớp này các professeur thật là đầu óc thoáng, thậm chí là lồng lộng, học viên có thấy mát không ạ :dd

HY nói...

@NL: Học viên thấy rất mát, vừa học lại vừa hát :P

Merci các professeur đã nói về giống của danh từ, chắc cái này phải nhớ dần dần vậy.

@HAT: em thấy giống của danh từ trong tiếng Nga rất dễ nhớ, trừ vài trường hợp đặc biệt thì nói chung giống cái nguyên âm a, ia, giống trung o, e, giống đực kết thúc bằng phụ âm và vài nguyên âm khác, hình như thế :P

HY nói...

Ở trường gửi thư khi nào cũng bằng hai thứ tiếng, tôi ngồi lọ mọ đối chiếu để học từ và câu, thấy khó ghê, ví dụ cái này:
Notice/Avis
University will be closed as of December 23, 2011@ 4:30PM. Re-opening on Tuesday January 3, 2012. During the shut-down, all main doors will remain locked unless prior arrangements have been made. If you require access to a building during the shut-down, you will be required to obtain keys from the physical plant and parking department at ext.1500 prior to December 23, 2011 at 4:00pm.

L’Université sera fermée du vendredi 23 décembre 2011, à 16 h 30, au mardi 3 janvier 2012. Pendant cette période, toutes les portes principales seront verrouillées à moins que d’autres dispositions aient été prises au préalable. Si vous avez besoin d’entrer dans un ou des édifices et avez besoin de clés, vous devez communiquer avec le Service des installations et du stationnement au poste 1500 avant le 23 décembre, à 16 h.

Antoine nói...

Xin loi, may hom nay toi ban qua, toi co vao day doc nhung khong the tra loi cac anh chi ngay duoc.
Hay cho phep toi goi cac anh chi bang ten rieng nhe, vi toi khong biet khi nao phai them “anh”, khi nao phai them “chi”.
@HAT: Toi di Viet Nam 3 lan roi. Toi dang theo hoc nam cuoi nganh Y khoa. Sau khi tot nghiep toi muon den thanh pho Ho Chi Minh lam viec.
@So: cam on nhieu. Toi se co thu xep thoi gian de học tieng Viet voi So. Cau ma So do toi kho qua, toi khong hieu gi ca, co ve co nhieu tu Han Nom. So giai thich cho toi nhe. Xin cam on So truoc. Con 2 cau “Anh ve bao gio?”và “Bao gio anh ve?” co phai khac nhau ve thoi gian: cau thu nhat la qua khu, con cau thu 2 la tuong lai?
@LH: “Chúng ta sẽ không bao giờ nói ngoại ngữ y như người bản xứ được (nhưng có thể nói hay hơn nhiều người trong số họ đấy). Đơn giản là trẻ em sinh ra và lớn lên ở nước ngoài thì cũng không bao giờ là song ngữ hoàn toàn, vì nếu nói ngoại ngữ tốt thì nói tiếng mẹ đẻ sẽ kém tốt, giống như "Việt kiều" ấy.
O, khong phai nhu the dau! Nhung nguoi ban goc Viet cua toi (Thanh Tung va Chi Mai) noi tieng Phap nhu nguoi Phap, nhung van su dung tieng Viet thanh thao. Toi nghi rang neu ho hoc them nua, ho co the dat muc do cua chi So. Cac dich gia nhu Phan Huy Duong, Kim Lefèvre, Phuong Dang Tran hay Doan Cam Thi deu rat gioi ca tieng Phap va tieng Viet. Nho ho ma nguoi Phap doc duoc van hoc Viet.
Neu toi viet tieng Viet sai, cac anh chi sua giup nhe, toi khong tu ai dau. Toi muon noi tieng Viet nhu nguoi Viet. Toi se rat buon neu noi tieng Viet ma nguoi Viet khong hieu. Toi cung muon doc Nguyen Huy Thiep bang tieng Viet. Chung ta se lam the nay : cac anh chi sua cho toi tieng Viet, toi se sua cho cac anh chi tieng Phap ? Chung ta khong ai dung tu ai nhe !
Toi sua cau nay nhe : « j'ai entendu dire que le français en France et le français au Québec sont différents en quelque sorte, mais je ne sais pas comment. Savez-vous quelles sont les différences? »
« j’ai entendu dire qu’il existe certaines différences entre le français du Québec et celui de la France, mais je ne les connais pas. Les connaissez-vous ?
Co nhien, rat kho co the noi duoc nhu nguoi Phap. Nhung neu noi la « le français en France » hay « le français au Québec » thi nguoi Phap khong hieu ro va co ve "khong dung dieu" (cam on So). Cung nhu « merci Monsieur Google d’avoir traduit cette phrase pour moi » thi nguoi Phap hieu nhung khong « tinh te» bang « merci Monsieur Google de m’avoir traduit cette phrase ».
Toi phai mat 3 tieng de viet tra loi nay. The ma toi da hoc tieng Viet duoc 5 nam roi day.
Hen gap lai nhe.

sonata nói...

Công nhận lớp này học sinh quá sướng :)) Toàn thày cô xịn mà hết sức sẵn lòng quạt mát cho học sinh :))
Antoine: hề hề chị So được các bạn hiền bơm vá đấy! dân kỹ thuật thuần túy không dám nhận là giỏi tiếng Việt quá đâu! hơi hơi giỏi tí thôi nhờ năm mươi lăm năm chăm chỉ nói tiếng Việt ;p
Câu So đố là một câu trong Truyện Kiều, có thể nói là câu thuần Việt gần nhất đấy, ngọai trừ chữ "phong" có chút hơi hướm lai lai, còn thì tất cả các chữ đều Việt, và chỉ khó ở mấy chữ "phong gấm rủ là" - nghĩa là: khi xưa (con nhà gia thế) được phong, rủ (bao bọc, che chắn) bằng gấm(vóc)(lụa)là, giờ thì tan tác như hoa giữa đường.
À mà bạn Antoine nên viết tiếng Việt có dấu nhé, tải Unikey trên mạng rất dễ mà :))

Nặc danh nói...

@ Ăng toan : Nhờ bạn dịch 2 câu này sang tiếng Pháp nhé (chắc không mất nhiều thời gian của bạn đâu, chỉ chừng 1 phút thôi):

"Xin loi, may hom nay toi ban qua, toi co vao day doc nhung khong the tra loi cac anh chi ngay duoc.

Hay cho phep toi goi cac anh chi bang ten rieng nhe, vi toi khong biet khi nao phai them “anh”, khi nao phai them “chi”.

Xin cảm ơn trước vì sự giúp đỡ của bạn!
LH

Nặc danh nói...

Chỉ cần Ăng toan không tự ái bỏ đi mất là mừng lắm rồi.

Mình cũng bận lắm, nhưng để từ từ mình sẽ trả lời comment của Ăng toan từng điểm một, vì mình không đồng ý với những nguyên tắc học ngoại ngữ của bạn ấy chút nào cả. Mình cho rằng chính vì học ngoại ngữ theo cách ấy mà bạn ấy nói tiếng Việt "như người Việt", nhưng lại không đọc được Nguyễn Huy Thiệp bằng tiếng Việt, và sau 5 năm học mà viết nửa trang tiếng Việt bạn ấy mất tới 3 tiếng đồng hồ!

Theo mình học như thế thì chậm quá, và không hiệu quả!
LH

Nặc danh nói...

Bonsoir les amis, /bôông xoa(rờ) lê za mi/ ("bonsoir" là lời chào dùng vào buổi tối)

Chúng ta trở lại việc chia động từ nhóm thứ nhất (kết thúc bằng -er) nhé, tôi lấy ví dụ với động từ "chasser" (nghĩa là "săn", "đuổi").

ChassER

Je chassE
Tu chassES
Il chassE
Elle chassE
On chassE
Nous chassONS
Vous chassEZ
Ils chassENT
Elles chassENT

Vậy các bạn có thể nhận thấy quy tắc chia động từ nhóm thứ nhất là : lấy động từ nguyên mẫu (chasser), bỏ đuôi đặc trưng -ER, còn lại gốc của động từ là chass-, sau đó lần lượt thêm vào theo thứ tự của các chủ từ các đuôi tương ứng là :-E, -ES, -E, -E, -E, -ONS, -EZ, -ENT, -ENT.

Các bạn cũng sẽ nhận thấy là đuôi của động từ ở các ngôi thứ 3 số ít (il, elle, on) là giống nhau, đuôi của động từ ở ngôi các thứ 3 số nhiều cũng giống nhau (ils, elles).

Vậy bây giờ các bạn đã có thể chia hầu hết các động từ nhóm thứ nhất rồi, trừ một vài động từ hơi đặc biệt hơn một chút.
LH

Nặc danh nói...

Phiên âm nhé :

sa xê

Giơ sa(xờ)
TY sa (xờ)
I(lờ) sa(xờ)
E(lờ) sa(xờ)
Ôông sa(xờ)
Nu sa xôông
Vu sa xê
I(lờ) sa(xờ)
E(lờ) sa(xờ)

Mời các bạn đọc lại 3 lần, rồi nói : "Bác Đông A đuổi một con ruồi".

Sau đó các bạn thử chia động từ "tisser" (dệt) rồi nói : "Chị So và Lana dệt một tấm vải".

Gợi ý 1 : "tấm vải" cũng là từ chỉ "mạng nhện".
Gợi ý 2 : "un", "une" nghĩa là "một", trong đó "un" (đọc là /aang/) đứng trước danh từ giống đực, còn "une" (đọc là /Y(nờ)/) đứng trước danh từ giống cái.

Chúc các bạn chia động từ và nói tiếng Pháp đúng điệu,
LH

Nặc danh nói...

Mình phiên âm luôn khổ thơ thứ hai bài "Nhện Gypsie" nhé:

2.
la re nhê Gíp xi a ti xê xa toa(lờ)
lê gu(tờ) đơ pluy briờ co(mờ) lê zê toa(lờ)
Gíp xi xăng đo(rờ), e le biaang fa ti ghê.

3. Xu đaang xuya(rờ) xa toa(lờ) xơ pô(zờ) Y(nờ) mu(sờ)

2.
L'araignée Gypsie a tissé sa toile,
Les gouttes de pluie brillent comme des étoiles,
Gypsie s'endort, elle est bien fatiguée.
3.
Soudain sur sa toile, se pose une mouche,
LH

Nặc danh nói...

Hihi, chịu khó, chịu khó, mai mình sẽ kiếm bài hát khác!

Au revoir, et bonsoir /ô(rờ) voa(rờ) ê bôông xoa(rờ)/
LH

HY nói...

Bonsoir les amis!

Tisser

Je tisse
Tu tisses
Il tisse
Elle tisse
On tisse
Nous tissons
Vous tissez
Ils tissent
Elles tissent

M. Dong A chasse une mouche
Chi So et Lana tissent sa toile

một độc giả nói...

Hi hi, bác LH nói chú Antoine như thế mà không bác nào ở đây lên tiếng, thì tôi góp ý vậy nào.

Bác LH đừng cáu nhé, nhưng nói thật là tiếng Pháp của bác không ổn. Bác tự tuyên bố "không có đối thủ" về tiếng Tây mà tôi cười suýt sặc cơm. Nhưng thôi đấy là chuyện riêng của bác, tôi không bình luận thêm. Tôi chỉ góy ý về phần bác "tranh luận" với chú Antoine.

Đọc mấy câu bác sửa lại cho bác HY thì chẳng cần là "Pháp chuẩn" như chú kia, cũng biết bác nói theo cách dich mot à mot từ tiếng Việt. Tiếng Việt là "cám ơn ông Google đã dịch câu này cho tôi", thì tiếng Tây bác nói thành: "merci Monsieur Google d'avoir traduit cette phrase pour moi". Trong khi đúng ra 2 chữ "pour moi" phải biến thành 1 chữ "me" đặt trước động từ: "merci Monsieur Google de m'avoir traduit cette phrase". Tương tự: người Việt nói là "tiếng Pháp ở Québec" và "tiếng Pháp ở Pháp", nên bác LH dịch thành "le français au Québec" và "le français en France". Trong khi đúng ra nên nói là "le français du Québec" (hoặc "le français québecois") và "celui de la France" (trong trường hợp không muốn nhắc lại từ "le français") hoặc "le français de France" (trong trường hợp muốn nhắc lại từ "le français", để nhấn mạnh chẳng hạn).

Đáng lẽ bác LH nên hiểu ra và giải thích cái sai cho mọi người ở đây cùng biết, thì bác lại lờ đi rồi quay ra nói chú Antoine: "chính vì học ngoại ngữ theo cách ấy mà bạn ấy nói tiếng Việt "như người Việt", nhưng lại không đọc được Nguyễn Huy Thiệp bằng tiếng Việt, và sau 5 năm học mà viết nửa trang tiếng Việt bạn ấy mất tới 3 tiếng đồng hồ".

Theo tôi, chú Antoine viết ngoại ngữ cẩn thận như thế mới đúng phương pháp, nên tra từng từ một, xem kỹ mẫu câu, đọc thành tiếng, vừa viết cho người khác cũng là vừa học luôn cho mình.

Ngày trước, thầy cô tôi luôn nhắc nhở học trò: học ngoại ngữ là phải biết "quên" tiếng mẹ đẻ.

Thử tưởng tượng người nước ngoài nói: "cám ơn ông Google đã cho tôi dịch câu này" (chứ không phải: "cám ơn ông Google đã dịch câu này cho tôi"), thì người Việt sẽ phản ứng thế nào?

Bác LH nói chú Antoine "không đọc được Nguyễn Huy Thiệp bằng tiếng Việt" là hơi chủ quan đấy nhé! Có lẽ bác nên đọc lại câu này của chú ấy: "Toi phai mat 3 tieng de viet tra loi nay. The ma toi da hoc tieng Viet duoc 5 nam roi day".

Bác So và bác HY làm gì chẳng nhận ra hơi hướm câu nào của NHT :-)

Chẳng muốn chỉ trích bác LH, cũng rất ngại tranh luận với bác, vì sợ bác cãi chày cãi cối, khéo lại nói tôi chẳng ra gì mất. Tôi thấy không ổn thì chỉnh, và cũng muốn công bằng với Antoine chút đỉnh. Vậy thôi.

Xin chúc các bác một năm mới thêm nhiều niềm vui! Chúc chủ nhân blog HY thơ phú ngày càng dồi dào, gia đình đầm ấm, công việc thảnh thang.

Lana nói...

Cô giáo LH ui email của Lana là lana.nguyen2@gmail.com. LH nháy cho để có đ/c email nhé. Thanks.

Nặc danh nói...

Tôi biết là tôi hay làm cho mọi người buồn cười lắm, nhưng mọi người cũng rất hay làm tôi buồn cười. Như thế thì vui vẻ quá rồi còn gì ?
LH

Nặc danh nói...

Tôi còn rất ngờ có chú nào đấy giả Tây, nhưng tôi đợi chú ấy nói thêm để có thêm bằng chứng, nhưng mà chú ấy bận quá nên cứ vào đọc mà chẳng dám nói tiếng Pháp nữa kìa !
LH

Nhị Linh nói...

Hì, cái chuyện "traduire pour moi" với "me traduire" thì đầu tiên là thế này: Google translate giúp chị HY dịch ra, tôi góp ý nên sửa chút cho nó đúng mẹo hơn, nhưng tôi để "pour moi" vì các loại "complément d'objet" ở đây mọi người còn chưa biết, cho luôn vào để rối loạn cũng không hay, ban đầu nói những câu kiểu trẻ con (enfantin) chút chút cũng thú vị, nhất là trong không khí học từ xa, học theo bài hát trẻ con, học cho vui thế này :p

Nặc danh nói...

@ "Bác So và bác HY làm gì chẳng nhận ra hơi hướm câu nào của NHT" : hihi, khen như thế chẳng hóa ra nói chị So và bác HY chuyên môn đọc NHT dỏm!

NHT bút lực khí lực bừng bừng, từng lời từng chữ đều đẹp. Nay bác ấy có già yếu đi thì có kém đi chút đỉnh, nhưng một chú Ăng toan chứ mười chú Ăng toan hè nhau vào cũng không bắt chước nổi bác ấy!
LH

Nặc danh nói...

@NL : chính xác ! Thế trẻ con Tây chưa học ngữ pháp thì chúng nó không nói được tiếng Tây à ? Chúng nó không được kể là "người Pháp nói tiếng Pháp" à ?

Tôi chẳng phiền gì việc có người Pháp sửa cho, mừng quá là đằng khác, nhưng mấy câu sửa của chú Ăng toan thì phải nói thật là nó dở kinh khủng nên tôi hết biết nói gì luôn, mặc dù là thế nào tôi cũng sẽ nói đấy, nhưng phải chờ một chút!
LH

Nặc danh nói...

Ôi mải mê tả xung hữu đột, quên sửa bài cho bác HY:

Monsieur Dong A chasse une mouche
Dame So et Lana tissent une toile

hoặc là

Oncle Dong A chasse une mouche
Soeur So et Lana tissent une toile

Bon Réveillon à vous tous ! /bôông rê vâyiôông a vu tu(xờ)/ = chúc các bạn ăn tiệc giao thừa (Tây) vui vẻ!
À l'année prochaine /a la nê prô se(nờ)/ = hẹn gặp lại năm tới nhé!
LH

HY nói...

Ước gì tôi biết rõ về tiếng Pháp để tham gia tranh luận với các bác :)
Tại tôi chưa biết gì cơ bản về tiếng Pháp đã dung dăng với bác Gúc, các thầy cô trong lớp có lẽ nương tay nên sửa dần dần cho học trò đỡ sợ.

Chúc tất cả các bác một năm mới mạnh khỏe hạnh phúc!

Heureuse nouvelle année!

Nặc danh nói...

Bonne année, bonne santé !
Meilleurs voeux de bonheur et de réussite pour vous tous !
Bises,
LH

Nặc danh nói...

Mời các bạn dịch bài hát này nhé, và nghe bài hát ở đây :
http://www.youtube.com/watch?v=_Acc6aEjdac

Cerf-volant
Volant au vent
Ne t'arrete pas
Vers la mer
Haut dans les airs
Un enfant te voit
Voyage insolent
Troubles enivrants
Amours innocentes
Suivent ta voie
Suivent ta voie
En volant

Cerf-volant
Volant au vent
Ne t'arrete pas
Vers la mer
Haut dans les airs
Un enfant te voit
Et dans la tourmente
Tes ailes triomphantes
N'oublie pas de revenir
Vers moi

LH

Nặc danh nói...

Bác "một độc giả" ơi, có cuốn sách tên như thế này trên Google này :"Le français au Québec:
400 ans d'histoire et de vie". Chắc cái ông tác giả này viết tiếng Pháp có vấn đề rồi, hí hí !

Còn tôi đố bác biết vì sao tụi Tây không nói "le français en France" mà cũng chẳng nói "le Français de France" mà lại càng không nói "le français de la France đấy"! Mời bác năm mới suy nghĩ vỡ đầu đi nhé !
LH

Nặc danh nói...

Tôi cũng đố bác câu này có sai không :

"Antoine demande des explications à son professeur pour moi".

Tôi lại đố bác câu này sai ở chỗ nào :

"Antoine me demande des explications à son professeur".

Cứ xem bác và chú Antoine học ngoại ngữ kiểu rị mọ thế thì chắc đến Tết (Công gô) các bác mới trả lời tôi!

Bon courage !
LH

Nhị Linh nói...

Làm tí đính chính lời bài hát mới nhỉ: câu thứ ba ở mỗi khổ, các bác viết lại "Ne t'arrete pas" thành "Ne t'arrête pas" nhé (chú ý cái dấu ớ).

Động từ nguyên thể ở đây là "s'arrêter" (cũng nhóm một, chia rất dễ). Chúng ta gặp thêm một động từ phản thân nữa, sau "s'envoler" ở bài cô nhện. Trong tiếng Pháp có loại động từ phản thân này, chúng có một số giá trị ngữ nghĩa đặc biệt, ở đây tôi không đi sâu, mà chỉ muốn các bác để ý: có hai động từ, "arrêter" và "s'arrêter", chỉ cần biết và suy nghĩ một chút về nghĩa của hai động từ này là có thể rút ra vài nhận xét ban đầu về động từ phản thân trong tiếng Pháp:

"arrêter" nghĩa là chặn lại, ngăn lại, bắt (như công an bắt người, chặn xe đi trên đường...)
"s'arrêter" thì lại là dừng lại, như khi ta đang đi mà dừng lại

Nghĩ một lúc, các bác có lờ mờ cảm thấy tại sao loại động từ này gọi là "phản thân" không? :p

Nặc danh nói...

Xin thông báo : Tôi vừa mới mở blog :

http://www.phulangsa.blogspot.com/

Bienvenue à vous tous !

Mời các bác sang tranh cãi tiếng Pháp với tôi ! (Nhưng đừng có chọc tức tôi kẻo tôi nổi cáu!)

LH

phulangsa nói...

Cảm ơn NL ! Đấy các bác thấy tôi sai thật thì tôi OK thôi, chứ sửa đã như dở hơi lại còn giả bộ là Pháp chuẩn thì tôi nào chịu được !

sonata nói...

hu hu, thày Nhị Linh, cô Lan Hương ơi em ngược! đầu em đinh lim sến táu mất rồi ;))

HY nói...

Chị So, đừng sợ! :P
Có gì mình Gúc:
ĐỘNG TỪ PHẢN THÂN: dùng chỉ một hành động được thực hiện bởi chủ ngữ và được thực hiện lên chính nó.

HY nói...

Dịch bài hát cô LH ra cùng anh Gúc:
Diều
Bay trong gió
Không dừng lại
Để biển
Tung sóng lên
Một đứa trẻ nhìn thấy bạn
Chuyến đi táo bạo
cơn say rối loạn
tình yêu trong sáng
Theo con đường của bạn
Theo con đường của bạn
bằng cách bay

(tạm thế đã, hihi)

Nhị Linh nói...

Câu thứ ba (hì hì vẫn câu thứ ba) là mệnh lệnh cách (ở thể phủ định).

HY nói...

A, tôi biết dùng "me" mà ở trên các bác nhắc đến rồi nhé:

Je me regarde

HY nói...

@NL: Vậy câu ấy phải là:
"Đừng dừng lại"

Nhị Linh nói...

Đúng rồi :p

Nhị Linh nói...

Tiếp nhé: câu 4 và câu 5 cũng sai.

HY nói...

Hai câu đấy khi mình dịch bằng Gúc sang tiếng Anh thì là:

To the sea
Up in the Air

Mình bèn dịch thoát ra như vậy :)

Nhị Linh nói...

"Je me regarde": không phải cái "me" ấy, cái "me" ấy thuộc vào hệ thống "complément d'objet" (bổ ngữ), còn ở đây, "me" là của động từ phản thân "se regarder". "Je me regarde" (dans le miroir) có nghĩa là "Tôi nhìn mình" (trong gương).

Tạm thời, về động từ phản thân, các bác hẵng nhớ đến hai từ trong tiếng Việt, là "mình" và "nhau", thế là đã tương đối bao trùm được rất nhiều động từ trong loại này rồi.

Ví dụ rõ hơn cả của loại "mình": động từ "se laver": "laver" thì có nghĩa là rửa, giặt, còn "se laver" là "tự rửa mình" :p nghĩa là "tắm. Hoặc "promener" là dắt ai đó đi dạo (kể cả dắt chó: Chị So promène son chien), mà "se promener" là đi dạo: Chị HY se promène dans un parc de Montréal: Chị HY đi dạo trong một công viên ở M.

Dạng "nhau" còn dễ hơn: "rencontrer" là "gặp", "se rencontrer" là "gặp nhau", "aimer" là "yêu" (ai đó), "s'aimer" là "yêu nhau".

Như vậy, nếu để ý thì mọi người cũng đã thấy, động từ phản thân không đòi hỏi bổ ngữ (thật ra bổ ngữ đã được bổ sung vào trong cấu tạo từ rồi).

Nhị Linh nói...

"vers la mer": về phía biển, "to" trong tiếng Anh mà Gúc nói không phải "to" "để" mà chỉ phương hướng

"haut dans les airs": trong không trung

hai câu này vẫn tả cái diều bay, nó bay trong gió, ra phía biển, tít trên cao

Điều đáng quan tâm ở mấy câu đầu này là dạng "volant" của động từ "voler", cái này bác LH sẽ giảng kỹ hơn cho các bác :p Đại khái có thể hình dung theo tiếng Anh: "fly" và "flying".

Nhị Linh nói...

vẫn còn câu số 7 nghĩa chưa được chuẩn lắm nữa :d

HY nói...

Câu số 7 chắc phải là "Chuyến đi xấc láo"
Mình đã tự ý sửa thành "táo bạo" cho dễ nghe :P

phulangsa nói...

Hihi, mình tin tưởng bác Gúc quá, hóa ra bài này cũng hơi khó đấy nhỉ ?

@NL : hay bác NL thử dịch bài này xem, tôi thấy con diều này nó khá giống bác đấy ! Tôi nghĩ bác dịch xong rồi bác HY hoặc chị So phóng tác lại thì chúng ta sẽ có một bài thơ rất tuyệt.

@HY : gợi ý bác là câu đầu phải dịch là "diều ơi", và gọi nó là "mày" chẳng hạn.

@chị So : chị So cứ học tiếng Pháp theo kiểu chị học tiếng Việt ấy là chắc chắn sẽ giỏi, vì đều là ngôn ngữ thôi. (Cho nên cái bác nào khuyên "quên tiếng mẹ đẻ đi" lại làm tôi nổi giận!). Mọi người khen tiếng Việt của chị là vì nó "thuần Việt" đấy. Thi sĩ HY cũng còn hơi bị "Canada hóa" một chút, em và Nhị Linh thì khỏi nói !

phulangsa nói...

Hay thôi dịch tặng bác NL luôn, qua mặt dịch giả tí :

Cánh diều

Ơi cánh diều
Đang bay trong gió
Đừng dừng lại
Hãy bay ra biển
Cao tít trong không trung
Có đứa trẻ đang nhìn diều đấy
Đường bay xấc láo
Choáng váng say sưa
Tình yêu trong sáng
Cuốn bay theo diều

Ơi cánh diều
Đang bay trong gió
Đừng dừng lại
Hãy bay ra biển
Cao tít trong không trung
Có đứa trẻ đang nhìn diều đấy
Trong gió cả
Đôi cánh bay ngạo nghễ
Đừng quên quay trở về với em !

(Em này là em bé nhé ). Mời HY và chị So phổ thơ đi !
LH

HY nói...

Tôi phổ thơ thì thể nào cũng sẽ bị sến:

Ơi cánh diều ơi
Bay bay trong gió
Đừng dừng lại nhé
Hãy ra biển khơi
Không trung cao vời
Em nhìn diều lượn
Đường bay xấc xược
Choáng váng say sưa
Tình yêu trong sáng
Cuốn bay theo diều

Ơi cánh diều ơi
Bay bay trong gió
Đừng dừng lại nhé
Hãy ra biển khơi
Không trung cao vời
Em nhìn diều lượn
Trong cơn gió cả
Đôi cánh ngạo nghễ
Nhớ về với em!

Nặc danh nói...

Ôi hay quá ! Mê ly rùng rợn!
Chắc tôi muốn sửa lại là "Lượn bay theo diều" thì bác thấy thế nào ? Từ hôm qua đến giờ tôi cứ suy nghĩ hoài, không hài lòng lắm về từ "cuốn... theo" vì nó gợi nghĩa là bay đi mất("cuốn theo chiều gió" chẳng hạn), còn ở đây có ý là "bay cùng nhau".
Chị So ơi !!! Diều của chị đâu, thả lên xem với !
LH

Nặc danh nói...

Ôi không được, chậc chậc, trong bài có từ "lượn" rồi! Nghĩ tiếp vậy.

Nặc danh nói...

Coucou les amis ! /cú cu lê za mi/

Phiên âm bài "Cánh diều":

xe(rờ) vô lăng
vô lăng tô văng
nơ ta re(tờ) pa
ve(rờ) lê me(rờ)
ô đăng lê ze(rờ)
aang năng făng tơ voa
voaia giaang xô lăng
tru(blờ) zăng ni vrăng
a mu(rờ)zi nô xăng(tờ)
xuy(vờ) ta voa
xuy(vờ) ta voa
ăng vô lăng

xe(rờ) vô lăng
vô lăng tô văng
nơ ta re(tờ) pa
ve(rờ) lê me(rờ)
ô đăng lê ze(rờ)
aang năng făng tơ voa
ê đăng la tu(rờ) măng(tờ)
tê ze(lờ) tri ôông phăng(tờ)
nu bli pa đờ rơ vơ ni(rờ)
ve(rờ) moa

Tiếng Pháp có hiện tượng đọc nối liền từ nọ sang từ kia nếu từ đứng sau bắt đầu bằng nguyên âm (không nối cũng không sao, nhưng nghe hơi dở). Quy tắc thì cứ nối phụ âm cuối từ này sang nguyên âm đầu của từ kia. Trừ một số trường hợp không nối vì theo luật hài âm nghe không êm tai, khó đọc. Ngoài ra chữ "et" (đọc là /ê/, nghĩa là "và") thì không bao giờ nối phụ âm "t" của nó sang từ kế tiếp cả.

Các bạn đọc bài 3 lần nhé!

@Lana : việc nối từ (liaison /li e zôông/) này giúp phân biệt được số nhiều và số ít đấy, mà không cần đọc "s" cuối như tiếng Anh :

Ví dụ:
"amour innocent" đọc là /a mu ri nô xăng/
"amours innocentes" đọc là /a mu(rờ) zi nô xăng(tờ)/
LH

một độc giả nói...

Đúng là tiếng Pháp của bác LH có vấn đề nặng. Bác càng nói càng sai. Tôi sẽ không mất thời gian tranh cãi với bác. Lần trước, có 2 tuần được nghỉ Giáng sinh và năm Mới, tôi cũng làm 1 cái "còm" cho vui, cũng là để cho chú Antoine nào đó thấy rằng người Việt không phải ai cũng mắc tật nói xấu người khác sau lưng.

"Le français en France" hay "le français de France" thì mọi người có thể nhìn thấy ở đây:
http://fr.wikipedia.org/wiki/Fran%C3%A7ais_de_France

còn "le français au Québec" hay "le français québécois", "le français du Québec" thì ở đây:
http://fr.wikipedia.org/wiki/Fran%C3%A7ais_qu%C3%A9b%C3%A9cois

Cái này thuộc loại sơ đẳng, nói sai cũng ngượng miệng.

Bác LH lấy cái tựa sách :"Le français au Québec:400 ans d'histoire et de vie" làm dẫn chứng, lại càng tỏ ra cái sự không hiểu của bác. "Le français au Québec" trong tựa sách này có nghĩa là "tiếng Pháp đã phát triển ở vùng Québec", phù hợp với cái câu tiếp theo: 400 ans d'histoire et de vie" (400 năm lịch sử và sinh sống).

Chú Antoine kia chỉnh lại nhiều chỗ chứ không phải chỉ "le français en France" và "le français au Québec". Vấn đề của bác LH không chỉ là dùng từ chưa chuẩn mà còn thiếu khả năng diễn đạt. Nhưng bác muốn lờ đi thì tôi cũng thôi, tôi thấy bác khổ quá, được khen vô thưởng vô phạt thì hớn ha hớn hở, còn bị chỉ trích một chút là "nổi cáu", "nổi giận" …

Theo tôi, các bác ở đây muốn học tiếng Pháp thì nên theo 1 giáo trình đã soạn sẵn, có những giáo trình rất tốt, phù hợp với học trò người Việt. Bác LH và bác NL có thể giải thích, dựa trên những thứ đã có. Không sợ quên tiếng mẹ đẻ đâu. Đã gọi là "mẹ đẻ" thì quên thế nào được, muốn quên cũng chẳng được!!!

Bác LH đừng ép người ta học tiếng Pháp của trẻ con (thực ra cũng là một cách chống chế khôn lỏi của bác, vì nếu sai thì lại đổ cho trẻ con nói thế!), trong khi người ta tế nhị bảo: "Nhưng kể ra biết được người bản xứ nói thế nào cũng ...hay hay".

Tôi cười, lần này, suýt sặc cà-phê, khi đọc 2 câu bác LH đố tôi. Khó đỉnh điểm của bác đấy à? Thế này nhé, nếu đố tôi thì nên đố văn phong của Flaubert khác văn phong của Stendhal như thế nào hay câu này có phải của Sartre, câu kia có phải của Sarraute…

Xin chào các bác. Hết ngày lễ rồi. Hẹn sẽ tái ngộ một dịp khác, nhưng xin nhắc lại là không có ý định tranh luận với bác LH.

phulangsa nói...

Bác "một độc giả" này dốt thật đấy, lại còn nhát cáy, cứ đánh gió một đòn là lại bỏ chạy!

Mời bác sang blog phulangsa kìa, tha hồ mà sửa, chứ cứ cãi nhau ở đây cho bác HY điếc tai à !

phulangsa nói...

Mà việc gì phải nhiều lời ! Tôi còn chưa thấy bác và chú Antoine nói nổi một câu tiếng Pháp nào kia ! Chỉ toàn đi sửa (tầm bậy) không à ! Bác thử dịch một đoạn nhỏ comment của bác ra tiếng Pháp cho tôi xem, tôi lại chả được một phen cười vỡ bụng !

phulangsa nói...

Riêng về chuyện người bản xứ nói, tôi cũng định nói với chị So mà chưa có dịp. Người bản xứ nói tiếng Việt như chị So, em và HY, khi diễn đạt một ý là đã hết sức khác nhau, cứ xem các bài thơ tụi mình dịch là đủ thấy!

Người bản xứ có đủ loại : người già, người trẻ, trẻ em, người vùng miền khác nhau, người học ngành y, người học ngành văn... Tất cả những người ấy đều chỉ có mỗi một cách nói đúng điệu thôi hay sao ? Một anh sinh viên ngành y mà cho rằng mình nói đúng điệu thì sẽ khiến giáo sư dạy văn bật cười đấy (mặc dù anh ấy có thể nói đúng chuẩn tên của 200 cái xương trên người bằng tiếng Việt và bằng tiếng Pháp, em đồng ý, nhưng các bác sĩ chưa bao giờ nổi tiếng là giỏi ngôn ngữ cả, đơn giản là vì họ không làm nghề mà ngôn ngữ là công cụ chính). Đấy là chưa kể anh ấy giả bộ làm người bản xứ!

Vậy cái gì làm cho tất cả những người ấy hiểu được nhau ? Một phần lớn là nhờ những quy tắc về chính tả, ngữ pháp, cú pháp, kiến thức văn hóa chung... Bác "một độc giả" không bao giờ dám trả lời em trên những lĩnh vực đó, mà chỉ tìm cách tránh trớ bằng những lý lẽ không có căn cứ như là "người Pháp không nói thế đâu", "bác không hiểu gì cả", lại còn đòi "so sánh văn phong" của các nhà văn, thật là ngạo mạn.

Những người nói ngôn ngữ đúng điệu nhất phải là các nhà văn nhà thơ, người nghiên cứu văn học, thầy cô giáo dạy văn, dạy tiếng... tức là người tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ thường xuyên.

Ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng mẹ đẻ, mà không được sử dụng thường xuyên thì cũng giống như học vẽ, học múa, học mộc... mà không thực hành thường xuyên, quên là cái chắc!

Còn mấy câu sửa của chú Ăng toan thì tôi sẽ lần lượt nói hết, chứ không bỏ qua đâu. Nhưng phải chờ một chút, vì tôi cũng như mọi người, bận lắm.
LH

Nhị Linh nói...

Dịch thì dịch :p

Này diều no gió
Chớ dừng cánh bay
Bay ra biển đó
Trên những tầng mây

Kìa em bé nhìn
Diều bay xấc xược
Say không lặng im
Tình yêu trong vắt

Bay theo cánh diều
Bay theo cánh diều

Này diều no gió
Chớ dừng cánh bay
Bay ra biển đó
Trên những tầng mây

Kìa em bé nhìn
Diều đang xoay tít
Cánh mọng chiến chinh
Trở về bên em

HY nói...

NL dịch hay nhỉ, đọc vui, ko sến :)

Bài hát này hay quá, tôi nghe mãi không chán bác Phú Lang Sa ạ :)

Nhị Linh nói...

Hì chị So, kinh nghiệm của việc học khoảng hơn mười ngoại ngữ của em cho thấy rằng: muốn có chút thành tựu, cốt nhất là tìm ra được cái gì mà mình thỏa mãn. Hồi còn nhỏ em học tiếng Pháp, hì hục hiểu được (đại khái) một bài thơ của Rimbaud, một đoạn văn của Jules Verne là sướng lắm. Tiếng Anh mà hiểu được một bài báo trên Newsweek là bắt đầu thấy oách. Tiếng Hán đọc được một đoạn trong "Tả truyện", tiếng Nhật hiểu bập bõm được vài đoạn trong một truyện dân gian, tiếng Latinh hiểu được dăm ba câu của Sénèque. Vậy thôi, mình không kỳ vọng quá, thì cũng chỉ cần thấy vui là được. Gần đây em vẫn còn học (học lại lần thứ năm, sáu gì đó) tiếng Đức, sau rồi bận quá không tiếp tục được. Chị thích nhà văn Pháp nào thì cứ cố gắng đọc hiểu được vài ba câu là bắt đầu thấy hứng thú tăng vùn vụt thôi :p ba cái chuyện nói năng, phát âm để sau tính :d

Nhị Linh nói...

Hị, em chỉ đầu tư được hai câu đầu thôi, nguyên bản điệp âm điệp vần (cerf-volant, volant dans le vent) nên em cố có tí vần :p

Nhị Linh nói...

Nhân tiện, bác một độc giả: tôi rất quan tâm đến sự khác nhau giữa văn phong Stendhal và văn phong Flaubert, xin bác cho vài lời được không ạ?

Nặc danh nói...

NL dịch bài thơ này cũng hay quá nhỉ ! Tôi cũng định nói đến nguyên tắc kế tiếp của việc học ngoại ngữ của tôi là sự đều đặn và sự hứng thú đấy! Nhưng chú Antoine và bác một độc giả cứ thi nhau nhảy vào họng tôi hoài nên công việc bị chậm trễ !

Thích câu hỏi của NL quá! Chỉ sợ hỏi vậy làm bác ấy mất ăn mất ngủ thì khổ !
LH

sonata nói...

Đúng là mục đích của việc học tiếng Pháp(và ngoại ngữ) nói chung là để đọc và giao tiếp. việc nói đúng điệu hay không không quan trọng, miễn là người ta hiểu mình muốn nói gì. Chẳng hạn anh Tây hàng xóm nhà mình trịnh trọng nói với mình "Đề nghị bà giặt bức tường của nhà của bà" thì mình cũng biết thừa anh ta muốn gì, mình bảo "sorry, you go that washing" dĩ nhiên cả hai đằng đều không sai mấy (hay là mình có sai nhỉ ;D) Tuy đều hiểu í nhau nhưng mà hề hề, người Việt/người Anh chả ai nói thế nhỉ
;p
Đến đây thì cô giáo Lan Hương ui cái sự đúng điệu cũng nan giải phết nhỉ ;p
Về Cánh diều thì mình nghĩ bài hát có nhẽ phải dịch để hát được cơ, thành ra mình đang cắn bút, cái dấu tiếng Việt làm khó mình quá, chả nhẽ lại "lé bấy, lé bấy, tiêu đoàn le bấy" :))

Nặc danh nói...

Bonjour à toute la classe ! (/tu(tờ) la kla(xờ)/ = cả lớp)

@ chị So : Thì đúng là nan giải thật ! Tệ hơn nữa là anh Tây ấy lại giả bộ là người bản xứ để sửa tiếng cho mấy bác đang tập nói tiếng Việt.

Tuy vậy ta cũng có thể lấy một chuẩn trung bình là một người Tây bình thường, không già quá, không trẻ quá, có văn hóa, bỏ qua yếu tố vùng miền, như một anh sinh viên y khoa chẳng hạn. Nói kém hơn anh ấy thì có thể là không đúng điệu, nhưng nói khác anh ấy thì chưa chắc đã là kém hơn đâu!

Em nói khác anh Tây ấy, chắc chắn là như vậy. Bác một độc giả bèn kết luận là em nói sai cơ bản, phải ngượng miệng, tức là kém hơn. Em thì thấy là câu sửa của anh ấy không chính xác, vì nó đổi cả ý của bác HY, và câu văn nặng nề, không đẹp, phức tạp, trẻ con không hiểu được, nên không phù hợp cho người mới học tiếng.

Bây giờ, trong 2 người, ai sai thì người đó dốt hơn, phải không ạ ? Ai sai thì ráng chịu thôi!

Nhưng phải công nhận là trong đời em chưa bao giờ gặp chú Tây nào như chú ấy, hí hí!

Bây giờ em sẽ thử phân tích mấy câu của chú ấy đây!
LH

Nặc danh nói...

Quan điểm của em là chúng ta không bao giờ nói ngoại ngữ hoàn toàn như người bản xứ.

Bây giờ việc nói có đúng hay không là có 2 tiêu chuẩn : một là câu đó đúng về mặt quy tắc chính tả, ngữ pháp, cú pháp, em tạm gọi là văn phạm; hai là, về mặt văn phong, tạm gọi như vậy, nó đã từng được sử dụng bởi những nơi có uy tín (sách xuất bản của nhà xuất bản có tiếng, site web quan trọng, vv.)

Thế thì "le français au Québec" là đúng về văn phạm, và đã được một tác giả sử dụng, sách đã được xuất bản. Nói rằng đó là nói tiếng Pháp đã phát triển ở Québec như thế nào, vv. rồi kết luận là khác trường hợp "le français au Québec" kia chỉ là ngụy biện. Trường hợp kia cũng nói về tiếng Pháp đã được phát triển (évolué) ở Québec khác với tiếng Pháp được sử dụng và phát triển ở Pháp.

Vì sao người Pháp tránh nói tới khái niệm "tiếng Pháp thuần Pháp" ? Là vì họ rất kỵ sự phân biệt (discrimination), vì nó kém khoan dung (tolérance). Điều này làm em rất kinh ngạc khi thấy chú Tây Antoine thản nhiên dùng nó, và lúc đầu nó khiến em nghi chú ấy là người gốc Việt.

Bác một độc giả không dám nói ra điều ấy mà lại tránh trớ bằng cách trích dẫn wikipedia. Tất cả các bạn nào có học cao học trở lên đều biết là các giáo sư không bao giờ chịu trích dẫn wikipedia trong nghiên cứu khoa học cả, không phải vì nó vô giá trị, mà vì thông tin trong đó chưa được thẩm định tính khoa học, nó chỉ có giá trị tham khảo mà thôi.

Chính vì vậy mà em thấy nói "le français en France" và "le français au Québec" là hay hơn, (nghĩa là "le français en usage au Québec") vì nó tránh được sự phân biệt có nghĩa xấu. Và em có đồng minh là tác giả cuốn sách "le français au Québec : 400 ans..." ấy. Mà đấy cũng chưa phải là bằng chứng duy nhất đâu, còn vài cuốn khác nữa. Bác một độc giả cứ ngồi chẻ sợi tóc làm tư, rõ khổ. Thời gian ấy bác bỏ ra đọc sách tiếng Pháp khác đi còn mau tiến bộ hơn.
LH

Nặc danh nói...

Câu em sửa HY thế này :

Merci Antoine, (c'est) agréable de voir votre commentaire ici! Oh, j'ai entendu dire que le français en France et le français au Québec sont différents en quelque sorte, mais je ne sais pas comment. Savez-vous quelles sont les différences?

Chú Antoine sửa thế này :
« j’ai entendu dire qu’il existe certaines différences entre le français du Québec et celui de la France, mais je ne les connais pas. Les connaissez-vous ?"

Câu của chú Antoine rất nặng nề với nhiều loại đại từ nhân xưng, cấu trúc phức tạp một cách không cần thiết. Em mà nói câu như vậy thì không dám xưng là học văn học Pháp đâu, ngượng miệng lắm. Mà khi nói với trẻ con chú cũng nói như vậy hay sao ? Làm sao chúng nó hiểu được ? Vậy chú ấy nói câu ấy ra ở đây mục đích là để khoe mẽ, hù dọa, chứ đâu phải để giúp các bạn học tiếng Pháp ? Không có câu nào giản dị hơn ạ ? Chưa kể là đã đổi hết cả ý đi. Bữa nào rảnh em dịch lại cho mọi người so sánh, khỏi nhận ra HY với LH nữa luôn, nghe mà chán cả tai.

Mà chú và bác tra tự điển từ nguyên xem "savoir" và "connaître" khác nhau như thế nào đi nhé!

Mà em cũng thú thật với các bác là do em cũng hơi khiêm tốn vì tự biết mình không nói tiếng Pháp được như người bản xứ nên câu nào em cũng nhờ sửa trước khi đưa lên rồi. Nhà em có một cậu bằng cậu ấm nhà HY ấy, ở Pháp từ hồi 1 tuổi, lại có bạn bè của nó, chúng nó sửa chán ra rồi mà phải nhờ tới chú Antoine với bác một độc giả. Các bác cứ "sửa đi sửa lại nó trương phềnh phềnh" lên bây giờ.

Nếu các bạn cho là một cậu thiếu niên học tiếng Pháp ở Pháp bao nhiêu năm như vậy mà còn nói "không đúng điệu" thì em đành chịu là dạy các bác tiếng Pháp không đúng điệu vậy. Nói đúng điệu khó thế, thì nói như em đọc bài trên blog quechoa khen chú Kim Jong Un, thì bác một độc giả giỏi không còn lời nào để nói nữa, "giỏi đ. chịu được", hihi.
LH

Nặc danh nói...

Em sửa bác HY thế này:

Bonjour à tous, cette semaine, je suis tellement occupée, quand j'ai le temps d'étudier le français, je suis à m'endormir. Merci Monsieur Google d'avoir traduit cette pièce pour moi.

Chú Antoine sửa thế này :

Bonjour à tous, cette semaine je suis très occupée, dès que je souhaite étudier mon français, je m'assoupis. Merci Monsieur Google de m'avoir traduit cette phrase.

Trừ câu "je suis à m'endormir" là hơi lạ, em cũng gợi ý mấy cách nói khác, nhưng vẫn giữ nguyên câu này vì em thích nó. Dân văn chương hay tìm cách nói khác hơn cách nói thông thường vốn bị coi là xơ cứng (cho nên chú và bác đọc luận văn của em chắc là xông vào sửa lấy sửa để, nhưng em nói để các bác biết là nó cũng đã được sửa rồi đấy ạ!). Các nhà văn nhà thơ cũng luôn tìm cách nói mới đó sao ? Ví dụ thay vì nói "em yêu anh" mà thiên hạ nói điếc cả tai , thì ta có thể nói là "em chỉ mong cả đời được cùng anh săn chồn đuổi thỏ" (ở cái xứ Hóc Bò Tó này, đại khái thế), nghe không đúng điệu lắm phải không ạ ?

Bây giờ tôi lại bận rồi, nhưng lát nữa tôi sẽ dịch câu này, vì tôi quyết làm cho các bác thấy một thi sĩ và một người học văn nói khác một anh sinh viên Y khoa như thế nào !
LH

Nặc danh nói...

Mời các bác xem một cái "le français au Québec" nữa này (site.org rất là uy tín nhé), người ta xài thì các bác cứ mạnh dạn xài, làm gì mà sợ bóng sợ gió, rồi là sửa vặn sửa vẹo người khác đi như thế !

http://www.imperatif-francais.org/bienvenu/articles/2011/le-francais-au-quebec-2.html
LH

Nặc danh nói...

Tôi cũng tra tự điển Robert ra được cái này : "etre à son travail, etre à travailler" nghĩa là "occupé à, en train de" (travailler)= đang bận làm cái gì, hoặc là "elle est toujours à se plaindre" nghĩa là "cô ấy lúc nào cũng than thở". Như vậy nói "je suis à m'endormir" cũng là theo cấu trúc này thôi (etre à + động từ nguyên mẫu). Về văn phạm không sai, chỉ là ít sử dụng, nghe lạ tai. Nhưng chính vì lạ tai mà dân văn chương lại càng thích đấy!

A nói đến đây thì tôi bắt đầu hiểu vì sao bác một độc giả nói tiếng Pháp của tôi "có vấn đề". Tôi nghĩ rằng là quan điểm khởi đầu của chúng tôi đã là khác nhau : tôi coi ngôn ngữ là "sinh ngữ" (luôn luôn tiến triển và biến đổi), còn bác ấy coi nó là "tử ngữ", học kiểu các cụ học tiếng latin.
LH

Nặc danh nói...

Tôi dịch hai câu tiếng Pháp:

HY-LH: Chào tất cả các bạn, tuần này, tôi bận quá chừng, khi tôi có thời gian để học tiếng Pháp thì tôi ngủ luôn. Cảm ơn bác Google đã dịch cái mẩu câu nhỏ này giùm tôi!

Antoine : Chào các bạn, tuần này tôi rất bận, ngay khi tôi mong muốn học tiếng Pháp, tôi ngủ gật. Cảm ơn bác Google đã dịch giùm /dịch (tặng) cho tôi câu này.

Tôi sẽ phân tích 2 câu này (các bác lại phải chờ một chút nhé), nhưng trước tiên tác giả HY có ý kiến gì, hay muốn nói xem câu nào đúng ý bác hơn không ạ ?
LH

Nặc danh nói...

Ôi xin lỗi, aAtoine nói "chào tất cả các bạn"

HY nói...

Haha :P Bữa đấy tôi định nói là: "Chào tất cả các bạn, tuần này, tôi bận quá, mỗi khi tôi có thời gian để học tiếng Pháp thì tôi lại buồn ngủ. Cảm ơn bác Google đã dịch cái mẩu câu nhỏ này giúp tôi"

Hehe :P


Bởi vì bác Gúc lắm tài
Cho nên HY học bài dịch vo
Nhị Linh thầy đã sửa cho
Dần dần từng bước một cho an toàn
Cũng nhờ có bác Ăng toan
Cho nên tiếng Pháp đa đoan nhiều đường
May gặp cô giáo Lan Hương
Đường ngang đường tắt tỏ tường cô soi...

Nhị Linh nói...

Hì, nào các bác chớ vui duyên mới mà quên nhiệm vụ nhé :p

Mời các bác chia hộ tôi động từ "se laver" xem nào. Cố gắng nhớ tất cả những gì đã biết về động từ nhóm một và động từ phản thân để chia động từ này đi. Chia xong rồi thì chuyển sang chia động từ "se lever" (nghĩa là "dậy" như trong "ngủ dậy" và "đứng dậy"; "lever" không thì lại là động từ đòi hỏi bổ ngữ: "lever la main" là "giơ tay"). "Se lever" cũng là động từ nhóm một nhưng có đôi chút đặc biệt, các bác cứ thử chia trước đi rồi ta xem chỗ đặc biệt đó.

Nhị Linh nói...

Về các giới từ trong các ngữ liên quan đến "tiếng Pháp": nhìn chung những khác biệt là rất nhỏ, thuộc vào phạm trù "nuance" (sắc thái) rất tinh tế.

Một cách sơ đẳng, chúng ta cần phân biệt mấy cách nói sau: "parler en français", "parler français", "parler le français". Dạ hội của các lớp phổ thông trung học chuyên tiếng Pháp ở Việt Nam thường có tên "Parlons français" hoặc "Parlez français avec nous" :p

"Le français en France" hay "Le français de France"? Sắc thái khác nhau cũng nhỏ, theo tôi thì cái thứ nhất theo nghĩa "Le français comme on le parle en France" và cái thứ hai thì theo nghĩa tiếng Pháp của nước Pháp, nghĩ kỹ thì cách thứ nhất dùng tốt hơn.

Tiếng Pháp (ở) Québec, ngoài chuyện "accent" khá là khác tiếng Pháp (ở) Pháp; theo như tôi còn nhớ từ những lần nói chuyện với một bạn xuất thân Montréal thì "vocabulaire" của tiếng Pháp (ở) Québec khác rất nhiều: họ không gọi ngô là "maïs" mà là "blé d'Inde", và từ "écoeurant" với người Pháp là cái gì đó có tính chất kinh tởm, buồn nôn, thì với người Québec lại là rất ngon lành, tuyệt diệu hihi.

Sang đến Bruxelles lúc đặt phòng khách sạn có khi choáng luôn, chẳng hiểu gì, vì số má khác hẳn: bên Pháp gọi bảy mươi là "soixante-dix" thì người Bỉ gọi là cái gì đó "septante", tám mươi bên Pháp là "quatre-vingt" thì bên Bỉ là cái gì đó "octante" còn chín mươi bên Pháp là "quatre-vingt dix" thì bên Bỉ là cái gì đó "nonante".

HY nói...

Chia động từ se laver (có nhờ bác Gúc gà bài) :)

je me lave
tu te laves
il se lave
elle se lave
on se lave
nous nous lavons
vous vous lavez
ils se lavent
elles se lavent

HY nói...

Chia động từ se lever (bác Gúc sửa vài chỗ):

je me lève
tu te lèves
il se lève
elle se lève
on se lève
nous nous levons
vous vous levez
ils se lèvent
elles se lèvent

HY nói...

Động từ thường đứng vô tình
Phản thân thì phải có "mình" có "nhau" :)

Nhị Linh nói...

há há hiểu như chị Yến nôm na mà hiệu quả đấy :p

Nắm chắc được động từ phản thân thì sẽ rất thuận lợi khi sang đến thời quá khứ kép (passé composé), tức là thời quá khứ phổ biến nhất trong tiếng Pháp (thời quá khứ đơn, tức passé simple, chỉ dùng trong văn trần thuật, là cái mà những ai ưa đọc sách sẽ phải học thật kỹ).

Nói thêm về động từ phản thân đã xuất hiện ở đây nhé:

"Dormir" là "ngủ" (động từ này chia khác động từ nhóm một chúng ta đã quen): Chị HY dort à minuit (Chị HY đi ngủ vào lúc nửa đêm).

Nhưng "s'endormir" nghĩa là thiếp đi, tức là không chung chung nữa, sau khi nằm lên giường ("đi nằm" cũng là phản thân: "se coucher"), chính thức từ lúc "s'endormir" thì chúng ta mới bước vào sự ngủ. Còn "s'assoupir" là "ngủ gục", "ngủ gật". "Buồn ngủ" thì lại dùng cấu trúc này: "avoir sommeil". Động từ "avoir" (tương đương "to have") được dùng rất phổ biến trong các cấu trúc như thế này. Chị HY đã biết cụm từ nào chưa?

Nhị Linh nói...

"se laver" và "se lever" chia thì cùng nguyên tắc, nhưng nếu để ý kỹ thì ở 4 ngôi (trừ nous và vous) ta thấy xuất hiện dấu huyền (je me lève...): một số động từ sẽ theo kiểu như thế; chị HY dùng đúng nguyên tắc đó chia tiếp "se promener" (đi dạo) xem nào :p lần này không google nhá

phulangsa nói...

Phiên âm nhé :

Se lever (= đứng dậy, thức dậy)

xơ lơ vê

giơ mơ le(vờ)
tY tơ le(vờ)
i(lờ) sơ le(vờ)
e(lờ) sơ le(vờ)
ôông sơ le(vờ)
nu nu lơ vôông
vu vu lơ(vê)
i(lờ) sơ le(vờ)
e(lờ) sơ le(vờ)

Mời các bạn đọc 3 lần, sau đó các bạn thử đọc bài chia động từ "se laver" (tắm, rửa) xem sao ?

Xong rồi các bạn thử dịch 2 câu này : "je me lave" và "je lave mon chien" /giơ la(vờ) môông siaang/

LH

HY nói...

Học trò trả bài dần dần nha:

Tự chia động từ se promener:

je me promène
tu te promènes
il se promène
elle se promène
on se promène
nous nous promenons
vous vous promenez
ils se promènent
elles se promènent

HY nói...

Mình có thấy cụm j'ai... hình như là từ động từ "avoir"

HY nói...

Se laver

xơ la vê

giơ mơ la(vờ)
tY tơ la(vờ)
i(lờ) sơ la(vờ)
e(lờ) sơ la(vờ)
ôông sơ la(vờ)
nu nu la vôông
vu vu la(vê)
i(lờ) sơ la(vờ)
e(lờ) sơ la(vờ)

je me lave: tôi tắm
je lave mon chien: tôi tắm cho chó

Nặc danh nói...

Mọi người ai cũng tắm rửa thế này, lại tắm cả cho chó nữa, thật là sạch sẽ quá nhỉ !

phulangsa nói...

Mời các bạn sang blog phulangsa đọc bài tôi phân tích mấy câu dịch của chú Antoine nhé!

phulangsa nói...

Cái bác "một độc giả" này tệ thật đấy ! Bác ấy làm cho học trò thì không dám viết bài cho cô giáo sửa nữa, còn cô thì cứ phải ra sức cắt nghĩa cho bác ấy biết bác ấy dốt như thế nào ! Việc dạy việc học bê trễ cả !
LH

HY nói...

Tôi sang đọc song ngữ bác LH dịch Rút-xô thấy vừa hay vừa khoái, nên so câu trên dưới và học từ ở đấy luôn :)

HY nói...

Tôi cũng vào đây nghe các đoạn đối thoại có kèm văn bản để xem họ phát âm các từ, chẳng hiểu mấy những cứ nghe đi nghe lại xem sao: http://francebienvenue1.wordpress.com

Nhị Linh nói...

Ơ bác LH ra tiếp bài tập đi chứ kẻo nhiệt tình học của chị HY giảm sút giờ :d

HY nói...

Phải đấy, và thày Nhị Linh thỉnh thoảng sẽ giảng về ngữ pháp :)

phulangsa nói...

Các bác chờ tí nhé, thứ tư tôi bận hơn ngày thường !

phulangsa nói...

Le petit prince

Lundi matin, le roi, la reine et le petit prince
Sont venus chez moi pour me serrer la pince,
Mais comme j'étais parti, le petit prince a dit:
Puisque c'est ainsi, nous reviendrons mardi.

Mardi matin, le roi, la reine et le petit prince
Sont venus chez moi pour me serrer la pince,
Mais comme j'étais parti, le petit prince a dit:
Puisque c'est ainsi, nous reviendrons mercredi.

Mercredi matin, le roi, la reine et le petit prince
Sont venus chez moi pour me serrer la pince,
Mais comme j'étais parti, le petit prince a dit:
Puisque c'est ainsi, nous reviendrons jeudi.

Jeudi matin, le roi, la reine et le petit prince
Sont venus chez moi pour me serrer la pince,
Mais comme j'étais parti, le petit prince a dit:
Puisque c'est comme ça, nous reviendrons vendredi.

Vendredi matin, le roi, la reine et le petit prince
Sont venus chez moi pour me serrer la pince,
Mais comme j'étais parti, le petit prince a dit:
Puisque c'est ainsi, nous reviendrons samedi.

Samedi matin, le roi, la reine et le petit prince
Sont venus chez moi pour me serrer la pince,
Mais comme j'étais parti, le petit prince a dit:
Puisque c'est ainsi, nous reviendrons dimanche.

Dimanche matin, le roi, la reine et le petit prince
Sont venus chez moi pour me serrer la pince,
Mais comme j'étais parti, le petit prince a dit:
Puisque c'est ainsi, nous ne reviendrons plus.

Câu hỏi : Maman Semaine a sept enfants; tu peux me les nommer?

Bài này lấy từ : http://www.coindespetits.com/comptines/semaine1.html (tôi có sửa chữa đôi chút trong bài theo một bản khác mà tôi biết được)

Bài hát ở đây : http://www.youtube.com/watch?v=SgG-DSF5bww

phulangsa nói...

Phiên âm nhé :

laang đi ma taang, lơ roa, la ren et lơ pti praang(xờ)
xôông vơ nY sê moa pu(rờ) mơ xe rê la paang(xờ)
me co(mờ) giê te pa(rờ) ti, lơ pti praang xa đi :
puy xquơ xe taang xi nu rơ viaang đrôông ma(rờ) đi.

ma(rờ) đi ma taang...
me crơ đi ma taang...
giơ đi ma taang...
văng đrơ đi ma taang...
xa(mơ) đi ma taang...
đi măng(sờ) ma taang... nu nơ rơ viaang đrôông plY.

HY nói...

Haha!
Lundi là ngày đầu tuần
Bé hứa cố gắng chăm ngoan
Mardi, Mercredi, Jeudi
Ngày ngày bé luôn cố gắng
Vendredi rồi đến Samedi
Cô cho bé phiếu bé ngoan
Dimanche cả nhà đều vui
Vì bé ngoan suốt tuần! :P

Nặc danh nói...

Ối giời ơi, bác Google dịch hay chưa kìa ! Tôi thích quá !
Gợi ý bác HY một chút nhé : serrer la pince (bắt càng cua) là một cách nói bình dân, nghĩa là "bắt tay".
LH

HY nói...

Bài dịch đây ạ:

Các hoàng tử nhỏ

Sáng thứ Hai, nhà vua, hoàng hậu và hoàng tử nhỏ
Đến với tôi bắt tay của tôi,
Nhưng như tôi đã được đi, hoàng tử bé nói:
Vì nó là như vậy, chúng tôi sẽ trở lại hôm thứ ba.

Sáng thứ Ba, nhà vua, hoàng hậu và hoàng tử nhỏ
Đến với tôi bắt tay của tôi,
Nhưng như tôi đã được đi, hoàng tử bé nói:
Vì nó là như vậy, chúng tôi sẽ trở lại hôm thứ Tư.

Sáng thứ Tư, nhà vua, hoàng hậu và hoàng tử nhỏ
Đến với tôi bắt tay của tôi,
Nhưng như tôi đã được đi, hoàng tử bé nói:
Vì nó là như vậy, chúng tôi sẽ trở lại hôm thứ Năm.

Thứ năm buổi sáng, nhà vua, hoàng hậu và hoàng tử nhỏ
Đến với tôi bắt tay của tôi,
Nhưng như tôi đã được đi, hoàng tử bé nói:
Vì nó là như vậy, chúng tôi sẽ trở lại hôm thứ Sáu.

Sáng thứ Sáu, nhà vua, hoàng hậu và hoàng tử nhỏ
Đến với tôi bắt tay của tôi,
Nhưng như tôi đã được đi, hoàng tử bé nói:
Vì nó là như vậy, chúng tôi sẽ trở lại hôm thứ Bảy.

Sáng thứ Bảy, nhà vua, hoàng hậu và hoàng tử nhỏ
Đến với tôi bắt tay của tôi,
Nhưng như tôi đã được đi, hoàng tử bé nói:
Vì nó là như vậy, chúng tôi sẽ trở lại hôm thứ Chủ nhật.

Sáng Chủ nhật, các vua, hoàng hậu và hoàng tử nhỏ
Đến với tôi bắt tay của tôi,
Nhưng như tôi đã được đi, hoàng tử bé nói:
Vì nó là như vậy, chúng ta sẽ không trở lại.

Nhị Linh nói...

"venir chez moi" nghĩa là "đến nhà tôi", và "comme" ở đây không phải "như" mà là "vì" :p

chắc chuẩn bị phải học chia động từ đặc biệt "venir" rồi nhỉ :)

phulangsa nói...

Bắt đầu các động từ bất quy tắc với "venir" thì hơi khó. Hay mình chia verbe "être" (thì, là) đi !

verbe ÊTRE

Je suis
Tu es
Il est
Elle est
On est
Nous sommes
Vous êtes
Ils sont
Elle sont

Xem cách chia bất quy tắc ác liệt nhỉ ? Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy là các ngôi thứ nhất số ít, ngôi thứ nhất số nhiều và các ngôi thứ ba số nhiều (lần lượt là je, nous, ils, elles có điểm giống nhau : suis, sommes, sont, các ngôi thứ hai số ít và số nhiều, và các ngôi thứ ba số ít (lần lượt là tu, vous, il, elle, on) cũng có điểm giống nhau : es, êtes, est, est.
Động từ này chia phức tạp như vậy vì bắt nguồn từ tiếng latin, trong đó "esse" nghĩa là thì, là, và được chia là : sum, es, est, sumus, estis, sunt (tôi là, bạn là, nó là..., chủ từ đã được thể hiện trong cách chia).

Động từ "être" này rất quan trọng, các bạn học kỹ (đọc 5 lần nhé), mình sẽ phiên âm sau đây.

phulangsa nói...

Phiên âm đây:

E(tờrờ)

giơ suy
tY e
i le
e le
ôông ne
nu xo(mờ)
vu ze(tờ)
i(lờ) sôông
e(lờ) sôông

Các bạn có để ý thấy các ngôi mà verbe "être" bắt đầu bằng nguyên âm "e" thì phải đọc nối phụ âm của từ đứng trước sang hay không ? Trừ "tu es" /tY e/(vì tu không kết thúc bằng phụ âm), còn lại "il est" (i le), "elle est" (e le), "on est" (ôông ne) "vous êtes" (vu zetờ), đều phải đọc nối sang.

Các bạn đọc 5 lần cho thuộc kỹ nhé!
Bon courage /bôông ku ra(giờ)/, nghĩa là chúc các bạn can đảm (hihi), là lời chúc khi biết bạn mình sắp phải làm việc gì khó.

HY nói...

Nous sommes des femmes :)

phulangsa nói...

Bonjour les amies et les amis (chào các bạn nữ và các bạn nam /lê za mi ê lê za mi/, đọc như nhau)

Chúng mình nhân tiện học luôn thể phủ định của động từ nhỉ ?
Phủ định trong tiếng Pháp được thể hiện bằng cặp trạng từ "ne... pas" (đọc là "nơ... pa")đứng hai bên động từ.
Ví dụ, verbe "être" chia ở thể phủ định (thì hiện tại, thể chỉ định) như sau :

Être

Je ne suis pas
Tu n'es pas
Il n'est pas
Elle n'est pas
On n'est pas
Nous ne sommes pas
Vous n'êtes pas
Ils ne sont pas
Elles ne sont pas

Các bạn để ý là khi "ne" được tiếp theo bởi một từ bắt đầu bằng nguyên âm thì nó sẽ bị mất chữ "e" và thay vào đó là dấu apostrophe ('), tức là dấu lược (lược bỏ cái gì đấy).
Ví dụ : "tu ne es pas" sẽ trở thành "tu n'es pas".

Các bạn đọc 3 lần cho thuộc nhé.

phulangsa nói...

Phiên âm nhé :

E(tờrờ)

Giơ nơ xuy pa
TY ne pa
I(lờ) ne pa
E(lờ) ne pa
Ôông ne pa
Nu nơ xo(mờ) pa
Vu ne(tờ) pa
I(lờ) nơ sôông pa
E(lờ) nơ sôông pa

Các bạn thử nói : "Tung H và Nhi Linh không phải là phụ nữ" xem nào !
Gợi ý : Câu HY nói trên đây (nous sommes des femmes) nghĩa là : "chúng tôi là phụ nữ".

HY nói...

Tung H et Nhi Linh ne sont pas des femmes

phulangsa nói...

@ "Tung H et Nhi Linh ne sont pas des femmes" : c'est bien, bravo HY /xe biaang, bra vô HY/, nghĩa là "tốt lắm, hoan hô HY"

Bây giờ các bạn thử biến các câu sau đây thành câu phủ định xem nào :

Dame HY monte à la gouttière.
TH et NL tombent par terre.
Oncle Dong A chasse une mouche.
Grande soeur So et Lana tissent une toile.

Nghe giống một bài thơ nhỉ ? Các bạn có nhớ nghĩa của những câu này không ?

HY nói...

Dame HY ne monte pas à la gouttière.
TH et NL ne tombent pas par terre.
Oncle Dong A ne chasse pas une mouche.
Grande soeur So et Lana ne tissent pas une toile.

Mụ HY trèo lên máng xối
TH, NL xuống đất kiểu rơi
Bác Đông A đuổi bắt ruồi
Chị So dệt vải cùng hồi Lana

Nặc danh nói...

Bonjour à tous !

Hihi, bác HY làm tôi buồn cười quá !
Bác làm bài tốt rồi đấy, nhưng có hai câu sau chúng ta phải bàn luận kỹ hơn nhé :

Oncle Dong A ne chasse pas une mouche (Bác Đông A không đuổi một con ruồi).
Grande soeur So et Lana ne tissent pas une toile. (Chị So và Lana không dệt một tấm vải).

Hai câu này phủ định không hoàn toàn, vì nếu bác Đông A không đuổi một con ruồi thì có thể là bác ấy đuổi một bầy ruồi, tương tự, có thể là chị So và Lana dệt nhiều tấm vải, tức là vẫn có dệt vải.

Nếu muốn phủ định hoàn toàn, thì câu phải viết như sau :

Oncle Dong A ne chasse pas de mouche. (Bác Đông A không đuổi ruồi)
Grande soeur So et Lana ne tissent pas de toile. (Chị So và Lana không dệt vải)
Hai câu phủ định kiểu này là thông dụng nhất.

Hoặc trường hợp khác :

Oncle Dong A ne chasse pas la mouche. (= Bác Đông A không đuổi cái con ruồi ấy - ví dụ bác ấy trông thấy một con ruồi, nhưng bác ấy không đuổi nó)
Grande soeur So et Lana ne tissent pas la toile. (Chị So và Lana không dệt tấm vải ấy)

Vì sao lại như vậy thì chúng ta phải nghiên cứu các loại mạo từ xác định, mạo từ không xác định và mạo từ chỉ bộ phận nhé !
LH

phulangsa nói...

Mạo từ (les articles )

Mạo từ là thành phần phụ đứng trước danh từ, trong tiếng Việt chúng ta cũng có, ví dụ như là "cái", "con", "thằng", "quả" (cái bàn, con dao, thằng bé, quả trống - tức là cái trống).

Vậy trong tiếng Pháp có 3 loại mạo từ

1- Mạo từ xác định (articles définis ) = le, la, l', les
Ví dụ : le cerf-volant (cái diều), la mouche (con ruồi), l'araignée (con nhện), les amis (những người bạn)

2- Mạo từ không xác định (articles indéfinis) = un, une, des
Ví dụ : un cerf-volant (một cái diều), une mouche (một con ruồi), des amis (những người bạn)

3- Mạo từ chỉ bộ phận, hay là chỉ một phần (articles partitif ) = du, de la, de l', des
Ví dụ : du vin (rượu vang), de la viande (thịt), de l'eau (nước), des frites (khoai tây chiên)

Ý nghĩa như sau : Mạo từ xác định đứng trước danh từ đã được xác định (ví dụ : con ruồi đó đó); Mạo từ không xác định đứng trước danh từ không xác định (một con ruồi nào đó), còn mạo từ chỉ một phần thì nói đến một phần của danh từ đó, thường là nó đứng trước những danh từ không đếm được, nhất là đồ ăn thức uống (ví dụ : je mange de la viande = tôi ăn thịt, tức là ăn chút thịt, chứ không phải ăn tất cả thịt).

Vậy đối với mạo từ không xác định và mạo từ chỉ một phần (un, une, des, du, de la, de l', des), khi đứng trước danh từ dùng làm bổ ngữ trực tiếp, trong câu phủ định hoàn toàn, thì tất cả chúng sẽ biến thành "de"
Ví dụ :
Oncle Dong A ne chasse pas DE mouche
Les lapins ne mangent pas DE viande (thỏ không ăn thịt)

Nhưng nếu là mạo từ xác định (le, la, l', les) thì vẫn giữ nguyên
Ví dụ : Oncle Dong A ne chasse pas LA mouche
Les lapins n'aiment pas LA viande (Bọn thỏ không thích thịt)

HY nói...

Merci cô LH
Bài cô giảng thật hay :)

phulangsa nói...

Bonjour les amis, avez-vous passé de bonnes vacances ?

Voici une nouvelle chanson pour vous :
http://www.youtube.com/watch?v=ChA2_xyYiYs

Les petits poissons dans l'eau
nagent nagent nagent nagent nagent
Les petits poissons dans l'eau
nagent aussi bien que les gros

Les petits les gros
nagent comme il faut
Les gros les petits
nagent bien aussi

phulangsa nói...

Trời, tôi vừa đánh máy một bài về qui tắc phát âm, nhấn nút gửi đi, thì nó biến mất, lại hiện lên 1 còm cũ tới 2 lần.

Thôi các bạn chờ tôi đánh lại vậy !

HY nói...

Bác phulangsa ơi, đợt này tôi bận quá, nhưng bác cứ viết đi nhé, rảnh là tôi sẽ học bài ngay, thanks bác.

«Cũ nhất ‹Cũ hơn   1 – 200 trên 207   Mới hơn› Mới nhất»