Thứ Tư, 31 tháng 10, 2007

Am thanh va cam xuc

Thấy câu hỏi này ở blog Lê: "Âm nhạc chuyển tải cảm xúc tới người nghe như thế nào?", toi muốn trả lời nhưng e rằng những ý nghĩ miên man của mình sẽ làm cho câu trả lời không cô đọng tập trung và có giới hạn cụ thể được nên đành viết ra một cách lộn xộn ở đây, về âm thanh và cảm xúc.


Bởi vì co cảm xúc khi nghe nhạc là rất phổ biến voi con nguoi nên cần đi ngược ngọn nguồn để biết mối quan hệ giữa âm nhạc và cảm xúc. Nhưng trước âm nhạc hẳn phải nói đến âm thanh.


Tự nhiên tôi nhớ đến hồi xưa học năm thứ nhất đại học, lớp chúng tôi đi rừng Cúc Phương chơi 3 hôm. Rừng Cúc Phương ai đến thì biết là âm u, có cây Chò ngàn năm, có núi, có suối, có Động người xưa...
Điều mà tôi đặc biệt nhớ trong chuyên đi đó là những âm thanh trong rừng mà tôi nghe được, phong phú vô cùng.
Ở trong động thật lâu, nhắm mắt lại, và tưởng tượng rằng mình là một con vượn người, mở mắt ra bước ra khỏi động và bừng tỉnh trước ánh sáng cùng âm thanh.
Buổi sáng sớm mặt trời lên sẽ là tiếng chim ríu ran êm đềm, tiếng thú giác hoan hỉ. Những con chim rủ nhau đi kiếm mồi, những con chim tìm thấy trái cây chin ngon ăn được, những con chim đực nắn nót giọng hót gọi chim cái. Trong rung co tieng gio rung cay nhe nhe. Tieng suoi chay roc rach, tieng ca quay nuoc...Tất cả hòa vào nhau thành khúc nhạc bình yên.

Con vượn hẳn là đã nghe thấy dấu hiệu của một ngày mới an hòa, phải chăng nó cũng sẽ dần dà cảm nhận và thích thú âm thanh đó?
Khi xuất hiện thú dữ, những cành cây gẫy răng rắc, tiếng chim nháo nhác báo nhau thoát thân, tiếng chân thú chạy gấp gáp. Con vượn chắc cũng nghe thấy để mà lo sợ chứ, đó cũng là cảm xúc. Khi trời mưa bão sấm chớp, tiếng thác đổ, tiếng động đất, tiếng đám cháy rừng, hẳn cũng đã có lần ông cha nó và nó nghe được mà hoảng hốt, mà tìm nơi ẩn nấp...
Có lẽ đầu tiên âm thanh là tín hiệu cho sự an toàn hay nguy hiểm. trong sự an toàn có nỗi vui mừng và trong nguy hiểm có sự sợ hãi.
Còn nỗi buồn ưu tư thì sao?
Như?ng khi nằm trong hang nhìn trời mưa ảm đạm ngoài xa, những khi chiều tà tiếng chim rừng về tổ, có điều gì đó mà con vượn kia đã cảm nhận được, đấy phải chăng là nỗi buồn của chúng ta sau này khi nghe tiếng nhạc chậm rãi như mưa rơi, như chiều xuống...

(Ô, định viết tiếp nhưng mà phải đi nấu cơm rồi, thôi cứ thế này vậy, chắc là đã nói được ý chính rồi hay sao ấy.)

4 nhận xét:

Apomethe nói...

Do chang phai la do kinh nghiem cua con nguoi sao, tai sao khi nghe tieng chim thi thay vui con nghe tieng gio rit thi lai so. Em cho rang su cam nhan am nhac cua moi nguoi tuy thuoc vao kinh nghiem cua ho. Tai sao khi cung mot ban giao huong ma co nguoi nghe thi lai xuc dong chay nuoc mat, nguoi khac thi chi nghe thay mot mo am thanh, em dang noi la hai nguoi bat ky chu khong phai so sanh 1 nguoi nghe nhac co dien nhieu nam voi nguoi khong biet am nhac dau. Vi em thay nhieu nguoi nghe nhac lau nhung cam nhan nhieu khi khong tinh te bang mot so nguoi moi nghe nhac.

HY nói...

@Apomethe: con người có chung bản năng gốc, cấu tạo thính giác, cùng chia sẻ chung những đặc tính vật lý của âm thanh (tính chất sóng âm, giới hạn nghe thấy, tần số, cường độ, ngưỡng đau đớn...), nhưng vẫn có những đặc điểm riêng ấn định bởi tư chất và ký ức quá khứ của mỗi người. Âm nhạc là do con người tạo ra, là những âm thanh đã được gọt dũa chắt lọc và được trôi chảy qua trục thời gian theo những quy luật nhất định. Những tiếp xúc của con người với tự nhiên qua những kinh nghiệm sinh tồn, đau khổ, hạnh phúc khiến cho con người thường muốn tái tạo lại, phản ánh lại bằng âm nhạc. Từ tiếng kèn lá của đồng bào dân tộc miền núi cho đến tiếng violon trong bản giao hưởng phải chăng cũng có chung một điều gì. Mình nói đơn sơ vậy thôi chứ khi người ta đã ví âm nhạc với tâm hồn con người là thấy phức tạp lắm rồi.

HY nói...

@Tùng: có lẽ việc tiếp cận từ nhiều hướng là cần thiết, chờ Tùng viết về thuyết đó.
À, ngoài lề nhưng cũng liên quan về ngôn ngữ, hôm trước có người bạn Canada đề nghị mình thử nói một đoạn tiếng Việt cho bạn ấy nghe xem thế nào, mình lúc ấy không biết nói gì, thuận mồm đọc luôn một bài thơ, thế là bạn ấy khen tiếng chúng mày nghe có nhạc :)

Tung H nói...

Em biết 1 hướng khá thú vị, gần chạm đến được bản chất của vấn đề. Đó là thuyết cử chỉ trong bộ môn nghiên cứu nguồn gốc của ngôn ngữ.Để có thời gian rồi tóm lược lại.
Để ý sẽ thấy: trong các giác quan, thính giác cùng thị giác là 2 giác quan giúp sinh vật tiếp xúc với ngoại giới qua không gian. Và bản chất của nhận thức liên quan đến nhịp điệu.