Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Entry học tiếng Pháp (2)

Ottawa đang ở giữa mùa đông.













Winterlude, Ottawa's most famous festival and one of the world's great winter festivals. Photo by Ross Dunn.




Cái entry trước không chịu hiện comment, hình như vì số comment nhiều quá mức cho phép rồi hay sao ấy, tôi mở cái mới này để tiếp tục gọ ghẹ tiếng Pháp. Copy lại mấy comment không chịu hiện:

HY:
Các thầy, cô, bác ơi, tôi viết câu này có đúng không:

Bonjour Sylvie, très heureux de savoir que vous revenez! J'étudie français maintenant.


Phulangsa:
Salut les potes (chào các bạn chí cốt),

Tôi tìm hoài không thấy còm của bác HY, nên cứ trả lời đại ở đây vậy :

Tôi sửa câu của bác HY nhé (thế nào các bác Việt Nam nói tiếng Pháp đúng điệu cũng sẽ nhảy dựng lên, nhưng tôi có nguyên tắc của tôi).

Bonjour Sylvie, (je suis) très heureuse de savoir que vous revenez. J'étudie le français maintenant.

68 nhận xét:

Nhị Linh nói...

kiên nhẫn mở 100 cái entry thế này, mỗi cái chạy hết cỡ comment cho phép, là chị giỏi tiếng Pháp ngay thôi :p bon courage

HY nói...

Thanks Nhị Linh, thế thì mình chuyển sang đánh số entry 1, 2, 3... thôi, đánh số La mã đến lúc sẽ phức tạp lắm :P

HY nói...

Bác Phulangsa, bà bạn Sylvie đã trả lời tôi là:

Bonjour chère Yen,
Très bien ton français! Quelle surprise! Congratulations!
Que Dieu te bénisse,

Sylvie

Nặc danh nói...

Chào chị Yến
lâu rồi em không ghé đây thăm chị. Năm mới chúc gia đình chị thật nhiều sức khoẻ và hạnh phúc. Em cũng đang học tiếng Pháp :))
Hôm nào chị có thời gian thì tiếp tục làm thơ nhé. Bài "Khi ấy" rất hay.

HY nói...

Cảm ơn em HPLT xinh đẹp, chúc em mọi sự tốt lành.
Em có kinh nghiệm gì trong việc học tiếng Pháp thì cho chị biết với nhé!

phulangsa nói...

Hihihi, cám ơn bác Sylvie vì lời khen!
Để tôi suy nghĩ, có dịp tôi sẽ nói thêm về việc vì sao tôi không bận tâm đến việc "nói như người Pháp". Cũng có thể tôi thấy việc đó quá khó, và khiến chúng ta tiêu tốn năng lượng, thời gian một cách không cần thiết. Đối với tôi, nói ngoại ngữ sao cho đúng ngữ pháp, dùng từ đắt, ý tưởng rõ ràng, là đã rất khó, và đạt yêu cầu rồi. Bởi vì mục đích cuối cùng của việc học ngôn ngữ, theo tôi, là để giao tiếp (nói và viết), điều quan trọng là hai bên hiểu nhau, để còn tiếp tục thảo luận.
Thực ra trong bụng tôi còn rất tức tối vì nghĩ rằng chúng ta đã dạy ngoại ngữ không đúng cách, cầu toàn một cách quá đáng, khiến cho mọi người tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của, mà không hiệu quả. Nhưng tôi còn phải suy nghĩ thêm về vấn đề ấy.

phulangsa nói...

Bây giờ chúng mình lại tiếp tục học tiếng Pháp nhé (bác Nhị Linh định làm chúng mình nản lòng, nhưng các bác đừng sợ, hihi).

Tôi sẽ bắt đầu nói về qui tắc phát âm, vì tôi cho rằng khi chúng ta có thể đọc to lên, thì rất lợi hại cho việc ghi nhớ : chúng ta vừa nhìn, vừa nghe, vừa đọc... là đã tập luyện ghi nhớ biết bao nhiêu lần rồi. Thế mà việc học ngoại ngữ (chắc cũng như những môn học khác), rất cần trí nhớ. Nhân tiện để khuyến khích các bác học tiếng Pháp, tôi tin rằng nó sẽ cải thiện trí nhớ của các bác nhiều lắm đấy !

phulangsa nói...

Phát âm tiếng Pháp vừa dễ lại vừa khó. Khó là khó phát âm hay, dễ là vì nó có qui tắc khá rõ ràng, chứ không như tiếng Anh rất là bất qui tắc.

Vậy trước tiên là tôi sẽ nói về những chữ câm (muet), tức là không được đọc trong tiếng Pháp.

Qui tắc 1 : chữ "e" đứng cuối từ không được đọc ( tiếng Pháp gọi là "e muet", tức là "ơ câm")

Ví dụ : ami, amie đều đọc là /ami/ - araignée đọc là /a re nhê/

Qui tắc 2 : tất cả các phụ âm đứng cuối từ đều không đọc (vì thế chữ "s" số nhiều không bao giờ được đọc).
Ví dụ : ami, amis đều đọc là /ami/ - petit đọc là /pơ ti/

phulangsa nói...

Bây giờ tôi sẽ thử áp dụng 2 qui tắc này vào bài hát "Những con cá nhỏ dưới nước" (Les petits poissons dans l'eau) nhé ! Tôi sẽ để trong ngoặc đơn những chữ không được đọc :

Le(s) peti(ts) poisson(s) dan(s) l'eau
nag(ent) nag(ent) nag(ent) nag(ent) nag(ent)
Le(s) peti(ts) poisson(s) dan(s) l'eau
nag(ent) aussi bien que les gro(s)

Le(s) peti(ts) le(s) gro(s)
nag(ent) comme il fau(t)
Le(s) gro()s le(s) peti(ts)
nag(ent) bien aussi

Tất nhiên là sẽ có những ngoại lệ, nhưng chúng ta sẽ nói đến trong những bài sau nhé!

phulangsa nói...

Bây giờ tôi sẽ phiên âm bài hát ấy, để các bạn học thuộc luôn nhé !

lê pơ ti poa xôông đăng lô
na(giơ)na(giơ)na(giơ)na(giơ)na(giơ)
lê pơ ti poa xôông đăng lô
na giô xi biaang kơ lê grô
lê pơ ti lê grô
na(giờ) kom i(lờ) fô
lê grô lê pơ ti
na(giờ) biaang ô xi

Chúc các bác hát hay !

HY nói...

Hay qua! Các bạn cứ bật on cái video ở phần Ca nhạc ở phía trên bên phải blog của tôi là vừa nghe vừa theo dõi lời hát và phiên âm của bác Phú Lang Sa (PLS from now) :)

Nhị Linh nói...

lớp học ngày càng quy củ và tiên tiến, nhỉ, giờ còn có cả multi-media trợ giúp nữa :p

phulangsa nói...

Bonjour les copains et les copines /lê kô paang ê lê kô pi(nờ)/ (chào các bạn thân nam và nữ)

Chúng mình tiếp tục bài qui tắc phát âm nhé (gọi là bài 2 để cho dễ tìm kiếm).

Quy tắc phát âm (bài 2)

Trong bài 1 chúng ta đã nói về "e" câm và các phụ âm câm cuối từ. Bài 2 này nói về các ngoại lệ.

Ngoại lệ 1 : "e" không câm. "e" không câm khi nó đứng đầu một từ, hoặc khi từ đó chỉ có một âm.
Ví dụ : Je (tôi) đọc là /Giơ/, "le" (mạo từ xác định, giống đực, số ít) đọc là /lơ/, "se lever" (đứng dậy) đọc là /sơ lơ vê/.
Ngoại lệ 2 : có 4 phụ âm là c, f, l, r, khi đứng cuối từ thì không câm (phải đọc).
Ví dụ : bac (cái phà, như phà Thủ Thiêm chẳng hạn) đọc là /ba(kờ)/, oeuf (quả trứng) đọc là /ơ(fờ)/, subtil (tinh tế) đọc là /xY ti(lờ)/, bonjour (xin chào, dùng ban ngày) đọc là /bôông giua(rờ)/.

Các bạn chỉ cần đọc bài và ngắm nghía tí thôi, còn từ từ đọc hoài mình sẽ nhớ.

Au revoir et à bientôt (tạm biệt và hẹn chóng gặp lại) /ô rơ voa(rờ) ê a biaang tô)

phulangsa nói...

Ouf xin lỗi, từ "subtil" đọc là /xYb ti(lờ)/, tôi đánh máy thiếu mất âm /b/.

HY nói...

@PLS, NL: cho tôi hỏi tí, bà Sylvie viết thế này có phải ý là bà ấy là sẽ học tiếng Việt ko:

HY: Sylvie, let me know your comment by French, I need more practice.

Sylvie: bien, je t'écrirai en français! Il va falloir que j'apprenne le vietnamien!!

phulangsa nói...

Oui, bà ấy nói là "tôi cũng phải học tiếng Việt mới được !"

HY nói...

Merci PLS, tiếp tục đoạn đối thoại, bác thấy tôi sai gì thì sửa cho tôi nhé:

Sylvie (SV): As tu terminé ta thèse?
HY: Oui, je l'ai fait achever la thèse. Je suis en attente pour la défense.
SV: Bravo Yen. Je demande à notre Seigneur Jésus que tout se passe bien pour défendre ta thèse. Où prends tu tes cours de français? Big hug to you. Très bonne journée à toi. Bonjour à Hai et Son.
HY: Merci Sylvie, J'étudie à travers internet. Mon professeur est le vietnamien, elle reste en France et effectue des recherches sur le français.

phulangsa nói...

Chère HY, voici la correction :

HY : Oui j'ai achevé la rédaction de la thèse (et je l'ai soumise aux rapporteurs et ai reçu leur avis favorable). J'attends maintenant pour la soutenance.
HY : ... Mon professeur est une femme vietnamienne, elle est en France en ce moment et fait de la recherche en Littérature française.

phulangsa nói...

Et bon courage pour la soutenance, tiens bon HY, je pense à toi !!

HY nói...

Merci PLS!
Une phrase de plus:
HY: Un autre professeur de français est un traducteur célèbre du Vietnam, il traduit de nombreux livres en français au vietnamien, il a été étudier la littérature française en France.

Nhị Linh nói...

há há, correction cho câu cuối nhé:

... il a traduit de nombreux livres (ou: un grand nombre de livres) français (ou: de langue française) en vietnamien, il a fait ses études supérieures en France, en lettres modernes

có một khác biệt về sắc thái nho nhỏ giữa mấy từ sau: "célèbre", "connu/bien connu", "renommé/de grand renom"

chỗ "traducteur célèbre" chị có thể thay bằng "traducteur dont la réputation est très mitigée" :p

Nhị Linh nói...

đã bắt đầu bước vào hội thoại rồi, thì thời quá khứ kép (passé composé) là rất cần thiết rồi, động từ "être" đã học cách chia, nhưng "avoir" thì chưa phải không?

Avoir

j'ai
tu as
il/elle a
nous avons
vous avez
ils/elles ont

sở dĩ gọi là thời quá khứ kép là bởi để chia động từ ở thời này ta cần trợ động từ (auxiliaire): trợ động từ quá khứ của tiếng Pháp gồm có "avoir" và "être", trong đó "avoir" dùng phổ biến hơn, "être" chỉ dùng cho các động từ chuyển động (aller, partir, monter, venir, arriver...) và động từ phản thân (chính vì thề hồi trước em đã nói khá nhiều về động từ phản thân)

thời quá khứ kép gồm trợ động từ cộng phân từ quá khứ của động từ (participe passé); với trợ động từ "avoir", phân từ quá khứ là bất biến, không đổi giống đổi số (với "être" thì khác, nhưng cái này học sau)

ví dụ về cụm từ "đã học" (sử dụng động từ "étudier", một động từ nhóm một)

j'ai étudié
tu as étudié
il/elle a étudié
nous avons étudié
vous avez étudié
ils/elles ont étudié

Nhị Linh nói...

phân từ quá khứ của động từ kết thúc bằng "er" (kể cả động từ đặc biệt như "aller") rất dễ: bỏ "r" đi và thêm dấu sắc vào "e":

monter -> monté
montrer -> montré
manger -> mangé
parler -> parlé

HY nói...

Merci NL :)

HY nói...

J'ai adoré quand j'avais 20 ans.

Est-ce correct?

Nhị Linh nói...

ôi đúng mới sợ chứ :p thế là dùng đúng passé composé và imparfait rồi đấy hihi

nhưng mà động từ "adorer" phải có bổ ngữ chứ

phulangsa nói...

Coucou tout le monde,

Hình như ý bác HY nói là "j'ai été amoureuse quand j'avais vingt ans".

phulangsa nói...

Quy tắc phát âm (bài 3) : h muet et h aspiré (h câm và h không câm).

Trong mọi trường hợp, câm hay không câm, chữ "h" trong tiếng Pháp đều không được đọc. Cho nên khi người Pháp học tiếng Anh, họ không đọc được âm "h", và các bạn thử đoán xem họ nói "he is" hoặc "you are here" như thế nào ? (hihi)

Vậy vì sao phân biệt 2 loại "h" này ?

Chữ "h" thường đứng trước nguyên âm.

1. Khi nó là h câm, thì coi như nó không tồn tại. Hậu quả là chúng ta có thể đọc nối hoặc bỏ nguyên âm thay bằng dấu lược (apostrophe), tùy theo trường hợp.

Ví dụ : "la héroïne" sẽ phải viết là "l'héroïne" (nghĩa là nữ anh hùng hoặc nhân vật nữ chính, đọc là /lê rô i(nờ)/) thì mới đúng, hoặc "le hiver" cũng phải trở thành "l'hiver" (mùa đông, đọc là /li ve(rờ)/) thì mới đúng, vì cả hai trường hợp này đều là h câm.

Ở dạng số nhiều viết là "Les héroïnes" thì phải đọc nối chữ "s" sang nguyên âm "ê" : /lê zê rô i(nờ)/; tương tự "les hivers" là "lê zi ve(rờ)".

2. Khi nó là "h không câm" thì mặc dù không đọc, nhưng nó có tồn tại, nên không đọc nối hoặc bỏ nguyên âm thêm dấu lược được.

Ví dụ : le hibou (con cú) thì không thể viết là "l'hibou" được (sai), và chúng ta đọc là /lơ i bu/. "Le héros" (nam anh hùng hoặc nhân vật nam chính, đọc là /lơ ê rô/), trường hợp này không thể viết là "l'héros" được (sai).

Ở số nhiều chúng ta cũng không đọc nối được : "les hiboux" đọc là "lê i bu"; "les héros" đọc là /lê ê rô/.

Trong tự điển, h aspiré (không câm) được đánh dấu bằng dấu hoa thị (astérique) đứng trước nó.

Hơi phức tạp nhỉ ? Chúng ta chỉ có mỗi một cách, đó là học thuộc lòng những từ nào có h không câm.

Bon courage, et à la prochaine,

phulangsa nói...

Bonsoir à tous /bôông xoa(rờ)/ = xin chào (buổi tối) tất cả

Quy tắc phát âm (bài 4) : 3 nguyên âm mũi (thực ra là 4, nhưng bây giờ người Pháp chỉ còn phân biệt 3 thôi). Các bạn nhớ là khi đọc nguyên âm mũi thì âm hơi dài hơn âm thường một chút, đặc biệt là khi để hai ngón tay trỏ lên hai bên sống mũi thì nghe thấy vang vang.

Các nguyên âm mũi được tạo thành khi nguyên âm được kết hợp với hai phụ âm mũi là "n" và "m"

1. /aang/ (tôi tạm ký hiệu là E) : un, um, in, im, ain, aim, ien, ein, yn, ym.
Ví dụ : lundi, parfum, sapin, important, pain, daim, chien, peinture, syndicat, sympa
2. ăăng (A) : an, am, en, em, aon, aen
Ví dụ : gant,jambe, dent, empereur, paon, Caen
3. ôông (O) : on, om
Ví dụ : pardon, ombre

Các bạn cũng chỉ cần đọc bài để có ý niệm thôi nhé, còn khi thực hành thì chúng ta sẽ học thuộc.

phulangsa nói...

Tôi phiên âm kỹ hơn các ví dụ để các bạn đọc cho thuộc nhé :

1. aang
lundi = /laang đi/
parfum = /pa(rờ) faang/
sapin = /xa paang /
important = /aang po(rờ) tăăng/
pain = /paang/
daim = /đaang/
chien = /Siaang /
peinture = /paang tY(rờ)/
syndicat = xaang đi ca/
sympa = /xaang pa/

Các bạn đọc bài ba lần nhé !

phulangsa nói...

Phiên âm tiếp nhé :

2. ăăng (A) : an, am, en, em, aon, aen
Ví dụ :
gant = găng
jambe = giăng(bờ)
dent = đăng
empereur = ăng(pờ) rơ(rờ)
paon = păng
Caen = kăng

3. ôông (O) : on, om
Ví dụ :
pardon = pa(rờ) đôông
ombre = ôông(bờrờ)

Chúc các bạn đọc tốt ! Bisous /bi zu/ (nghĩa làm ôm hôn, nói kiểu trẻ con).

HY nói...

Tôi đang tập đây, và cảm thấy dễ quên nếu ko nhìn vào phiên âm của bác. Phát âm tiếng Pháp khó nhỉ, có khi đến lúc viết được nhưng lại ko nói được giống người câm :)

PLS& NL: ý "tôi yêu khi tôi hai mươi" viết thành hai câu trên tôi nghĩ mãi ko biết chúng khác nhau chỗ nào theo cách hiểu tiếng Việt, nếu câu thứ nhất cần cho bổ ngữ thì cứ cho bổ ngữ "anh bạn cùng lớp" or "anh hàng xóm" vào là được nhỉ?

Nhị Linh nói...

"tôi yêu khi tôi hai mươi" thì nói như chị PLS ấy, "être amoureux/se" là chỉ trạng thái, yêu, phải lòng chung chung, không nhất thiết phải có bổ ngữ, còn nếu nói "tôi yêu anh bạn cùng lớp" hay "anh hàng xóm" thì là "j'ai aimé un camarade de classe/un voisin"

Nhị Linh nói...

hic sorry, "j'ai aimé un camarade dans ma classe"

"adorer" thì hơi khác một tí, ở trường hợp tình yêu trẻ con thì cũng ok :p

Nhị Linh nói...

để nói hay hơn về vụ yêu thì nên dùng cấu trúc "tomber amoureux/se de quelqu'un"

động từ "tomber" chính là "tùng bê" chúng ta hay nói

ở đây ta cũng thấy cách chuyển từ giống đực sang giống cái của (hầu hết) tính từ kết thúc bằng "eux": sang giống cái thì bỏ "x" thêm "se"

thực tập nhé: chị HY chuyển giống đực thành giống cái đi:

heureux (happy)
joyeux (merry, happy)
douloureux (painful)

cách chuyển này tương tự chuyển các tính từ có đuôi "eur", ví dụ: travailleur (hard working) sẽ thành travailleuse

HY nói...

Je suis heureuse que vous venez à Montréal. J'ai un Joyeuse Noël dans cette ville, tout est bon sauf un portefeuille douloureuse.

phulangsa nói...

Je suis heureuse que vous veniez à Montréal. J'ai eu un joyeux Noël dans cette ville, tout était bien sauf un portefeuille douloureux (malheureux, vide).

HY nói...

Tôi tưởng ví là giống cái :P
Hình như bác đã nói ở entry thứ nhất là ko có quy tắc về giống, vậy phải tra từ điển mỗi lần à bác?

Nhị Linh nói...

há há chắc chị HY thấy từ "feuille" (lá/giấy) là giống cái nên tưởng "portefeuille" cũng là giống cái: ở đây thì không có nguyên tắc nữa, vì ta đã bước vào phạm trù của các "mot composé" (từ ghép), một phạm trù vô cùng phức tạp (vài ví dụ về mot composé: "machine à laver" - máy giặt, "garde-manger" (chạn đồ ăn, gạc măng giê), "porte-bagages" (poóc ba ga)

trong các cấu trúc tính từ+que+mệnh đề phụ, thì đa số đòi hỏi một "mode" (thức) đặc biệt là subjontif, thành thử sau "Je suis heureuse que" ta sẽ phải chia động từ "venir" theo một cách khác

Je voulais bien venir à Montréal pour voir comment fait-il froid là-bas :p

Nhị Linh nói...

subjonctif (sorry ở trên viết thành subjontif) là thức động từ rất hay gặp trong các mệnh đề phụ

tạm thời ta hãy chỉ biết subjonctif ở trường hợp mệnh lệnh cách: ví dụ khi nói "be happy" thì mệnh lệnh cách trong tiếng Pháp phải là subjonctif: sois heureux (có bài hát đấy, chị HY tìm nghe đi: "Adieu, sois heureuse, adieu, et bonne chance" :p)

cách dùng mệnh lệnh cách thế này cũng tương tự ở động từ "avoir": tên bộ phim "Bi, đừng sợ" trong tiếng Pháp sẽ là "Bi, n'aie pas peur"

Nhị Linh nói...

Cho em hỏi chuyên gia với :p

loại ngũ cốc "sterile"/"stérile" chính xác trong tiếng Việt người ta gọi là gì ạ? nghĩa là loại ngũ cốc qua biến đổi gien, chỉ gieo được một mùa, sản phẩm sau đó không nảy mầm được nữa

merci

HY nói...

@Nhị Linh: Các biến dị chọn lọc ngũ cốc có giá trị thương mại có dòng "male sterility", mình thấy có sách tiếng Việt dịch là "bất dục đực", ví dụ "giống ngô bất dục đực...".

PS: Sorry, đợt này mình phải đào luyện tiếng Anh nên tạm dừng tiếng Pháp :)

Nhị Linh nói...

hihi, họ dịch lạ quá nhỉ, nhưng nghe cũng hay

lần sau bắt đầu trở lại được, ta quay lại từ đầu, học cho chắc ạ :p

HY nói...

Nhất trí! Học lại cho chắc :)

phulangsa nói...

Bonjour à tous,

Xin lỗi các bác vì tôi đã biến mất quá lâu mà không báo trước, tôi cứ tưởng thế nào cũng kiếm ra được một lúc nào đó để tiếp tục cours de français của chúng mình, thế nhưng cái kỳ nghỉ đông vừa rồi nó làm tôi xính vính, lại còn đợt lạnh kinh khủng nữa (-9°), khi đi ra ngoài hơi lạnh đập vào mặt, tôi phải giữ trẻ con ở nhà ! Ôi làm sao mà bác HY chịu nổi cái lạnh kinh khủng ở trên mặt hồ đóng băng ấy, bác chỉ cho tôi với !

Tôi rầu rĩ lắm vì sự đều đặn là một trong những nguyên tắc học ngoại ngữ hàng đầu của tôi. Tôi hy vọng là các bác vẫn còn hứng thú. Lần sau tôi kiên quyết sẽ cố gắng "đứng lớp" đều đặn.

Hihi, nhưng mà tôi thấy là các bác cũng bận rộn chạy ngược chạy xuôi cả ! Thôi chúng ta lại từ từ bắt đầu lại nhé ! Bài phát âm thì tôi đã soạn sẵn rồi, nhưng thôi tôi kiếm một bài hát mới cho mọi người phấn chấn hơn nhé.

phulangsa nói...

Doucement, doucement
Doucement s'en va le jour.
Doucement, doucement
À pas de velours.

La rainette dit
Sa chanson de pluie
Et le lièvre fuit
Sans un bruit.

Doucement, doucement
Doucement s'en va le jour.
Doucement, doucement
À pas de velours.

Dans le creux des nids
Les oiseaux blottis
Se sont endormis
Bonne nuit.

Doucement, doucement
Doucement s'en va le jour.
Doucement, doucement
À pas de velours.

Mời các bác nghe hát ở đây :
http://www.youtube.com/watch?v=5Zmyz_lQyXQ

phulangsa nói...

Vì sợ bác HY bận không dịch được nên tôi cắt nghĩa từ nhé :

- doucement (adverbe = trạng từ) = Một cách nhẹ nhàng
- "s'en va" là từ verbe (động từ) "s'en aller" = đi khỏi
- jour (m tức là masculin = giống đực) = ngày
- pas (m) = bước chân
- velours (m)= nhung
- rainette (f tức là féminin = giống cái)= con chàng hiu, chẫu chàng
- chanson (f) = bài hát
- pluie (f) = mưa
- lièvre (m) = thỏ rừng
- "fuit", verbe "fuir" = chạy trốn
- sans (préposition = giới từ) = không, không có
- bruit (m) = tiếng động
- creux (m) = lòng trũng, rỗng (ví dụ như lòng bàn tay)
- nid (m) = ổ chim
- oiseau (m) = chim
- blotti (adjectif = tính từ) = co ro
- "se sont endormis" là từ verbe "s'endormir" = ngủ thiếp
- bon, bonne (adj.) = tốt, tốt lành
- nuit (f) = đêm

Mời các bác dịch nhé !

phulangsa nói...

Phiên âm nhé :

đu(xờ)măng, đu(xờ)măng
đu(xờ)măng xăng va lơ giu(rờ)
đu(xờ)măng, đu(xờ)măng
a pa đơ vơlu(rờ)

la rene(tờ) đi
xa săngxông đơ plYi
ê lơ lie(vờrờ) fYi
xăng zaang brYi

(điệp khúc)

đăng lơ crơ đê ni
lê zoazô bloti
xơ xôông tăngđo(rờ)mi
bo(nờ) nYi

(điệp khúc)

------------------

Bổ sung :
- dans (prép. = giới từ) = trong, ở trong

Chúc các bác hát hay !
Au revoir, et à bientôt !

HY nói...

Hihi, chú nhái bén hát dễ thương quá! :)

HY nói...

Nhẹ nhàng nhẹ nhàng
Ngày đi nhẹ nhàng
Nhẹ nhàng nhẹ nhàng
Những bước chân nhung

Chẫu chàng cất tiếng
Bài hát cơn mưa
Thỏ rừng chạy trốn
Êm không tiếng đưa

Nhẹ nhàng nhẹ nhàng
Ngày đi nhẹ nhàng
Nhẹ nhàng nhẹ nhàng
Những bước chân nhung

Trong tổ chim rỗng
Co ro chim con
Ngủ thiếp giấc tròn
Đêm tốt lành nhé

Nhẹ nhàng nhẹ nhàng
Ngày đi nhẹ nhàng
Nhẹ nhàng nhẹ nhàng
Những bước chân nhung

phulangsa nói...

Lại còn vừa hát vừa chớp mắt nữa chứ !

Các bác có thấy chú ấy vừa hát vừa chúm mép tròn miệng rất đúng điệu không ? Mặc dù là miệng rộng đến tận mang tai :D

Nặc danh nói...

Bonjour à tous !

Quy tắc phát âm (bài 5) :
Năm nguyên âm (thường) : a, e, i, o, u (đọc là a, ơ, i, ô, Y)
Nhắc bài : ký hiệu Y để chỉ âm đọc nửa i nửa u

Bài tập với các phụ âm

a e i o u
ba be bi bo bu (đọc là ba bơ bi bô bY)
ça ce ci ço çu (xa xơ xi xô xY)
da de di do du (đa đơ đi đô đY)
fa fe fi fo fu
ga gue gui go gu (ga gơ gi gô gY)
ja je ji jo ju (gia giơ gi giô giY)
ka ke ki ko ku
la le li lo lu
ma me mi mo mu
na ne ni no nu
pa pe pi po pu
qua que qui quo qu (đọc là ka kơ ki kô kY)
ra re ri ro ru
sa se si so su (đọc là xa xơ xi xô xY)
ta te ti to tu
va ve vi vo vu
wa we wi wo wu (oa uơ uy uô wY)
xa xe xi xo xu (đọc là gza gz ơ gzi gz ô gzY)
ya ye yi yo yu
za ze zi zo zu (đọc là da dơ di dô dY)

Hihi, để tôi phải kiếm bài đọc minh họa mới được!
Còn các âm 'ya ye yi yo yu' tôi chưa biết phiên âm thế nào, các bác để tôi nghĩ thêm. Đại khái nó giống như các âm /da dơ di dô dY/ nhưng đọc kiểu miền Nam kia !
Bisous !

LH

Nặc danh nói...

Mời các bác tập đọc alphabet ở đây :

http://www.youtube.com/watch?v=lWNWobUPAtM&feature=related

hoặc là ở đây :
http://www.youtube.com/watch?v=3iWgNcD-zzU&feature=related

Bises (đọc là bi(zờ), nghĩa là " ôm hôn" (người lớn nói))
LH

HY nói...

Merci LH,
Bises
HY

phulangsa nói...

Bonjour mes amis,

Quy tắc phát âm (bài 6)

Hai nguyên âm đóng và mở không tròn miệng : ê và e (như "con dê" và "be be")

1- ê = ai, é, ez... và đuôi-er của tất cả động từ nhóm thứ nhất.
Ví dụ : mai (tháng Năm, đọc là "mê"), bébé (em bé, đọc là "bê bê"), nez (cái mũi, đọc là "nê"), monter (đi lên, đọc là "mông tê")

2- e = ais, ait, è, ê, ei, el, er...
Ví dụ : français (tiếng Pháp, đọc là "phrăng xe"), lait (sữa, đọc là "le"), mètre (đơn vị đo chiều dài, đọc là "me(tờrờ)"), même (ngay cả, đọc là" me(mờ)"), neige (tuyết, đọc là "ne(giờ)"), elle (cô ấy, đọc là "e(lờ)")

Lát nữa tôi sẽ post cho các bác bài tập đọc nhé.
A tout à l'heure !

phulangsa nói...

Bài tập đây :

Ciel! Si ceci se sait, ses soins sont sans succès!
(Nghĩa là : "Trời ! Nếu điều này được biết, những sự chăm sóc của nó sẽ không thành công", hihi, những bài tập phát âm chỉ dùng để đọc thôi, nghĩa của chúng rất buồn cười)

Đọc là : xiel ! xi xơ xi xơ xe, xê xuang xông xăng xYk xe

Mời các bác đọc thuộc lòng, đọc to và biểu cảm nhé ! Khi đã thuộc rồi, thì các bác đọc nhiều lần liên tục trong một làn hơi, cho đến khi hết hơi thì thôi!

Gợi ý : tôi phát hiện ra ở Google Traduction, có cái loa phát âm, các bác chỉ việc cắt dán câu này vào đó, rồi bấm vào loa phát âm, họ đọc rất từ tốn và rất rõ. Youpi! (Nghĩa là tuyệt quá, đọc là iu pi)
Chúc các bác đọc dài hơi,
Bisous

phulangsa nói...

Bonjour à tous,

Bài tập nữa nhé :

Le bébé de René regarde le nez de son père et tête le lait de sa mère.
(Nghĩa là : em bé của René nhìn cái mũi của cha nó và bú sữa của mẹ nó)

Đọc là "lơ bêbê đờ Rơnê rơga(rờđờ) lơ nê đờ xôông pe(rờ) ê te(tờ) lơ le đờ xa me(rờ)"

Mời các bác lại đọc thuộc và cắt dán câu này vào Google Translation mà nghe phát âm nhé!

Ráng lên, ráng lên, chỉ còn khoảng 4, 5 bài phát âm nữa thôi và các bác sẽ phát âm hay như là Audrey Hepburn trong phim "My fair lady" ấy (hihi, tôi đùa đấy)
Au revoir, et à bientôt,

LDHN nói...

Cháu xin chào các cô các chú trong blog. Hôm nay cháu mạo muội vào đây mong mọi người phiên âm giúp cháu bài hát J'taime của Lorie sang Tiếng Việt. Cháu năm nay đang học lớp 12 và rất muốn hát tặng các bạn chuyên Pháp cùng lớp bài hát này trước khi chia tay. Nhưng mà tiếng Pháp phát âm thực sự rất "khoai" ý ạ (cháu học tiếng Anh ạ). Cháu rất mong nhận đươc sự giúp đỡ của mọi người. Cháu xin cảm ơn.

Nặc danh nói...

Cháu xin chào các cô các chú trong blog. Hôm nay cháu mạo muội vào đây mong mọi người phiên âm giúp cháu bài hát J'taime của Lorie sang Tiếng Việt. Cháu năm nay đang học lớp 12 và rất muốn hát tặng các bạn chuyên Pháp cùng lớp bài hát này trước khi chia tay. Nhưng mà tiếng Pháp phát âm thực sự rất "khoai" ý ạ (cháu học tiếng Anh ạ). Cháu rất mong nhận đươc sự giúp đỡ của mọi người. Cháu xin cảm ơn.

phulangsa nói...

Được để cô sẽ phiên âm bài hát ấy, bài hơi dài, cô sẽ làm từ từ, LDHN chờ chút nhé, không gấp chứ hả ?

phulangsa nói...

@LDHN: Đây là phiên âm đoạn 1 và điệp khúc của bài "Je t'aime" (giơ tem) nhé: http://www.youtube.com/watch?v=glLbMqgAO14


Par la fenêtre,
Je regarde seule,
La pluie qui tombe encore
Mais rien ne me touche
Je n'ai sur ma bouche
Que ton prénom qui m'obsède

Philadelphie, cette ville où tu vis
C'est si loin de chez moi
On s'écrit souvent
Mais à quoi tu penses vraiment ?

[Répétition] :
Tu ne sais pas me dire "je t'aime"
Moi je te l'écrirais quand même
Tu ne sais que me dire sans cesse "Girl I miss you"
Tu ne sais pas me "je t'aime"
Moi j'essaierais quand même "I love you"... (Et toi ?)
Do you love me too ?

Phiên âm :

Pa(rờ) la phơne(tờrờ)
Giơ rơga(rờđờ) xơ(lờ)
La plYi ki tôông(bờ) ăngko(rờ)
Me riaang nơ mơ tu(sờ)
Giơ ne xY(rờ) ma bu(sờ)
cơ tôông prênôông ki mobxe(đờ)

Philađelphi, xe(tờ) vi(lờ) u tY vi
Xe xi luaang đơ sê moa
Ôông xê kri xuvăng
Me a quoa tY păng(sờ) vremăng ? ?

(Điệp khúc )

TY nơ xe pa mơ đi(rờ) "giơ tem"
Moa giơ tơ lê kri re kăng mem
Tu nơ xe cơ mơ đi(rờ) xăng xe(xờ) "Girl I miss you"
TY nơ xe pa mơ đi(rờ) "giơ tem"
Moa gie xe re kăng mem "I love you"...
(Ê toa ?)
Do you love me too?

Nguyen Nhu Ngoc nói...

mọi người cho em hỏi trong vòng 2 tháng mình có thể nắm hết căn bản tiếng pháp để tự mò tiếp không.
em thích tiếng pháp....và cũng thấy cần nếu đi du học..8 tuần dạy từ thư 2 tới thứ 6...ở cần thơ không có dạy 2,4,6 hoặc 3,5,7...mọi người em nên học từ lớp vỡ lòng ạ.tiếng anh e tự tin mình khá..còn tiếng pháo e chưa học lần nào hết...nhưng e thích cái ngữ điệu tiếng pháp..xin cho em lời khuyên ạ...mail em là nguyennnhungoc3@gmail.com
thanks em đang rất rất bối rối..em học y nữa...thời gian rất quý..từ nhỏ không có đk học nhưng giờ e thích lắm...giùm ơn cho em biết e phải làm gì...2 tháng e có nên đánh đổi hay không có uổng không? (học y nếu 2 tháng không học pháp em tranh thủ lâm sàng thêm...nên em rối)

Nặc danh nói...

Bác phulangsa, bác Nhilinh ơi cho em hỏi 1 chút, khi de đi với danh từ, khi nào dùng de la (du), còn khi nào giữ nguyên de. Các bác lấy luôn ví dụ nữa nhé

Nặc danh nói...

Em ơi em ơi, dục tốc bất đat !
Em cứ tranh thủ lâm sàng thêm đi thì hơn, chứ bác sĩ yếu chuyên môn mà giỏi tiếng thì hãi lắm. Còn tiếng Pháp thì cứ từ từ, kiên nhẫn mà học, khi nào sắp đi du học thì tăng tốc lên thôi.

(Phulangsa)

Nặc danh nói...

Trường hợp các mạo từ không xác định và mạo từ chỉ bộ phận biến thành "de" trong câu phủ định hoàn toàn thì chúng ta đã nói tới ở trong "Entry học tiếng Pháp (1)" rồi, mời bạn tìm xem lại.

Trường hợp thứ hai mà các mạo từ nói trên biến thành "de" trước danh từ là khi danh từ đó có tính từ đứng trước nó.
Ví dụ : Tu as DE beaux yeux, tu sais ? (Mắt em đẹp lắm, em biết không ?)

Chỉ có hai trường hợp như vậy thôi, may quá !
Chúc bạn học tiếng Pháp thích thú!
PLS

Unknown nói...

Bài viết của bạn rất cụ thể, và rất hữu ích mình cũng ham vui chia sẻ mọi người giáo trình khi học tiếng Pháp rất hiệu quả: http://hoctiengphap.online/details/hoc-tieng-phap-nen-chon-giao-trinh-nao.html

hiệp nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
hiệp nói...

Nhìn cảnh đẹp ghê muốn đi du học pháp nhưng tiết nỗi không có 1 nút tiếng Anh nào :(((