Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011
Nhiễm độc thủy ngân - Thảm họa Minamata
Thảm họa Minamata bắt nguồn từ việc một nhà máy hóa chất của tổng công ty Chisso được xây dựng ở Minamata, một thành phố thuộc tỉnh Kumamoto của Nhật bản, vào năm 1908. Nhà máy này lúc đầu chủ yếu sản xuất phân bón sau đó là các sản phẩm axetylen , acetaldehyde , acid acetic , clorua vinyl, octanol...
Các phản ứng hóa học được sử dụng để sản xuất acetaldehyde dùng sulfat thủy ngân là chất xúc tác, một phản ứng phụ của quá trình xúc tác tạo ra một hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân có tên là methylmercury (metyl thuỷ ngân). Hợp chất có độc tính cao này đã được thải vào vịnh Minamata từ năm 1932 cho đến năm 1968, khi phương pháp sản xuất này bị dừng lại.
Chuyện này không hề được để ý quan tâm trong nhiều năm, sau khi chất thải Metyl thủy ngân theo nước thải chảy xuống vịnh và tích tụ trong hải sản ở vịnh, vào những năm 50 ở Minamata xuất hiện dịch bệnh mà khi đó người ta không biết nguyên nhân do đâu.
Bệnh Minamata là một hội chứng thần kinh nặng gây ra bởi nhiễm độc thủy ngân. Các triệu chứng bao gồm mất điều hòa, tê ở tay và chân, yếu cơ , giảm thị lực, giảm khả năng nghe và nói. Trong trường hợp nặng, bệnh dẫn đến phát điên, tê liệt , hôn mê và tử vong trong vòng vài tuần tiếp theo sự bắt đầu triệu chứng. Thai phụ nhiễm độc metyl thủy ngân cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.
Trong khi mèo, chó, lợn, và những cái chết của con người vẫn tiếp tục diễn ra trong suốt hơn 30 năm, chính phủ và công ty đã làm rất ít để ngăn chặn sự ô nhiễm, lý do một phần là do thiếu hiểu biết.
Đến tận năm 1968, chính phủ Nhật Bản mới chính thức thừa nhận bệnh Minamata do công ty Chisso gây ra. Tháng 6/1973, chiểu theo quyết định của tòa án, những người được xác nhận nhiễm bệnh Minamata nhận một khoản tiền bồi thường đồng thời với việc Chisso phải trả thêm tiền trợ cấp hàng năm, chi phí thuốc men, chữa trị, chăm sóc, mai táng... cho các bệnh nhân của bệnh này ở Minamata.
Thảm họa Minamata là một ví dụ thực tế kinh hoàng về sự gây ô nhiễm của công nghiệp gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của người dân, ở đây là những người dân sinh sống, ăn tôm cá, rong ở vịnh Minamata. Bệnh Minamata được xếp là một trong 4 bệnh lớn do ô nhiễm gây ra ở nước Nhật.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Còn itai-itai thì thế nào chị nhỉ? thời gian và cách xử lý của chính phủ Nhật có gì khác không ạ?
@LH: thời gian dài hơn nhưng hậu quả về sau lại nhanh khắc phục hơn bệnh Minamata do metyl thủy ngân tích tụ trong chuỗi thức ăn của các loài ở vịnh, cách xử lý thì cũng sau khi các nhà khoa học nghiên cứu và công bố kết luận rõ ràng thì chính phủ mới thông qua các biện pháp.
itai-itai cũng là một trong bốn bệnh gây ra do ô nhiễm ở Nhật (trong đó có bệnh Minamata). itai-itai gây ra do ô nhiễm cadmium (cadimi) được thải ra sông từ mỏ, nước từ sông được tưới cho ruộng lúa dẫn đến việc cadmium tích tụ ở gạo, người ăn gạo nên nhiễm bệnh. Việc thải nước có cadmium bắt đầu từ 1910 thì 1912 đã xuất hiện bệnh này. Đến tận năm 1961 mới phát hiện ra chính xác nguồn gốc của bệnh là do các mỏ gây ô nhiễm cadmium và đến năm 1968 chính phủ ra thông báo về việc này, khi ngừng thải nước có cadmium thì ko có thêm người bị bệnh.
em cám ơn chị, rất rõ ràng!
Đăng nhận xét