Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2009

Chuyện CO2




(Tôi tiếp tục cập nhật một số thông tin mới có từ nature.com về vấn đề thải khí CO2, cũng định chờ những số liệu mới về khí thải CO2 trên thế giới ảnh hưởng bởi khủng hoàng kinh tế nhưng chưa tìm được ở đâu có)

Tình hình khắc phục việc thải khí CO2 của các nước đang phát triển được tóm lược qua bài báo “Các nước đang phát triển xử trí vấn đề khí hậu”của Jeff Tollefson (1).

Chính phủ Mexico đang thông qua các đạo luật mà sẽ hạn chế mức thải của nước này hơn 6% trong ba năm tới. Được chỉ đạo bởi tổng thống Felipe Calderon, mục tiêu của chương trình đạo luật này là để thể hiện việc giảm khí thải thực sự -tổng số tới 50 triệu tấn- trước khi kết thúc nhiệm kỳ chính phủ của ông vào năm 2012. Nó cũng đóng góp vào cam kết của Mexico cắt giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2050. Cho đến nay đây là dự kiến cắt giảm tích cực nhất trong số các nước đang phát triển.

Mexico không đơn độc, trong cuộc chạy đua tới hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Copenhagen tháng 12 tới, các quốc gia đang phát triển khác cũng cam kết giảm đáng kể lượng khí thải. Brazil hứa giảm tỷ lệ phá rừng 70% vào năm 2017 và Nam Phi công bố nước này có thể ổn định mức thải vào năm 2025. Các nước khác, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ đang rót tiền vào các dự án năng lượng xanh. Ngay cả Hàn Quốc, nước lấy nguồn năng lượng chủ yếu từ nhiên liệu hóa thạch cũng dự định dành khoảng 40 tỷ USD cho năng sạch trong vài năm tới.

Những hành động đơn phương có thể có tác động lớn hơn rất nhiều so với những gì người ta nhận ra được. Theo phân tích của của Trung tâm Chính sách Khí sạch tại Washington DC, những cam kết hiện tại của riêng Brazile, Trung Quốc và Mexico thôi cũng sẽ có tác dụng giảm khí thải của năm tiếp theo nhiều bằng Liên minh châu Âu hy vọng sẽ đạt được vào năm 2020.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế nhanh ở những nơi như Trung Quốc, Ấn Độ có khuynh hướng bị sa lầy vào lợi nhuận, điều này có nghĩa là mức thải tiếp tục tăng. Mức thải của các nước đang phát triển đã vượt của các nước công nghiệp và dự kiến tăng nhanh gấp đôi mức thải của các nước phát triển qua vài thập kỷ tới (xem đồ thị, nguồn đồ thị: World Resources Institute).

(còn tiếp)

Không có nhận xét nào: