Thứ Hai, 11 tháng 5, 2009

Chuyện CO2

(Chuyện về CO2 bạn sẽ còn được nghe dài dài ở blog này, mình tranh thủ lúc rỗi tiếp tục điểm báo về tình hình thải khí CO2 toàn cầu và hành động của các chính phủ. Nếu coi thế giới là một cái làng nhỏ thì có mấy câu cửa miệng của người Việt mình có thể áp dụng trong trường hợp này, đó là : 1. "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi", 2. "Nói mãi cũng thế thôi" 3. "Cha chung không ai khóc", 4. "Sống chết mặc bay, anh mày cứ xả" ... và những câu khác chưa nghĩ ra, nghe gần gũi nhỉ)























(Figure: Nature.com)


Trong khi các nhà khoa học đang tính toán hàm lượng CO2 trong không khí ở mức nào được coi là an toàn thì việc thải CO2 thiếu kiểm soát vẫn tiếp tục diễn ra.

Ít nhất 9 tỉ tấn CO2 thải ra mỗi năm cộng thêm vào số 500 tỉ tấn do con người đã thải vào bầu khí quyển. Nếu xu hướng này tiếp tục, tính đến trước năm 2050, loài người sẽ thải khoảng một nghìn tỉ tấn CO2 vào bầu khí quyển và điều đó có thể đủ để biến hành tinh của chúng ta thành một nơi nguy hiểm(1).

Vậy mà nói đến chuyện cắt giảm mức khí thải CO2 thì nhiều nước kể cả những nước có mức thải rất lớn hoặc là không hành động gì hoặc là hành động hết sức chậm chạp. Gần đây, lý do phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế được đưa ra che chắn cho sự chậm trễ đối phó này.

Chính phủ Úc đã trì hoãn kế hoạch cắt giảm khí thải, ngày 4-5 vừa rồi thủ tướng Úc Kevin Rudd thông báo kế hoạch cắt giảm sẽ được thực hiện vào ngày 1-7-2011, lùi lại 1 năm so với dự kiến, lý do là để: “kiềm chế những ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu”(2).

Với Canada, trong cuộc tranh cử năm 2008, đảng Tự do vận động cho “green shift”, một kế hoạch thu thuế việc gây ô nhiễm. Do đảng này bị mất một số ghế đáng kể nên ý tưởng thu thuế carbon trong nước (thuế gây ô nhiễm CO2) bị loại bỏ.

(còn tiếp)

10 nhận xét:

Daisy nói...

Chị ơi em quan tâm đến mấy vấn đề này nên mong là sẽ được tiếp tục đọc dài dài trên blog chị nhé. Khi nào bài hoàn chỉnh em xin phép đăng trên Lá Xanh ạ. :*

HY nói...

Cảm ơn em Dương :)

Nặc danh nói...

À em cũng đang phải tìm hiểu cái này mà tài liệu thì nhiều vô biên, may quá có chị Yến giúp :D
Hoài Anh.

HY nói...

@HA: chi chua ro moi lien he giua kien truc voi viec thai CO2. Tai lieu ve CO2 tren mang co nhieu lam :)

Nặc danh nói...

Em mới bắt đầu tìm hiểu thôi chị, chính vì tài liệu quá nhiều nên phải bắt đầu ở một chỗ nào đó đủ tổng quát và đủ chính xác mà chị.
Em quan tâm đến chuyện tiêu hao năng lượng nói chung chứ không chỉ vấn đề CO2.
Vì cứ xây nhà cửa và sống trong đó là tiêu tốn năng lượng và sinh ra chất thải cho nên người ta tìm cách thiết kế như thế nào để tận dụng được nhiều năng lượng thiên nhiên/ năng lượng có khả năng tái tạo nhất, đỡ tốn năng lượng fossil cho chiếu sáng, sưởi ấm, làm mát ...dẫn đến là chất thải cũng ít hơn. Có nhiều dự án nhắm đến null emission trong đó các loại năng lượng được luân chuyển để lượng chất thải ra là ít nhất.
Còn một số khía cạnh khác người ta cũng nghiên cứu như phát triển và hỗ trợ các loại vật liệu thân thiện với môi trường, ví dụ các vật liệu không qua quá nhiều quá trình xử lý công nghiệp, như vậy là gián tiếp giảm khí thải.
Tuy vậy hiệu quả của các nỗ lực này hết sức khó đo lường vì vật liệu có thể có lợi ích về mặt này lại gây hại về mặt khác, các phương pháp đo đạc phỏng đoán đều chưa chính xác dẫn đến mập mờ trong đánh giá hiệu quả thật sự của các thiết kế, ngoài ra còn các yếu tố kinh tế, context địa phương/ toàn cầu như bên blog Quốc Anh có nhắc đến...
Phát triển năng lượng xanh em nghĩ là lối ra duy nhất cho kinh tế tương lai vì nghĩ cho cùng đốt than lên để dùng là cách sử dụng năng lượng sơ khai đã giúp con người tồn tại đến hôm nay. Bước tiếp theo của nền văn minh là phải tái tạo được năng lượng thì mới mong tồn tại tiếp được. Còn không thì phải tìm hành tinh nào mới mà đào của lên đốt tiếp chứ làm gì còn gì để đốt nữa.
HA.

Nặc danh nói...

Em nghĩ sẽ có nhiều tổ chức, phe phái kinh tế tận dụng motto bảo vệ môi trường để phục vụ lợi ích riêng, thậm chí dưới hình ảnh liberal họ có thể cổ vũ các chính sách thật ra là gây hại cho môi trường nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cho họ và sẽ nhận được ủng hộ của rất nhiều người. Điều này đã xảy ra trong chuyên ngành của em, có lẽ cũng không quá hiếm trong các ngành khác. Bảo vệ môi trường rất cần những người làm chuyên môn tham gia chứ chỉ những người cứu trái đất với xuất thân từ media thì em thấy rất đáng ngại.
HA.

HY nói...

Đồng ý với em HA, nhiều hoạt động bề nổi với mục đích là vì môi trường nhưng xét ra lại gây hại cho môi trường. Ngay cả các hội nghị hội thảo tập trung nhiều người từ nhiều nơi đi đến bằng máy bay, ăn ở, rác xả tính ra cũng tốn kém, gây hại cho môi trường mà hiệu quả của chúng chưa tính được cụ thể. Có lẽ cần có cả những người đánh giá hiệu quả của các hoạt động vì môi trường.
Mình cho rằng lối sống giản dị, cần kiệm cũng là một cách tuy thầm lặng nhưng nếu nhiều người thực hiện thì có ý nghĩa cho môi trường hơn rất nhiều những hoạt động bề nổi ồn ào náo nhiệt một ngày một giờ rồi thôi.

HY nói...

Cảm ơn em HA giải thích về việc thiết kế sao cho tận dụng năng lượng, nhiều yêu cầu vậy mà vẫn đẹp được thì khó quá nhỉ.

Nặc danh nói...

Cơ bản là quan niệm thế nào là đẹp thôi chị ơi, có cái đẹp từ sự giản dị, có cái đẹp từ sự logic của kỹ thuật chứ cũng không cần elaborating gì. Em thấy các công trình đấy đều rất đẹp, chỉ có hiệu quả nhiều khi lởm khởm lắm, mới làm thì tưởng là tiết kiệm một thời gian lại thấy vẫn hơi bị tốn :)), có cái thì thiết kế xong đem vào sử dụng thì lỗi tùm lum cuối cùng phải bỏ đó hoặc sửa lại trời ạ còn tốn hơn bình thường.
HA.

HY nói...

Vậy là cần thời gian để thử thách đánh giá các công trình nữa :)