Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Tấm Cám (phần cuối)

9.
Một hôm bà cụ nhẩn nha
Giả vờ đi chợ thực ra quành về
Nấp nhìn cụ ngỡ nằm mê
Quả thị bỗng chốc to ghê bằng người!
Bước ra nàng Tấm xinh tươi
Tay năm tay mười thu dọn trước sau
Thổi cơm, kín nước, têm giầu
Vẻ xinh tươi ngắm càng lâu càng giòn
Bà cụ thấy cô gái ngoan
Đẹp người lại rất hay lam hay làm
Sướng vui, cụ chạy ôm chầm
Rồi tìm vỏ thị cụ cầm xé tan
Từ đó bà cụ bán hàng
Ở cùng với Tấm mọi đàng quý yêu
Như con với mẹ thương chiều
Têm trầu, gói bánh mọi điều Tấm lo
Bà cụ tiếp khách nhỏ to
Cuộc đời yên ả tựa hồ nước thu…

Vua mất xoan đào buồn ru
Nhìn bộ dạng Cám hình như đáng ngờ
Lòng càng chán nản phớt lờ
Vi hành thăm thú thẩn thơ nhớ người
Một hôm, chim hót nắng cười
Vua qua đường thấy một ngôi quán lành
Thanh bạch, sạch sẽ, chân tình
Vua bèn ghé lại một mình nghỉ chân
Bà cụ rót nước ân cần
Lại mời vua thưởng đôi phần trầu cay
Vua nhìn trầu bỗng mắt ngây
Trầu têm cánh phượng khéo tay vô cùng
Hệt hồi Tấm ở trong cung
Têm trầu cánh phượng cho chồng ngày đêm
Vua hỏi: “Trầu này ai têm?”
Cụ rằng: “Con gái bà têm đấy mà”
Vua bèn đề nghị thiết tha
Được gặp con gái trong nhà một phen
Bà cụ gọi Tấm ra liền
Vua nhìn thấy Tấm: vợ hiền đẹp xinh!
Nhà vua kể hết sự tình
Xin bà cụ để vợ mình về cung…

10.
Cám thấy có sự lạ lùng
Tấm không như nó hình dung: chết rồi!
Hồn ba bốn bận rã rời
Sao nay về đẹp tuyệt vời thế kia
Vờ như chẳng có chia lìa
Cám hỏi: “Chị Tấm từ khi vắng nhà
Dầm mưa dãi nắng đường xa
Sao giờ trắng đẹp như hoa thế này?”
Thật lòng Tấm kể Cám hay:
“Trèo cau chị bị chặt cây chết chìm
Bụt thương cho hóa làm chim
Lại bị người bóp ngạt tim chết hờn
Bụt thương lần nữa trong vườn
Để cho hồn chị vào khuôn xoan đào
Bị tay người chặt hôm nào
Đóng thành khung cửi xếp vào buồng sâu
Vải kia dệt được mấy lâu
Đã hóa tro bụi bay đâu mất đàng
Một lần nữa bụt cưu mang
Cho hồn đậu quả thị vàng thơm hương
Rồi may gặp được người thương
Bà cụ bán quán bên đường nâng niu
Ngày đêm hồn được ấp iu
Để rồi may mắn thoát siêu thành người.”
Cám nghe u tối thầm cười:
“Hóa ra càng chết càng tươi càng giòn!”
Rồi chẳng bàn bạc mẹ con
Nó tìm hố nước vừa tròn vừa sâu
Mong rằng mình đẹp như cầu
Cám nhảy ngay xuống ngập đầu chết luôn
Mãi mà chẳng thấy Bụt thương
Cho nó sống lại thành nường Cám xinh
Cám kia ngu muội hại mình
Nghĩ cho đời nó sự tình khốn sao
Nghe điều xấu mẹ buộc vào
Lấy chồng của chị khi nào cũng lo
Không được yêu, chẳng được cho
Lòng u tối đã lên đò quá giang
Mẹ Cám nghe tin bàng hoàng
Kêu la ầm ĩ xóm làng ngoài trong
Rằng Cám bị giết oan ròng
Đang kêu thì có Bụt ông hiện về
Sự thật Bụt nhắc cho nghe
Mụ dì ghẻ sợ im re lẩn chuồn
Chết già ân hận tiếc con
Người đời sau chẳng thấy hồn mụ đâu
Gieo chi cái ác ban đầu
Để cho con gái về sau gánh phần…

Vượt qua sinh tử gian truân,
Tấm cùng vua sống quây quần trăm năm
Trăng khuyết rồi trăng lại rằm
Truyện xưa cũng được vài trăm năm rồi.


30-8-2011
Hoàng Yến

33 nhận xét:

Lana nói...

Oh Lana kết cái kết này của HY.
Có câu này xin dạm í đổi "Rón rén nấp ở ngoài hè
Tấm trong quả thị mở khe mọi lần" thành "Rón rén nấp ở ngoài nhà / Tấm trong quả thị khẽ ra mọi lần"
HY thấy sao?

HY nói...

Nhất trí với Lana, em sửa lại ngay :)

sonata nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
sonata nói...

nhất trí với kết của HY, hợp lý hơn các cụ nhiều :))

HY nói...

Ơ, chị So ơi em đang ngâm cứu cái còm phía trên của chị So để kết hợp lại đoạn ấy, thanks chị So :)

PTN nói...

Hôm trước thấy bài này http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/46790/sach-giao-khoa-sua-doan-ket-tam-cam.html (sory nhé, trình mình hơi kém nên phải copy), định gửi HY đọc nhưng nghĩ thôi từ từ đã, để nàng kết theo ý nàng.

Hôm nay đọc phần cuối của HY, em thấy HY kết hay hơn và hình như nếu kết thế này thì các ý kiến tranh luận sẽ bớt đi hỉ ?

HY nói...

PTN: mình viết xong hồi tháng 8 nhưng cũng mới sửa lại đôi chỗ bữa nay, mình cũng hy vọng được đọc ý kiến của nhiều người về cái kết này :)

Unknown nói...

Ỳ xèo báo chí mấy ngày rồi về cái kết cải biên của "Tấm - Cám" trong sách giáo khoa lớp 10.
Không còn khúc mắm nhưng hình ảnh Cô Tấm vẫn còn rất "nông dân con buôn làm cải cách ruộng đất",biết trả thù một cách rất chính trị: lừa! :)- đẹp bởi tắm nước sôi trong hố!

Rất thích cái kết của HY. Tấm cứ vô tư trong trẻo thật thà như đếm thế, và Cám tự trả giá cho sự nhỏ nhen và ngu si của nó. Còn bà mẹ ghẻ, để bả chết già thì hơi nhạt, sao không cho mụ hoá thành chim (gì ấy) chuyên trị cần mẫn bú mớm cho tu hú con (để khoảng dăm bảy năm nữa, các nhà soạn sách giáo khoa có thể sửa: "Chuyện T & C hay là sự tích tu hú đẻ nhờ". :)

HY nói...

@Chị Lana: Lana ơi em vẫn chưa biết có ở đâu muốn in truyện thơ này không nhưng em cứ đề nghị trước là nếu có nhuận bút thì tiền ấy sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản Giỏ thị xóm blog góp vào bữa cơm có thịt cho các em vùng cao Lana nhé :)

@Chị So: em đã sửa lại theo góp ý của chị, em cảm ơn chị So :)

@Chu Nam Cuong: bà dì ghẻ chết già nhưng sống trong ân hận thương tiếc đứa con thì cũng coi như chịu một hình phạt rồi mà, thanks bạn hiền đã theo dõi và góp ý từ đầu đến cuối truyện này :)

PTN nói...

HY đã gửi bài này ở đâu chưa ? Em ở ngay cạnh Văn học & Tuổi trẻ, hay để em mang sang đó em hỏi xem sao nhé ?

HY nói...

@PTN: Bạn mình (LH) có hỏi nhà XB KĐ họ bảo mang bài đến, nhưng cũng lâu rồi mình không nhận được thư của bạn nên cũng không biết mọi chuyện thế nào nữa. Chuyện xuất bản này mình không có kinh nghiệm gì cả, PTN hỏi hộ được thì tốt quá.

PTN nói...

Th. đã copy cả 10 phần, mi trang lại gọn gàng, đưa anh TBT Văn học và Tuổi trẻ rồi. Khi nào đọc xong, anh ấy sẽ có ý kiến. HY gửi 1 email vào đ/c thangbanli@yahoo.com đi, để khi nào có ý kiến của anh ấy, Th. sẽ trao đổi qua email nhé.

HY nói...

Ok, cảm ơn Th., để mình gửi email cho Th.

Nặc danh nói...

@ Hoang Yen, khi doc lai phan ket thuc Hoa cung dong y quan diem nhu vay,cai thien va ac cung rat ro nhung xu su nhu the nao theo cach viet cua Tac Gia de cho gioi tre ngay nay hieu ro van de moi la dung.

Nặc danh nói...

@ Hoang Yen, Hoa vua post cho Yen, thi lai doc duoc bai nay len Hoa gui cho Yen ngay. Boi vi cung co nhieu diem chung giong nhu theo suy nghi cua Hoa.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/46790/sach-giao-khoa-sua-doan-ket-tam-cam.html

HY nói...

Thanks Hòa.
Suy nghĩ của mình về việc sửa hay không sửa đoạn kết TC là mỗi truyện cổ tích có thể có nhiều dị bản, mỗi dị bản có thể truyền tải những ý nghĩa khác nhau thuộc về các giai đoạn khác nhau ngoài phần cốt truyện chung. Các thế hệ sau suy nghĩ khác trước có thể tạo ra sự phong phú cho những dị bản, vì vậy không nên cứng nhắc. Các dị bản có thể được chọn lựa cho các mục đích và đối tượng thích hợp.

Sửa theo tinh thần "gạn đục khơi trong" thì có thêm dị bản theo hướng đó có thể phù hợp hơn với trẻ em, trong khi nguyên bản vẫn còn đó cho các đối tượng người lớn tìm hiểu hay nghiên cứu. Thời sau xem lại có thể biết suy nghĩ của các thời trước qua từng thời kỳ của về một vấn đề như thế nào.

HY nói...

Một chị bạn gửi cho mình link này, mình cho vào đây để xem thêm ý kiến đối lập: http://vn.news.yahoo.com/k-t-c-c-t-m-c-m-012157275.html

Nặc danh nói...

Chào bác HY và các bạn,
Đố bác HY biết tôi đang ở đâu đấy ? Hihi chắc là bác đoán đúng rồi!
Tôi vừa từ VN qua lại đây, mũ giáp tả tơi, vì nhiều chuyện lắm, nhưng chủ yếu là vụ cô bé nhà tôi bị nghi chân tay miệng rồi lại sốt xuất huyết. Ôi tôi ngờ là có vài vị bất tài vô dụng ở bộ Y tế nhà ta. Con gái tôi nửa đêm phải chạy đến Nhi Đồng 2, ở đấy không có nạn phong bì nữa thì phải nhưng vẫn còn khổ lắm. Ngày xưa tôi có hân hạnh được gặp một bác tên là Đông A ở đấy, chẳng biết có phải láng giềng của bác HY không (không lẽ lại có hai bà mẹ đặt tên con là Đông A ?). Nếu là một người thì hồi còn trẻ bác ấy cũng đã lạnh lùng kiêu kỳ như bây giờ (song không phải là không có lòng trắc ẩn).

Đoạn kết Tấm Cám đẹp lắm! Tôi rất mê vụ Tấm được đoàn tụ với vua, mà còn "trắng khuyết rồi trằng lại rằm", chắc là không phải lúc nào cũng ổn, bác nhỉ.

Tôi vì bận quá mà cuối cùng không đến được nhà XB Kim Đồng, dù bản thảo đã in ra rồi, lúc nào cũng sẵn sàng trong túi. Việc dang dở trong lòng cũng thấy thẹn lắm, may mà có bác PTN tiếp sức, đem đi giới thiệu giúp. Tôi rất mong thu xếp công việc rồi sẽ theo đuổi tiếp vụ truyện thơ này. Lần này về Việt Nam làm việc quả là nhiều khó khăn, nhiều việc không được như ý.
Chúc bác và các bạn vui khỏe§
LH

HY nói...

A mừng quá bác LH đây rồi! Tôi cũng đoán bác im hơi lặng tiếng là do bận vì cháu bé, khổ thân mẹ con bác, bữa trước tôi có đọc một bài trên FB họ cũng nói trách bộ Y tế về việc đối phó với bệnh tay chân miệng ở VN, nếu bác có FB thì để tôi tìm lại gửi link cho bác.

Tôi biết bác rất bận mà, nên bác đừng phải nghĩ gì cả. Tôi thấy bác xuất hiện như thế này là tôi vui lắm rồi. Bữa trước tôi gửi thư cho bác không thấy gì tôi suýt nữa làm bài thơ như bài thơ Bọn già bên blog chị So để sang than với chị So là bác LH thế là cũng bặt tăm giống bác Xích Lô rồi, may quá bác đã về đây! :D

Nặc danh nói...

Cảm ơn bác, tôi cũng rất mừng là lại được ngồi nói chuyện với bác. Trước đó thỉnh thoảng tôi cũng vào blog bác và vài bạn đọc lướt thật nhanh, cảm thấy được an ủi.

Về VN lần này chuyện làm tôi vương vấn bận tâm mãi là vụ vào Nhi Đồng 2. Tuy mẹ con tôi chỉ ở đó khoảng 18h thôi nhưng cảm giác khổ cực và thương xót thì không quên được. Thương con và tự thương thân, thương các em bé khác và bố mẹ chúng nó, cũng thông cảm với các bác sĩ và nhân viên bệnh viện, mặc dù không hài lòng. Giận dữ, mà không biết giận ai, vì sao tình trạng lại đến mức như vậy ?

Một trong những điều tôi giận nhất là thông tin thiếu thốn. Chúng tôi, các cha mẹ, đem con vào đấy cấp cứu mà hoàn toàn mù tịt không được cung cấp thông tin gì về việc chăm sóc trẻ bị bệnh (chân tay miệng), chỉ có vài thông tin về phòng bệnh mà lúc đó thì bệnh đã mắc rồi. Hỏi nhân viên bác sĩ thì khó lắm, ai mà rảnh ? May mà tôi có người thân tìm thông tin trên internet giúp tôi. Nếu thông tin tốt hơn, tôi tin chúng ta sẽ đỡ tốn rất nhiều công sức, thời gian và tiền của.

Đọc thông tin y tế của Pháp, thì thấy nói rõ rằng một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất của bệnh chân tay miệng là mất nước, cụ thể là trẻ không đi tiểu từ khoảng 10h, lúc đó phải đưa đi cấp cứu ngay (chứ không đợi đến lúc viêm não co giật thì đã trễ rồi). Lý do mất nước là do những vết loét trong miệng khiến trẻ không uống (và ăn) được. Thông tin này tôi không thấy ở bất cứ đâu ở VN.

Sau khi đã đọc vô số bài về chân tay miệng thì tôi thấy ông TS Khải đề nghị cách chữa rất là hợp lý. Nhiều người dân nói với tôi rằng bệnh này xưa nay vốn gọi là sài đẹn, mùa nóng thì phát ra, thường người ta cho trẻ con uống nước cỏ mực cho mát là khỏi, nhưng bây giờ dùng thuốc hóa chất, phá vườn ghê quá, không còn cỏ mực nữa, phải ra hiệu thuốc nam mua khá đắt.

Ông TS Khải ít nhất còn đề nghị một cách chăm sóc trẻ bệnh (khử khuẩn, chống viêm loét, bổ sung dinh dưỡng : uống nước chanh, vitamine, cháo đậu xanh, đậu đen,... tất cả đều hết sức hợp lý). Còn bộ Y tế thì không cho chúng tôi được lời khuyên cụ thể nào. Cho nên ông Đông A nếu đúng là bác sĩ Đông A, thì tôi khuyên ông ấy thay vì chỉ trích chính trị lung tung thì ông ấy cho cái Bộ Y tế của ông ấy vài lời khuyên còn hơn!
LH

Nặc danh nói...

Càng suy nghĩ về bệnh chân tay miệng, tôi càng thấy việc chăm sóc trẻ tốt, nhất là cho uống nước, là hết sức quan trọng. Có lẽ điều đó có giá trị ngay cả trong việc phòng bệnh. Không phải vô cớ mà khi mùa hè nóng, trẻ con thường được cho uống đồ "mát". Ngày xưa, mùa hè tôi cũng hay được cho uống cỏ mực, ngoài Bắc kêu là "cây nhọ nồi", (nước màu đen, vị hơi ngọt và thơm, khá ngon) hoặc là ăn chè đậu đen nấu với bột sắn dây, uống nước chanh (vì chanh rẻ hơn cam).

Khi cháu bé nhà tôi nhập viện, tôi đã ra sức tìm kiếm mọi thông tin về bệnh này, hỏi tất cả những ai hỏi được. Khi nhận được lưu ý về việc bổ sung nước, suốt cả ngày tôi liên tục cho cháu uống nước chanh (bệnh viện cho uống thêm vitamine), chắc là vì vậy mà tình trạng cháu khá hơn và chúng tôi rời bệnh viện ngày hôm sau, dù bị ngăn cản (vì ở đấy điều kiện chăm sóc cháu rât tệ). Đêm trước đó cháu ngủ li bì và co giật, nhưng đến chiều hôm sau thì cháu vui vẻ tỉnh táo hơn.

Diễn biến bệnh như sau : sáng thứ 3 khi tôi cho cháu uống khẩu phần nước cam như mọi ngày thì cháu từ chối nói là đau miệng. Tôi nhìn miệng thì thấy hai nốt mọng đỏ, đã hơi lo. Buổi chiều tôi đi làm vê cháu hơi sốt nhẹ. Sáng hôm sau cháu không sốt, song vẫn ăn uống kém vì đau miệng, đến trưa cháu lại sốt nhẹ, khi chơi ngã vài ba lần, thường ngày nó lẹ như cheo hiếm khi ngã như vậy. Tối đến cháu vẫn sốt, ngủ li bì bỏ ăn, dến khuya thì bát đầu hơi co giật, đến khoảng 2h sàng thì giật mạnh hơn, rung cả con gấu bông trên chân nó. Khi đó thì tôi chuẩn bị đồ và chúng tôi đi bệnh viên. Tôi nhớ khi con gấu bông rung bắn lên, tim tôi có cảm giác lạnh giá và sau đó tôi cứ lạnh run cầm cập, phải khoác thêm bao nhiêu áo dù trời Sài Gòn nóng lắm.

Tôi cũng nhớ lại là trước đó, cũng phải tới 14h đồng hồ hoặc hơn cháu không đi tiểu. Cháu chưa cai sữa và tôi nghĩ có lẽ nhò vậy mà cháu có thêm chút dinh dưỡng vì nó hầu như không ăn gì cả.

Nốt mọng trong miệng thì phải gần 2 tuần sau mới lặn.

Hy vọng giúp ích cho các bạn,
LH

HY nói...

Bác LH, chia sẻ với bác nỗi lo lắng vất vả khi con ốm. Tôi gom những comment của bác về bệnh chân tay miệng post thành một entry cho có thêm các bạn đọc được kinh nghiệm này nhé.

À, còn bác Đông A thì tôi đoán là bác ấy không làm trong ngành y tế đâu, vì chẳng bao giờ thấy bác ấy nói gì về y tế cả, chắc là trùng tên thôi bác ạ.

Nặc danh nói...

Vâng, cảm ơn bác, tôi cũng nghĩ giống ông Khải, để trẻ con chết vô nghĩa như thế thì tôi lo lắng lắm.

Tôi tạm "đặt một cục gạch" ở đây, rồi sẽ quay lại dịch thật nhanh. Tôi tạm nêu ra những chi tiết quan trọng là virus chân tay miệng được nói là có trong phân và trẻ con mắc bệnh là do đi cầu xong không rửa tay xà bông. Việc chăm sóc được nhấn mạnh hàng đầu là cho uống nhiều nước (chất lỏng).

http://www.ahsc.health.nb.ca/Patients/HealthInformation/EmergencyHealthServices/handfootmouthfr.shtml

Nặc danh nói...

Bác HY, tôi viết lời tựa cho truyện thơ "Tấm Cám" của bác, để sẵn sàng khi nào xuất bản là có ngay. Hihi, tôi viết bằng tiếng Pháp trước rồi sẽ nhanh chóng dịch ra tiếng Việt, vì tôi cảm thấy làm như vậy dễ hơn là ngược lại.

J’ai la joie et l’impatience de vous faire connaître une nouvelle figure de poète : Mme HY Truong Thi. Mme Truong Thi est connue à cette heure-ci comme une poétesse amatrice, dans le sens de « celle qui aime une chose, un art ». Car ces poèmes sont écrits, avant tout et après tout, avec beaucoup d'amour. Amour de la vie, des hommes, des choses, de tout ce qui est beau et touchant, de la famille, de soi… Amour contenu dans ses vers, ses mots, ses pensées fait la beauté émouvante de chacun de ces poèmes.

L’originalité réside, quant à elle, à la clarté insolite de sa poésie, due certes à son esprit scientifique. De sa formation d’origine des sciences naturelles, HY s’acquiert le sens de la rigueur, de la précision, ce qui donne à ses idées versifiées une logique et une symétrie particulières, et ce contraste embellit sa pensée poétique.

C’est donc avec du pur bonheur qu’elle nous offre l’histoire en vers du conte populaire « Tam Cam ». Ce conte ainsi « modernisé » est digne d’être présenté à nos enfants, et même aux parents (et pourquoi pas aux grands-parents ?), par la beauté à la fois classique et libre de la poésie de HY. Il traduit aussi un certain penchant de notre temps qui semble souhaiter conserver des valeurs anciennes tout en s’ouvrant vers la nouveauté.

Je vous invite donc à relire notre histoire de « Tam Cam » en sa forme poétique, à vous réjouir des beaux mots, des vers gracieux, des confidences charmantes et discrètes et d’une certaine pensée philosophique qui fait méditer enfants et adultes.
LH

Nặc danh nói...

Tôi đăng lại bản tiếng Pháp, có sửa đôi chút:

Préface du conte en vers « Tam Cam »

J’ai la joie et l’impatience de vous faire connaître une nouvelle figure de poète : Mme HY Truong Thi. Mme Truong Thi est connue à cette heure-ci comme une poétesse amatrice, dans le sens de « celle qui aime une chose, un art ». Car ses poèmes sont écrits, avant tout et après tout, avec amour. Amour de la vie, des hommes, des choses, de tout ce qui est beau et touchant, de la famille, de soi… Amour contenu dans ses vers, ses mots, ses pensées fait la beauté émouvante de chacun de ses poèmes.

L’originalité réside, quant à elle, à la clarté insolite de sa poésie, qui vient de son cœur mais peut-être est due aussi à son esprit scientifique. De sa formation d’origine des sciences naturelles, HY s’acquiert le sens de la rigueur, de la précision, ce qui donne à ses idées versifiées une logique et une symétrie particulières, et ce contraste avec l’irrationnel embellit sa pensée poétique.

C’est donc avec du pur bonheur qu’elle nous offre l’histoire en vers du conte populaire « Tam Cam ». Ce conte ainsi « modernisé » est digne d’être présenté à nos enfants, et même aux parents (et pourquoi pas aux grands-parents ?), par la beauté à la fois classique et libre de la poésie de HY. Il traduit aussi un certain penchant de notre temps qui semble souhaiter conserver des valeurs anciennes tout en s’ouvrant vers la nouveauté.

Je vous invite donc à relire notre histoire de « Tam Cam » en sa forme poétique, à vous réjouir des beaux mots, des vers gracieux, des confidences charmantes et discrètes et d’une certaine pensée philosophique qui fait méditer enfants et adultes.
LH

Nặc danh nói...

À trong việc liệt kê ra bác HY yêu những gì lẽ ra phải bắt đầu bằng "yêu thơ" mới phải.

Nặc danh nói...

Ôi thật kỳ lạ, bản dịch tiếng Việt của tôi cứ biến đi đâu mất! Thôi để tôi chờ một chút xem chúng có quay lại không đã.

Nặc danh nói...

Lời tựa cho truyện thơ « Tấm Cám »

Tôi rất vui và nóng lòng giới thiệu đến các bạn một gương mặt thi sĩ mới : Bà Truong Thi HY. Bà Truong Thi lúc này đang được biết đến dưới danh nghĩa một nữ thi sĩ nghiệp dư, với nghĩa rất đẹp của từ « nghiệp dư » là « người yêu say mê một điều gì đó, hay một môn nghệ thuật ». Vì quả thực là những bài thơ của HY được viết, trước tiên và sau hết, với rất nhiều tình yêu : yêu thơ, yêu cuộc đời, con người, sự vật, yêu tất cả những gì đẹp và cảm động, yêu gia đình và chính bản thân mình… Chữ « tình » ẩn chứa trong mỗi lời lẽ, vần thơ, tư tưởng làm nên vẻ đẹp giàu cảm xúc của tất cả các bài thơ của HY.

Sự đặc sắc là ở vẻ trong trẻo lạ thường của thơ HY, do tâm hồn nhưng cũng có lẽ là do trí tuệ khoa học của bà. Với nền tảng ban đầu là nghiên cứu khoa học tự nhiên, HY hẳn đã có được ý thức về sự chặt chẽ và chính xác, và điều này đem đến cho tư tưởng thơ của bà tính logic và sự cân đối đặc biệt, tương phản với tính phi hợp lý làm nổi bật thêm vẻ đẹp của thơ HY.

Vậy là với một niềm vui tinh khiết HY tặng cho chúng ta câu chuyện thơ dân gian « Tấm Cám ». Câu chuyện được « hiện đại hóa » này xứng đáng được cho trẻ em đọc, thậm chí cả cha mẹ (và ông bà nữa chứ nhỉ ?), vì vẻ đẹp vừa cổ điển vừa tự do của nó. Câu chuyện dường như cũng phản ánh một khuynh hướng của thời đại chúng ta là muốn vừa giữ gìn những giá trị xưa vừa mở lòng ra với những điều mới mẻ.

Vậy tôi xin mời các bạn đọc lại câu chuyện « Tấm Cám » của chúng ta dưới dạng một bài thơ, mời các bạn thưởng thức những lời đẹp, câu duyên, tâm sự dễ thương mà kín đáo, cũng như một tư tưởng triết học có thể làm trầm tư cả trẻ em và người lớn.
LH

HY nói...

Hihi, bác viết long trọng thế, tôi đọc cứ tưởng viết về ai khác, các bạn đọc được thể nào cũng cười tôi :)
Chuyện bắt đầu «nghiệp dư» viết thơ của tôi để khi nào rỗi rãi tôi kể lại, cũng hơn hai mươi năm rồi, giờ nhớ lại như chuyện cổ tích vậy :)

HY nói...

By the way, tôi rất cảm động vì sự nhiệt tình ủng hộ của bác, bác LH ạ, nhất là khi mà ở ngoài đời tôi luôn bị người thân trách móc vì cái tội thơ thẩn thiếu tập trung.
Tôi vẫn chưa biết có được in thơ TC hay không, nếu được sẽ nhờ bác gửi tựa cho họ. Cảm ơn bác LH.

Nặc danh nói...

Hihi, bác thấy là viết như thế long trọng quá à ? Chắc là vì tôi hơi muốn gây ấn tượng với chàng biên tập viên đấy. Thế để tôi viết lại bản khác nhé ! Lần này tôi sẽ thử viết tiếng Việt trước xem sao.

Khổ thật, sao mọi người lại hay chê thơ đến thế, trong khi nó vốn được coi là đứng thứ nhất trong các ngành nghệ thuật (hình như theo Hegel thì phải). Cá nhân tôi tin rằng nếu trẻ em (Việt Nam) được học thơ nhiều hơn, chúng sẽ bớt vô cảm hơn. Tôi tin là xã hội chúng ta vô cảm (mà nghành Y là ví dụ điển hình nhất), chính là vì chúng ta coi thường thơ quá. Phải xem bọn trẻ con Pháp chúng nó học thơ thế nào! Thơ lại rất dễ nhớ, khiến trẻ thuộc được nhiều từ vựng, thành ngữ (sát thủ đầu mưng mủ chẳng hạn, hihi).

Khi về VN tôi không những định tìm in thơ của bác mà còn định tìm hiểu để mở một nhà XB, đó là tham vọng của tôi. Tiếc là bận quá, định làm 4 việc mà cuối cùng chỉ làm được 2 thôi. Tôi đã định gặp chị Sonata để tìm hiểu về chuyện mở nhà XB, xem chị ấy có biết không, thế mà cuối cùng không thu xếp được.

Tôi mà có nhà XB của mình thì tôi sẽ đăng tất cả thơ của bác, hứa đấy, hihi!

HY nói...

Haha, chúc bác LH mau mở nhà XB! :))

Nặc danh nói...

Cảm ơn bác, tôi đang tìm hiểu xem phải làm như thế nào, nếu có bác nào cho được vài lời khuyên thì tốt. Tôi muốn chuyên về dịch sách văn học và sách truyện, thơ cho trẻ em.
LH