Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Tài liệu về bệnh tay chân miệng (LH dịch)

Tài liệu lấy từ :
http://www.ahsc.health.nb.ca/Patients/HealthInformation/EmergencyHealthServices/handfootmouthfr.shtml

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em và gây ra bởi một loại virus. Bệnh gây nên những vết loét đau trong miệng. Đó có thể là những vết mọng màu xám nhạt hoặc đỏ trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc đôi khi trên mông. Những vết nổi trên lòng bàn tay và lòng bàn chân thường là hiếm hơn, do vậy nếu bạn nhận thấy chúng xuất hiện ở trẻ, thì hẳn đó chính là bệnh tay chân miệng.
Mặc dù bệnh này thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, nhưng người lớn cũng có thể nhiễm bệnh.

Nguyên nhân :
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một loại virus được tìm thấy ở trong phân. Bệnh có thể xuất hiện vì do trẻ không rửa tay sao khi đi vệ sinh. Thời gian ủ bệnh từ khoảng 3 tới 6 ngày trước khi những triệu chứng xuất hiện.

Triệu chứng :
- Xuất hiện những vết mọng trong miệng, trên lưỡi, phía trong má và trên vòm họng (giống như những vết nhiệt miệng, tức là những vết loét nhỏ). Những vết này có thể lành sau khoảng 7 ngày.
- Xuất hiện những vết mọng nhỏ màu xám trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi trên mông. Những vết trên da biến mất sau khoảng 10 ngày.
- Sốt từ 37,7 tới 38,8 độ C (100-102 độ F) trong vòng vài ngày.
Chăm sóc :
- Cho ăn uống nhiều chất lỏng. Do miệng trẻ bị đau, trẻ có thể từ chối uống. Một số trẻ thích mút kẹo lạnh hoặc đồ uống lạnh vì chúng làm đỡ đau. Đồ uống nóng cũng có thể làm trẻ đỡ đau. Tránh cho trẻ uống nước chanh, cam hoặc bưởi vì trẻ có thể có cảm giác bỏng rát trong miệng.
- Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn mặn hoặc nhiều gia vị, vì chúng cũng gây nên cảm giác bỏng rát trong miệng.
- Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc acétaminophène hoặc ibuprofène (thuốc chống viêm) theo chỉ dẫn (hỏi xin hướng dẫn sử dụng nếu bạn không biết làm thế nào hoặc cho trẻ uống số lượng bao nhiêu). Nếu bạn không chắc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc.
- Nếu những vết loét gây ngứa, hãy dùng kem bôi (Benadryl), hoặc thuốc viên hay thuốc nước chống dị ứng.
- Trẻ có thể đi học lại khi những vết loét lành hẳn hoặc khi nhiệt độ trở lại bình thường.

Đưa trẻ đi cấp cứu :
- Nếu xuất hiện những vết loét ở những nơi khác trên cơ thể, tức là ngoài tay, chân, mông và miệng, hoặc nếu có vết loét ỏ kẽ những ngón tay và ngón chân.
- Nếu những vết loét trên da có vẻ bầm máu hoặc có dạng mạch máu vỡ, hoặc nếu chúng có màu tím.
- Nếu bạn nhận thấy có triệu chứng mất nước, như là khi trẻ cảm thấy khô và dính trong miệng, không có nước mắt khi khóc hoặc trẻ ít đi tiểu.
- Nếu trẻ cảm thấy cứng cổ, đau đầu, nếu trẻ ngủ thiếp đi ngay cả khi nó đã ngủ rồi hoặc nếu trẻ mê sảng.

Đi khám bác sĩ :
- Nếu sốt quá 3 ngày
- Nếu tình trạng trẻ không đỡ hơn

(LH dịch)

25 nhận xét:

Nặc danh nói...

Mới đây tôi lại đọc vài bài chỉ trích cách chữa bệnh của ông Khải. Tôi rất trông chờ sau lời chỉ trích, các bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp của họ, nhưng vô vọng. Họ chỉ nói là trong phần lớn trường hợp "bệnh sẽ tự khỏi". Xin các cha mẹ đừng tin như thế kẻo mà lâm nguy.

Lẽ ra các bác sĩ phải nói "bệnh sẽ tự khỏi, nếu trẻ được chăm sóc tốt", nhưng cái phần "được chăm sóc tốt" này hình như nó thuộc về sự "bất tri" của bộ Y tế (các bạn có thể dùng chữ "vô tri", "vô tri vô giác", hoặc "vô cảm", hình như đều đồng nghĩa cả).

Các bạn hãy cố chăm sóc trẻ tốt, nghĩa là cho trẻ uống nước, bổ sung vitamine, ăn sữa, cháo, nước cháo, nước trái cây, vv., ôm ấp nó, vuốt ve nó, cầu trời khấn phật... còn nhiều điều nữa mà tôi chưa biết, nhưng đừng bao giờ đợi nó tự khỏi.

Nặc danh nói...

Vả lại, vài vị bác sĩ dựa trên một ý trong các đề nghị của ông Khải là "uống ozone" để phủ nhận tất cả các ý khác, thật đáng tiếc.

Đọc báo thấy một bà mẹ đưa cho xem 2 thứ thuốc mà bệnh viện cho con bà uống và khóc mà nói rằng như vậy làm sao mà khỏi được, đó cũng là tâm trạng của tôi ở Nhi Đồng 2. Gói thuốc bột hẳn là thuốc hạ sốt, nửa viên thuốc màu vàng kia tôi không rõ là gì. Ở Nhi Đồng 2 tôi được cho thuốc hạ sốt và 1 lọ vitamine, tuy là tôi cũng cảm thấy hài lòng về vụ vitamine.

Tuy nhiên bệnh nhân rất đông, chúng tôi phải kê giường nằm ngoài hành lang, chỉ còn 1 chỗ gần toa lét, mùi xú uế nồng nặc nghẹt thở nhưng mẹ con tôi vẫn ngủ được vì mệt quá.

Tôi phải nói rằng tôi chọn Nhi Đồng 2 chứ không phải một bệnh viện tư chẳng hạn, vì tôi muốn chắc chắn có bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, vì bệnh tay chân miệng diễn biến rất nhanh và nguy hiểm. So với bệnh viện tư, giá tiền viện phí gấp từ 5 đến 20 lần ở Nhi Đồng 2, thì tôi cũng thấy rất thông cảm cho các bác sĩ giỏi mà phải làm việc trong điều kiện vật chất khiêm tốn, tinh thần căng thẳng.

Tuy nhiên tôi phải thừa nhận là điều kiện chăm sóc các cháu ở đấy rất kém, tôi cảm thấy như bị bỏ rơi, vì bác sĩ chỉ khám ngày 1 lần vào buổi sáng, còn cha mẹ tự theo dõi, nếu có gì thì gọi giúp đỡ. Gọi hộ lý thì hộ lý bảo đi hỏi bác sĩ, bác sĩ thì bảo chờ kết quả thử máu, vv. Bệnh viện nhiều muỗi, trẻ con bệnh đi chân đất vào nhà vệ sinh nhầy nhụa, trông thật đáng thương. Buổi chiều tối hôm đó mưa lớn, chỗ nằm của mẹ con tôi bị mưa hắt, không nằm được nữa. Tôi xin cho cháu điều trị ngoại trú, thì không có điều trị ngoại trú; tôi xin cho cháu xuất viện, vì không thể chăm sóc cháu trong tình trạng như vậy được, thì họ rất giận dữ, và tôi đã phải làm căng một chút.

Dù sao tôi cũng hài lòng đã được chữa trị ở bệnh viện lớn, bác sĩ giỏi, con tôi đã qua khỏi lúc nguy kịch nhất, nhưng tôi tưởng tượng ở các bệnh viện tỉnh, tình hình còn đến thế nào. Tôi buồn vì thái độ của bệnh viện luôn khiến các bà mẹ cảm thấy có lỗi, không được cung cấp thông tin, trong khi nếu có sự hợp tác tốt giữa bác sĩ và gia đình, việc chăm sóc bé sẽ tốt hơn rất nhiều.

So sánh với bệnh viện ở Pháp chẳng hạn, thì lại càng buồn và thương trẻ con quá.

HY nói...

Đọc comment bác LH viết thương quá, hy vọng báo chí phổ biến rộng rãi cách chăm sóc trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng.

Nặc danh nói...

Bên blog Nguyễn Xuân Diện có thư của TS Nguyễn Văn Khải gửi viện Pasteur Nha Trang hay quá! (ngày 22/11).

Chắc phải xin gửi ông Đinh La Thăng sang bộ Y tế cho ông ấy "trảm" vài tướng (xong cho bộ Giáo dục mượn thêm vài ngày, để dọa cho sợ)!

Nặc danh nói...

Mới đây lại có bài của một bác sĩ bệnh viện Nhiệt đới nói về việc nên dùng Chloramin B hay là Anolyte (còn gọi là nước ozone, tuy chưa chính xác).

Trước tiên là việc so sánh này là khập khiễng, vì Chloramin B là để phòng bệnh (chứ không dùng chữa bệnh được) còn Anolyte dùng khi đã nhiễm bệnh(lại có cả tác dụng phòng bệnh nữa).

Vả lại tôi muốn thêm vào bài ấy một so sánh nữa : Nếu dùng 2 thứ trên, thì ai được lợi, hoặc không được lợi ?

Câu trả lời cho việc dùng anolyte đã khá rõ ràng : người bệnh được lợi, ông Khải không được lợi, bộ Y tế không được lợi.

Còn việc dùng Chloramin B : người bệnh không được lợi (vì không dùng chữa bệnh được), còn những ai (bộ Y tế, vv.) được lợi thì tôi không biết.

Suy nghĩ thêm thì thấy, đến trâu bò bị lở mồm long móng người ta còn sắm máy chế anolyte cho dùng được, mà sắm cho người dùng thì tiếc tiền. Vả lại, anolyte không hại môi trường (vụ này bác HY có biết không ạ ?), thì nếu có tốn kém một chút cũng vẫn nên đầu tư. Vả lại mua một cái máy rồi dùng hoài cũng không phải là phí, vì xem vụ Tay chân miệng năm nào cũng có, chắc sẽ phải xài hoài, chứ không lẽ cứ nhập khẩu Chloramin B miết, năm này sang năm khác ?

Tôi rất tò mò muốn biết, vụ nhập khẩu Chloramin B này và một số thuốc đặc hiệu đắt tiền khác để chữa Tay chân miệng, thì ai là người được hưởng lợi nhiều nhất ? Vụ này nên tìm cho ra! Nếu tìm không ra thì tôi chỉ biết cầu cho đừng ai ăn lời trên sinh mạng người khác, sinh mạng trẻ em.

Thêm một lời về anolyte : chỉ riêng việc anolyte chữa lành các mụn trong miệng, khiến cho trẻ ăn uống được, đã là điều cơ bản nhất.

LH

HY nói...

Bác LH, về anolyte tôi google ra cái này họ nói khá đầy đủ lợi ích của việc sử dụng:
# It is highly sporocidal (unlike most decontaminants)
# Kills microorganisms in extremely short contact time.
# At applied concentrations does not bleach surfaces.
# Solutions applied in various form - liquid, ice or fog.
# It residual by-products also are nontoxic.
# It reverts over time into a weak saline solution.
# No synthetic chemical residue.
# On-site generated solution.

http://www.omniwiseinternational.com/product_anolyte.html

Nặc danh nói...

Vâng, cảm ơn bác. Cho nên thái độ của bên Y tế đối với phương pháp của ông Khải thật là không thể chấp nhận được. Không biết họ bị làm sao cả lũ ấy! Tôi đoán là sau lưng, con cái nhà họ bị bệnh thì họ cho dùng anolyte, còn trước mặt thì nói mọi người đừng có dùng!!
Kiểu này chắc tôi không dám mang con về VN nữa, nhưng còn công việc của tôi không biết phải làm sao.

Nặc danh nói...

Sáng nay, tôi đọc báo thấy nói dịch TCM ở Ninh Thuận đã giảm mạnh, thì có 3 giả thuyết :

Một là, bên Y tế đã có tiến bộ trong việc phòng chống bệnh, mừng thay !

Hai là, Ninh Thuận vẫn lén lút dùng anolyt (thế thì phải tiếp tục).

Ba là, con virus EV 71 nó đã bỏ Ninh Thuận mà đi nơi khác, vì sợ vụ thị sát của bà Bộ trưởng (vậy thì bà ấy nên tiếp tục truy đuổi nó ở các tỉnh khác).
LH

Nặc danh nói...

Suy nghĩ về lũ virus TCM thì thấy :

Bộ Y tế đổ lỗi cho việc tử vong vì TCM là do con virus EV 71 có độc lực cao, có vẻ như bên Y tế vô phương chống đỡ.

Nhưng mà tôi theo dõi thông tin thì thấy rằng không phải tất cả những ca nhiễm EV 71 đều tử vong (tức là có ca vẫn khỏi, vậy vì sao mà khỏi ?)
Mặt khác không phải tất cả những ca tử vong đều là do EV71 (tức là không nhiễm virus này, vậy vì sao mà chết ?)

Tôi đi đến kết luận là : tử vong là do biến chứng TCM, bất kể vì virus nào. Vậy vì sao mà biến chứng ?

Tôi trở lại giả thuyết ban đầu của mình : biến chứng là do mất nước, suy dinh dưỡng.
LH

Nặc danh nói...

Suy nghĩ tiếp :

Trong khoảng trên dưới 1000 ca TCM đã được ông Khải chữa khỏi, mà bên Y tế cho là "tự khỏi", chắc là không có ca nào nhiễm EV 71 chăng ? (Chuyện hơi khó tin nhỉ ? Tôi nghĩ có thể kiểm tra điều này, vì khi các cháu vào điều trị, đều có được thử máu cả).

Nếu câu trả lời là "có" (có nhiễm EV 71), thì ông Khải có vẻ như đã ngăn chặn được cả EV71 gây biến chứng.

Nếu câu trả lời là "không" (không có trường hợp nào nhiễm EV 71 cả), thì ông Khải đã ngăn chặn được biến chứng với tất cả các virus TCM khác (với tỉ lệ thành công 100%, cho tới thời điểm này).

Giả thuyết của tôi : anolyt giúp trẻ uống và ăn được, tăng sức đề kháng, nên không gây biến chứng.
LH

Nặc danh nói...

Bộ Y tế dở ở chỗ nào ?

Virus TCM đến từ phân (thông tin này có vẻ hiếm, được bà Bộ trưởng nói đúng 1 lần). Vậy cách phòng chống tốt nhất là "rửa tay xà bông sau khi đi vệ sinh", chứ không phải chỉ có trước khi ăn hay chăm sóc trẻ, vì lúc đó thì virus đã được bôi quẹt ra khắp cả nhà rồi.

Điều này xem ra có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu chúng ta biết rằng trên những tay cầm các xe chở đồ ở siêu thị đã được tìm thấy vô số vi khuẩn có ở trong phân, thì ắt hẳn là không phải ai cũng rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh đâu! Suy ra : nên rửa tay xà phòng ngay khi bạn từ ngoài về nhà (nhất là khi vừa mới đi siêu thị).

Nhân tiện, không thấy có thông tin nào nói con virus đó sống được bao lâu trong môi trường bình thường ?
LH

HY nói...

Bác LH, theo như tôi biết thì virus luôn cần có tế bào chủ để nó sinh sôi, nếu tách rời khỏi nguồn có tế bào chủ thì virus không thể nhân lên được. Ngoài ra, dù virus còn sống nhưng chúng có thể ko còn khả năng lây nhiễm nữa, ví dụ virus HIV có thể sống một tuần trong môi trường dịch, máu khô nhưng không còn khả năng lây nhiễm.

Nặc danh nói...

Bộ Y tế dở như thế nào (tiếp)

Cảm ơn bác HY, nhưng không biết bọn virus hành xử có giống nhau không nhỉ ? Con virus EV71 này lẽ ra nên được nghiên cứu. Ví dụ nếu như ta biết được trong bao lâu nó không còn khả năng lây nhiễm nữa thì tôi nghĩ là điều đó sẽ tránh cho các bà mẹ hàng ngày điên cuồng lau chùi nhà cửa, đồ đạc với Chloramine B, và tắm con cả chục lần, như tôi đọc báo biết được. Cho nên cái cách bộ Y tế đề nghị để phòng chống TCM (với Chloramine B) tôi thấy rất kém tính khả thi, vì nó sẽ làm kiệt sức và hao tổn tinh thần bà chủ gia đình.

Cho nên lẽ ra phải giao ngay việc nghiên cứu con virus này cho viện nào đó, viện Pasteur chẳng hạn (tôi nghĩ đến viện Pasteur Nha Trang). Nhưng chỉ sợ 8 ngày sau hỏi đến thì ông Viện phó trả lời rằng ông ấy chẳng nghiên cứu gì sất, mà cũng không có ý định nghiên cứu gì hết! (Ôi ông Pasteur mà nghe được thì chắc ông ấy xấu hổ gần chết!)

Nặc danh nói...

Bộ Y tế dở như thế nào (tiếp)

Tôi lại nghe có thông tin rằng virus TCM được tìm thấy ở 50% người lành, thì lại càng tâm đắc với câu ông Khải nói là "liệu 3 tấn Chloramine B có đủ làm sạch tỉnh Ninh Thuận không ?" Rõ ràng là việc tẩy trùng kiểu ấy vừa kém khả thi vừa không hiệu quả, thế mà người ta cứ bảo chúng ta là chỉ có mỗi cách đó thôi!

Lẽ ra bên Y tế phải thông tin nhắm đến nguồn lây bệnh (ông Khải nói triều cường làm nước cống rãnh dâng lên là cưc kỳ có lý), các nhà vệ sinh công cộng cũng như ở gia đình, vv.

Chi tiết 50% người lành mang virus làm tôi nghĩ rằng con virus này là thông thường, bình thường người ta có thể sống chung với nó, và nó sẽ chỉ tác oai tác quái khi cơ thể yếu, kém sức đề kháng, hoặc khi virus đông đúc quá...

Nặc danh nói...

Như vậy tôi lại nghĩ rằng cách chăm sóc bệnh nhân TCM cũng chính là cách phòng bệnh. Bây giờ tôi sẽ thử soạn một bài ngắn để tuyên truyền phòng chống TCM giúp bộ Y tế (bác HY phổ thơ được thì hay quá, hihi), nhưng việc này phải mất thời gian một chút, tôi sẽ cố gắng làm nhanh!

Nặc danh nói...

Hướng dẫn phòng chống bệnh Tay Chân Miệng

1- Giữ vệ sinh cho trẻ và cả gia đình. Lưu ý rằng phân (người, chó, mèo…) là nguồn lây bệnh chính, vậy bạn hãy luôn rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi mới từ ngoài vào nhà, trước khi chuẩn bị đồ ăn uống và trước khi chăm sóc trẻ.
2- Chăm sóc tăng sức đề kháng cho trẻ : cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ dinh dưỡng (đặc biệt khi trời nóng), cho trẻ uống nước cam, chanh, ăn chè đâu đen, đậu xanh, các thức ăn uống mát, giải nhiệt. (Tham khảo chế độ ăn ở các Trường Mầm non, vốn đã được xây dựng một cách khoa học).
3- Tăng cường chăm sóc nếu trẻ có triệu chứng mệt, biếng ăn. Đi khám bác sĩ và xin bổ sung vitamin nếu cần.
4- Nếu trẻ sốt nhẹ, luôn đề phòng có thể là TCM, cho trẻ ăn uống nhiều thức lỏng, bổ sung vitamine (hỏi ý kiến bác sĩ).
5- Đưa đi cấp cứu nếu trẻ sốt cao, co giật, mất nước (khô miệng và tiểu ít, ví dụ trẻ không đi tiểu từ khoảng 10 tiếng đồng hồ), cứng cổ, ngủ li bì dù trước đó nó đã ngủ rồi, mê sảng.

(Nếu tôi là bạn, tôi sẽ rón rén tìm đến một nguồn anolyt, ngay cả nếu bác sĩ không đồng ý. Bạn có thể tìm đến bác Nguyễn Văn Khải (theo số điện thoại: 0904.183.670 – địa chỉ email: khaiozone@gmail.com – thông tin của báo Giáo dục), ông già tội nghiệp ấy chắc là quay cuồng cả ngày để trả lời Điện thoại và Email, nhưng bác ấy sẽ giúp bạn đấy ! Xin cảm ơn bác Khải và kính chúc bác cùng gia đình thật nhiều sức khỏe ! Mong là chúng ta cùng nhau chống bệnh TCM để bác ấy đỡ bận rộn hơn).
LH

HY nói...

Bác LH, tôi đang bận quá không có tâm trí viết gì, bác thông cảm cho tôi nhé.

Nặc danh nói...

Bác HY, tôi nói đùa đấy, trong lòng rầu rĩ nên nói đùa mọi người thường tưởng thật.
LH

Nặc danh nói...

Tôi đọc báo Người Lao động online ngày 29/11/2011 có bài : "Bệnh tay chân miệng: Tự điều trị, dễ tử vong"

Trích dẫn : "Nhiều lương y và nhà khoa học đưa ra các bài thuốc và phương thuốc phòng, chữa bệnh tay chân miệng nhưng Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên tự ý điều trị tại nhà."

Tôi bèn tức cảnh đọc thơ : "Cơn gió nào thổi xuôi rồi lại thổi ngược vậy ?" Chẳng phải Bộ vẫn tuyên truyền là bệnh ấy 95% là "tự khỏi" đó sao ? Còn nếu xui xẻo tới số rơi phải 5% kia thì cũng không có thuốc nào đặc trị đó sao ? Thế thì điều trị ở nhà hay BV có gì khác nhau ?

Còn nếu ý Bộ nói khéo là "nhà khoa học Nguyễn Văn Khải đưa ra phương pháp điều trị TCM gây tử vong" thì, nói trộm vía, đã có ai tử vong đâu ?

Còn nếu tử vong do ngộ độc thuốc của "các lương y" và các "nhà khoa học", thì đó không phải là tử vong vì biến chứng TCM, mà là do "trúng độc".

Còn khi đã (nghi) bị mắc TCM thì ai mà chẳng chạy đi khám bác sĩ, cho nên bệnh viện mới quá tải chứ, bác sĩ mới không chăm sóc được bệnh nhân chứ! Đến bệnh viện nằm hành lang, toilet và bị xua như xua giặc thì có gì tốt hơn chăm sóc ở nhà ?

Thế thì 153 em tử vong ấy có bao nhiêu em là đến BV trễ, bao nhiêu em điều trị tại nhà, dùng thuốc của "lương y và các nhà khoa học" ? Có em nào đến BV sớm mà vẫn tử vong không ạ ? Nếu câu trả lời là "có" thì đến sớm hóa ra cũng vẫn tử vong ạ ?, còn nếu câu trả lời là "không", thì hóa ra là Bộ Y tế của ta chữa được bệnh TCM, thế mà cứ giấu mãi!
LH

Nặc danh nói...

Tôi lại đọc trên blog Nguoibanbao ngày 2/11 bài viet của 2 TS ngành Y về vụ anolyte, đọc xong thì nghĩ 2 vị ấy phải mời thêm 1 vị nữa, vì người ta vẫn nói "tam ngu thành hiền" mà!

Và tôi cũng có đề tài nghiên cứu cho các vị ấy đây : 1. "Nghiên cứu khả năng tồn tại và lây nhiễm bệnh của virus EV 71 trong môi trường bình thường"; 2. "Nghiên cứu môi trường sống và quá trình nhiễm bệnh dẫn tới biến chứng của 153 trẻ tử vong vì TCM".

Tôi cho là sau khi đã để cho việc chữa trị đạt được kết quả tang tóc như thế thì chẳng nên rao giảng y đức lẫn nhân đạo nữa. Cứ nghĩ nếu mình bị bệnh mà lại rơi phải tay các vị bác sĩ đầy nhân đạo và y đức, nhưng lại vô tình, vô tâm, là sởn cả tóc gáy!

HY nói...

Bác LH ơi hay bác chọn lọc từ bài và comment đã post ở đây thành một bài gửi đăng báo đi bác, như một ý kiến từ kinh nghiệm thực tế vậy.

Nặc danh nói...

Chắc tôi không đăng báo được, vì tôi viết hơi tự do không được trau chuốt lắm. Mà tôi cũng nhận thấy là ý kiến của tôi thường không được vừa lòng mọi người.

Tôi vẫn tìm đọc tin tức về Tay chân miệng mà dạo này ít lắm. Cũng không dám lạc quan vui mừng, vì tôi biết Bộ Y tế yêu cầu các báo không được đưa tin về diễn tiến dịch và số tử vong, viện cớ sợ làm dân chúng "hoang mang" (thật là tồi tệ). Chỉ sợ trẻ em đang lặng lẽ chết ở nơi nào đó mà không ai được biết.

Điều này cho thấy khủng hoảng nặng của Bộ Y tế.
Bớ bác Đông A (thiệt), bác ở đâu mau ra cứu trẻ em!
LH

Nặc danh nói...

Sau một thời gian dài Bộ Y tế ra sức giấu như mèo giấu cái gì đấy, thì khoảng đầu tháng một báo Thanh niên ra bài nói về bệnh Tay chân miệng, nói nhiều thứ lắm, để từ từ tôi sẽ nói lại, nhưng đặc biệt là con số trẻ em chết vì Tay chân miệng là 164 em, tức là so với cuối tháng mười một, con số này đã tăng lên 11 em.

Vì Bộ giấu kỹ quá nên tôi đành phải tự tính toán. Như vậy là trong tháng 12 có khoảng 10 em tử vong, thế mà tháng này số trẻ mắc bệnh đã giảm nhiều vì do thời tiết bớt nóng, như vậy tính trung bình trong năm 2012 sẽ có 12 tháng x 10 em = 120 em tử vong. So với năm 2011 giảm khoảng 40 em, như vậy là Bộ đã có tiến bộ, lạc quan rồi !

Nếu cứ tiếp tục tiến bộ như vậy, thì sau 3, 4 năm nữa, hy vọng chúng ta sẽ không còn trẻ em chết vì bệnh Tay chân miệng!

Trong lúc chờ đợi tương lai tươi sáng, xin các bậc cha mẹ hãy luôn lưu ý cố gắng phòng thân, chăm sóc con em, kẻo lại...

LH

phulangsa nói...

Bài báo Thanh niên ở đây :
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111227/tu-vong-vi-tay-chan-mieng-cao-do-chan-doan-sai-phat-hien-tre.aspx

Nặc danh nói...

Trích dẫn báo TN : Mặc dù bệnh TCM lây lan mạnh và kéo dài trong những tháng qua nhưng mức độ hiểu biết và cảm giác phòng bệnh của người dân còn kém là nhận định của nhiều chuyên gia y tế.

“Có đến hơn 47% trường hợp tự đến bệnh viện trong tình trạng nặng. Đây là những trường hợp nhập viện trễ do người nhà không nhận biết được dấu hiệu cảnh báo nặng”, bác sĩ Thượng nhận định. (hết trích)

Thật là giản dị khi đổ lỗi cho "người dân". Vì sao người dân "hiểu biết kém" về bệnh, "không nhận biết được dấu hiệu cảnh báo nặng" ? Vì tuyên truyền của Bộ Y tế kém chứ còn gì nữa !

Những thông tin rõ ràng, cụ thể phải được thông báo ở các nơi như phường xã, trường học, bệnh viện, phòng khám... Ở bệnh viện của Pháp chẳng hạn, khi chờ đến lượt con mình khám bệnh, tôi đọc được trên tường vô số thông tin thiết yếu về vệ sinh phòng bệnh, chữ to, màu sắc, hình vẽ minh họa. Ở Nhi Đồng 2 cũng có được một thông báo dán ở góc tối, chữ nhỏ, thông tin phức tap. Cũng có một màn hình tivi quay cảnh một em bé bị TCM co giật, khi tôi nói với bác sĩ là con tôi bị co giật y như vậy, thì bác sĩ nói là hình ảnh trên TV không chính xác, phải co giật mạnh hơn thế.

Thế thì làm thế nào mà "người dân" nhận ra được những dấu hiệu cảnh báo nặng ? Tại sao không dán một thông báo to đùng là "bé không đi tiểu trong khoảng 10h đồng hồ", "Cho bé uống nước, ăn cháo", vv. ?

Cái sự khủng hoảng của Bộ Y tế là khủng hoảng chung của xã hội ta, là sự thiếu thông tin, minh bạch.

Xin Bộ hãy thông tin, thông tin, đấy là cách tốn ít tiền mà hiệu quả nhất!