Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010
Craig Venter's work
Trong video trên ông Venter kể về công việc của nhóm ông, nói vắn tắt lại công việc đó bao gồm mấy bước: giải mã vật chất di truyền của một loại vi khuẩn (A), sử dụng mã để tổng hợp vật chất di truyền giống thế và đưa vật chất di truyền đó vào tế bào một loại vi khuẩn khác (B) để vật chất di truyền này hoạt động như là một phần mềm điều hành tế bào vi khuẩn B nhân bản tái tạo lại loại vi khuẩn ban đầu A.
Theo tin mới đây, công việc của nhóm ông Venter đã có kết quả tốt đẹp, thành công của nhóm ông có ý nghĩa quan trọng trong Biotechnology nhưng ứng dụng của nó thì chắc còn đợi thời gian.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
29 nhận xét:
Đây là tạo lại con vi khuẩn cùng loài với con A chứ còn linh hồn thì vẫn khác nhau nhỉ. Khi nào điều khiển được Ý thức thì mới gọi là "xong".
Ai dà... đọc entry, chớp chớp mắt, nguậy nguậy cái đầu rồi đọc lại lượt 2 để hình dung cho kỹ.
Đọc tiếp thấy ngay cái còm của Nkd, hí hí, lại bỏ ngay cái nghiêm túc trở lại cái quậy nghịch vốn có của mình.
Khoái cái còm của Nkd ghê :)
Linh hồn thì làm sao nhân bản tái tạo được y chang nhỉ? thế là chả bao giờ "xong" à??
mà 'linh hồn' là cái chi chi mới được chớ! còn 'ý thức' là gì? giả sử có cố gắng định nghĩa được mấy cái ý niệm trừu tượng nhân tạo ấy, thì câu hỏi tiếp theo vẫn là: vậy phẩm chất xứng đáng của nó phải như thế nào? cái gọi là 'con người' cũng chả 'xong' nữa là, lập đi lập lại mãi mà vẫn cù nhầy, cứ tưởng mình khôn mà té ra vẫn ngu... nói nghiêm túc đấy, không đùa.
Công việc này xem ra không đơn giản.
Chương trình TED này thì hơi bị nổi tiếng.
bị nổi tiếng? "nổi tiếng" or "bị mang tiếng", which way did you mean? :)
Không thấy nói về cơ chế tự vệ của tế bào B nhỉ, hay là cái khóa cuối cùng nằm ở phần linh hồn? :)
@ Nặc danh: Hình như người "nói nghiêm túc" là "con người" đã "xong" thì hẳn phải có tên chứ nhỉ? Như thế thẳng thắn hơn để không có hiểu lầm.
chưa xong! làm sao mà xong được? à, sao lại là "hắn" mà không là "ả"? cứ có tên (giả) thì sẽ không hiểu lầm ư?
Hehe, bạn ẩn danh này hẳn là mắt kém rồi. Không phải là "hắn-ả" mà là 1 tiếp vị ngữ;: hẳn (phải); chắc (phải), mang tính hiển nhiên.
Nếu chúng mình cùng có thiện ý trao đổi, nói chuyện (kể cả chuyện phiếm) thì biết nhau là tốt chứ. Dù là "ảo", nhưng có địa chỉ (blog) thì dễ mến (hoặc ngược lại) hơn nhiều , :)
@Ndk: Mình chưa rõ họ có phân tích đến sự khác nhau tinh vi nào đó giữa A tái tạo và A ban đầu hay không còn về hình dạng màu sắc thì giống hệt nhau rồi. Đây là tiến bộ mới nhất của công nghệ sinh học hiện nay trong việc tạo ra sự sống nhân tạo tuy họ vẫn phải dựa vào cơ sở sẵn có của tế bào tự nhiên. Do bộ nhớ để tạo ra toàn bộ proteins nằm trong nhiễm sắc thể nên khi nhiễm sắc thể bị đánh tráo thì nó tự động thay thế toàn bộ proteins sang loại mới ở các thế hệ sau.
@Lana: lúc post entry này Y vội quá nhưng vẫn cố post nên chỉ có vài dòng khô khan vậy chứ đáng nhẽ phải viết có đầu có đuôi về giấc mơ tạo ra sự sống nhân tạo lâu nay của con người và thành tựu mới nhất đạt được...hihi :D
@HwoangNguyen: công việc này rất phức tạp và tốn rất nhiều tiền của công sức của nhiều người HN ạ, đúng là chương trình TED nổi tiếng vì có nhiều nói chuyện rất đặc sắc.
@Nặc danh: ngôn ngữ blog thôi mà bạn, don't take it seriously.
@Chu Nam Cuong: chắc chắn họ phải vượt qua được cơ chế tự vệ của vi khuẩn B đấy bạn ạ, nhưng họ không nói kỹ ở đây thôi.
Bài nói mới nhất của Craig Venter cũng trên TED:
http://www.ted.com/talks/craig_venter_unveils_synthetic_life.html
Nặc danh:
"hơi bị nổi tiếng" = "Nổi tiếng + được nhiều người hâm mộ, nhiều người yêu thích"
Dùng mã di truyền của A để "điều khiển" B tái tạo ra A. Hehe, nếu chỉ có thế thì sao không nhân bản A cho nhanh. :))
Có lẽ là như vầy: Dùng mã d.t của A, tác động để B có "moral" (hoặc cơ chế sinh trưởng) như A!
Như vậy giấc mơ "người cá" sẽ chẳng còn xa xôi, :))) Phải vậy không nhể?
Nếu mình nhớ không lầm thì họ không chỉ tổng hợp A, mà có thể tổng hợp A', A" trong thiên nhiên chưa có rồi nhét vào B để tạo ra A', A" tự sinh sôi được mà.
@Chu Nam Cuong: "sao không nhân bản A cho nhanh", đúng là mấy nhà khoa học rỗi hơi thừa tiền không biết làm gì nhỉ hihi, mình đùa đấy thực ra thì thí nghiệm này có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất là thỏa mãn cái mong muốn của con người muốn tạo ra cuộc sống bằng chính khả năng của con người, minh chứng cho nguồn gốc của sự sống không phải từ tay Chúa trời nào hết, con người là Chúa đây chứ đâu. Thứ hai là thành công của thí nghiệm này mở ra khả năng tái tạo hoặc tạo mới những tế bào sinh vật mà con người mong muốn có.
Những quan ngại phát sinh từ hướng phát triển này ví dụ như ứng dụng để tạo vũ khí sinh học dùng trong khủng bố hay những mối nguy hiểm này khác chắc cũng sẽ được nói đến.
@Phat: trước đây họ có thể đưa những đoạn gene nối vào nhiễm sắc thể của A (tự nhiên) để biến nó thành A'. Họ cũng có thể tách nhiễm sắc thể của A hoặc A' để đưa vào B để sinh sôi được thành A hoặc A', nhưng công việc nhóm này làm là tự tổng hợp lấy nhiễm sắc thế của A (không dùng đến cơ chế tự nhiên) rồi đưa nó vào B, chỉ có ở đây mới dùng đến cơ chế tự nhiên của B để sinh sôi ra A.
Như vậy là nếu không có sẵn cái B tự nhiên bị làm cho rỗng nhiễm sắc thể và có sẵn các chức năng khác thì cũng không có kết quả trên nên nói tạo ra tế bào nhân tạo thì cũng hơi không được chính xác.
@Chu Nam Cuong: họ mới chỉ thí nghiệm trên vi khuẩn là sinh vật đơn giản cấp thấp, thậm chí hai loại vi khuẩn A và B thực ra rất gần gũi vì có chung họ Mycoplasma (Mycoplasma mycoides và Mycoplasma capricolum). Mà để có thành công như hiện nay thì tiền đầu tư cho dụng cụ, thiết bị, phòng thí nghiệm rất lớn cộng với công sức nhiều người.
Trở lại câu hỏi "tại sao không nhân bản A cho nhanh" để thấy thiên nhiên quá hào phóng con người nên yêu quý gìn giữ thiên nhiên, sau này con cháu khỏi mất công mày mò tái tạo những nguồn gene đã mất.
Bao giờ từ 1 đống chất vô cơ, tổng hợp được 1 sinh vật mới thì mới gọi là làm thay việc của Chúa. Tớ nghĩ vậy.
À mà có khi loài người tạch trước khi đến ngày ấy. Hôm trước đọc 1 bài về thực phẩm biến đổi gien gây hại mà kinh quá.
Hì, đọc cái còm của Nkd vừa vui vừa cười lại vừa nhớ lại cảm giác của tớ khi sinh em bé đầu tiên. Đón em bé ra rồi tớ cứ loay hoay tự hỏi: sao lại kỳ diệu thế chứ, sao lại có thể 'nặn' ra được 1 em bé mà lại còn biết bú, lại biết khóc đòi ăn, biết khóc vì đau... tóm lại là kỳ diệu không thể hiểu được.
Ngơ ngác mất 1 tuần mới thôi đấy.
Bạn giống cô bạn thân của tớ. Nhưng đến tận khi con cô ấy lớn mấy tuổi rồi, mỗi lần gặp cô ấy vẫn luôn mồm khoe: thật kỳ diệu không thể tưởng tượng được mình lại "làm ra được 1 con người!!". Bây giờ nếu hỏi lại, có lẽ cô ấy vẫn nói thế.
May mà tớ vẫn chưa có cái ham muốn làm cái điều kì diệu ấy. :-) Tớ thấy tớ kể cũng quái dị.
@"Nkd: Bao giờ từ 1 đống chất vô cơ, tổng hợp được 1 sinh vật mới thì mới gọi là làm thay việc của Chúa."
Việc này người ta cũng muốn làm lắm nhưng khó đến mức không thể. Với thiên nhiên là thời gian nhiều triệu năm từ các hợp chất vô cơ đến hữu cơ rồi đến những dạng sống đơn giản. Việc làm của nhóm Venter là sử dụng cái động lực sống sẵn có trong tế bào vi khuẩn có lẽ chỉ có cách như vậy, còn để sắp xếp các hợp chất vào với nhau thì có thể nhưng cái động lực khiến cho sự sống bắt đầu và tiếp diễn thì tạo ra thế nào được, gọi một cách literately là cái linh hồn của sự sống thì đúng là con người hiện nay bó tay. Cái đó có lẽ đã là kết quả tích lũy của nhiều triệu năm tiến hóa rồi.
@Lana: mình cũng từng có tâm trạng như vậy, đúng là thiên nhiên kỳ diệu như là có phép thần tiên ấy.
@Nkd: chẳng quái dị gì đâu, đấy đơn giản chỉ là lựa chọn, tớ biết nhiều người có lựa chọn giống cậu, chẳng sao cả, dân số đông đúc và tăng nhanh như hiện nay cộng với việc tài nguyên đang dần cạn kiệt thì "trách nhiệm" sinh nở của phụ nữ cũng không bức bách gì cho lắm :)
Thì từ chất hữu cơ vô tri làm thế nào đấy để biến nó trở thành sinh vật dạng cấp thấp nhất vậy. Có những thứ, loài người từng nghĩ là không bao giờ có thể làm được thế mà vẫn làm được đấy thây.
Linh hồn của các động vật cấp thấp có lẽ chỉ gồm những phản xạ đơn giản thôi.
Thực ra Robot cũng có thể coi là một dạng động vật có linh hồn rồi. Có điều linh hồn của nó vẫn đơn giản quá, chưa tự "tư duy" được.
Sinh với Tin phải phối hợp với nhau để chế tạo được Robot cấu tạo bởi tế bào chứ không phải là chất vô cơ sắt thép nữa.
Tự dưng tớ nghĩ là nếu nuôi 1 con khỉ hoàn toàn bằng cách giống như nuôi con người thì không hiểu nó có khả năng nhận thức giống như con người không. Trước giờ người ta để quá ít thời gian và công sức cho nó.
Quan sát thì thấy những đứa trẻ con bị lạc gia đình từ nhỏ sống trong rừng thì sẽ trở thành dã thú. Lớn lên bắt về nuôi cũng không thể nào trở lại thành người nữa. Có lẽ chỉ có mỗi cách duy nhất là tẩy não và dậy lại từ đầu.
Thế nên có lẽ vẫn có những cách dậy con người thông minh hơn. Hiện giờ bộ não của con người vẫn chưa khai thác được bao nhiêu.
Con khỉ nuôi như con người chắc chắn là khả năng nhận thức cũng không giống như con người đâu, khác nhau nhiều từ kích thước bộ não cho đến khả năng tư duy của bộ não, khả năng về ngôn ngữ, tiếng nói...
Con khỉ có thể rất thông minh làm được một số điều như trong rạp xiếc vẫn thấy nhưng cũng chỉ đến chừng mực nào đấy thôi. Đứa trẻ bị lạc thì khác vì nó đã tiếp nhận và thích nghi với sự hoang dã để có thể tồn tại nhưng nếu có thời gian đủ và điều kiện giáo dục tốt khi về sống giữa loài người thì khả năng tiếp nhận để trở lại thành người là có. Nói vậy nhưng cũng tùy vào tuổi, tựa như tuổi già thì rất khó học ngoại ngữ, ấn tượng khi trẻ con thì rất sâu rất lâu.
Tin giờ phục vụ cho Sinh nhiều lắm đấy, tinh toán, lưu trữ database, xử lý số liêu, mô phỏng cấu trúc...
Về cái sinh vật cấp thấp để lúc nào rỗi viết.
Tớ lục tìm IQ của khỉ trên Internet thì tìm thấy cái này. Hóa ra người ta đã thử nuôi Chimpanzee hồi vài tháng rồi. Nếu họ nuôi liên tục 10 năm thì khéo có thể chả kém gì người.
Xương hàm của khỉ có thể cấu tạo chưa tiến hóa để phát âm, nhưng coi như chúng nó là người câm, giáo dục như với người câm thôi.
IQ trung bình của Chimpanzee khoảng 70-95, trong khi IQ của Bush chỉ có 91 thôi.
Orphaned infant chimpanzees that received attentive, nurturing care from human surrogate mothers were found to be more intellectually advanced than the average human baby when both groups were compared at the age of nine months, according to a new study published in the latest issue of Developmental Psychobiology.
http://www.msnbc.msn.com/id/28978132/
Nếu so sánh với người tàn tật thì cũng khó nói, còn so bình thường 9 tháng tuổi có thể như vây nhưng 10 năm tuổi thì tốc độ tiếp thu kiến thức chắc sẽ khác nhau nhiều.
Có trang này so sánh khá nhiều mặt về cơ thể giữa người và Chimpanzee:
http://www.whyevolution.com/chimps.html
What's up Dear, are you truly visiting this website daily, if so afterward you will definitely get fastidious experience.
Here is my webpage :: what to do for tmj jaw pain
Đăng nhận xét