Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2007

Lo lắng

Đôi khi tôi tự thấy thương mình ứa nước mắt.

Thương những nỗi lo âu phấp phỏng của mình. Một chút cảm khái trong câu chữ cũng làm tôi nghĩ đến nỗi buồn đang lan rộng trong lòng bạn, và điều đó khiến tôi không yên ổn chút nào. Sự từ chối của con trai tôi đối với những giá trị văn hóa dân gian quê hương làm tôi vừa tủi thân vừa lo lắng. Chứng kiến con tôi vừa sợ vừa ghét bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã không chịu nổi và một buổi sáng chủ nhật đã khóc giàn dụa trong tiếng đờn ca Dạ cổ hoài lang khi con tôi chạy sang nhà khác để tránh phải nghe. Tôi buồn quá chừng.

Từ lâu lòng tôi đã không còn bình yên, sau những giờ bận rộn, những mối lo âu lại trở về thường trực. Tôi không ngừng lại được dù chồng tôi có cho rằng tôi luôn suy nghĩ hão huyền không đâu. Đối với anh ấy mọi thứ đều tốt đẹp. Thằng cu học tốt ở trường, giờ nói tốt cả tiếng Anh và Pháp, ngoan ngoãn giúp đỡ bố mẹ ở nhà. Tại sao tôi không thấy được như thế, tại sao tôi luôn thấy những lỗ hổng lo âu mở ra trước mắt khi con tôi không còn viết nổi một bài văn hoàn chỉnh và hay bằng tiếng Việt, không thích đọc những bài thơ, không thích học những bài dân ca mẹ dạy, càng ngày càng xa lạ với văn chương tiếng Việt, nói đến quê hương chỉ muốn nói về mỗi những món ăn nó thích?

Tôi buồn và lo lắng khôn nguôi...

11 nhận xét:

2Ti nói...

Là lỗi của bạn từ khi bắt đầu có con. Bạn đã không để cho con tiếp xúc tự nhiên và thường xuyên với những giá trị của văn hoá dân tộc. Bây giờ sửa cũng chưa muộn nhưng đừng vội vàng mà phản tác dụng. Hãy để cho 1 người nước ngoài nhận xét tích cực về Văn hoá Việt nam chẳng hạn. Đảm bảo con bạn sẽ ấn tượng ngay.
Nhạc sĩ nổi tiếng ngời Anh Vaugham Williams đã nói:Nếu nghệ thuật của bạn bám rễ từ nguồn gốc dân tộc, nó sẽ nuôi sống bạn, bạn sẽ giành được cả thế giới và giữ được chính mình”. Chỉ là ví dụ nhỏ cho những người làm âm nhạc nhưng đã nói lên rất nhiều điều về giá trị của văn hoá cội nguồn mỗi con người.

Vied bi nói...

Thế thì lo thật đấy HY ạ!

zim nói...

Em thì nghĩ chị lo lắng ít thôi. Nó là một đứa trẻ mà. Hãy để cho nó làm điều nó thích đã. Không bao giờ là muộn để nó có thể nghĩ hay yêu nhiều hơn về quê hương của nó. Những đứa trẻ ở giữa các nền văn hóa bao giờ cũng vậy. Nếu chị nghĩ nó phải thực sự Việt thì sao ko để nó lại VN, còn nếu đã xác định cho nó một đời sống mới, thì để nó vậy đi.

Phương Tít nói...

Sorry chị Titi bỏ qua cho nếu em nói điều gì ko phải. Nhưng quả thật là chị nói toàn lý thuyết thôi ạ :) Chị phải sống ở nước ngoài lâu năm, con cái chị đi học ở trường bằng tiếng nước ngoài, bạn bè nó cũng chỉ toàn người nước ngoài, lúc đó chị sẽ dễ thông cảm và hiểu về nỗi trăn trở của chị Yến hơn nhiều.
Chỉ vì 1 ông tây ca ngợi văn hoá vn, mà "đảm bảo" được sự thay đổi về sở thích thói quen của trẻ, e là hơi mơ tưởng quá. Có một ông tây khen văn hóa VN, nhưng sẽ có 10-20 thầy cô và mấy chục bạn bè nó ở trường khen ngợi văn hoá nước khác hàng ngày cho cu cậu nghe.
@Chị Yến: nếu anh chị ở lại đó lâu dài thì em nghĩ, cách tốt nhất là cho cháu hòa nhập vào văn hoá tại nước đó, chứ bắt nó phải 100% Việt mà sống ở nước ngoài thì rất khó chị ạ. Nhưng nếu anh chị chỉ ở vài năm rồi lại quay về nước, thì không lo đâu chị à. Khó tiếp cận văn hoá VN, đó chỉ là vấn đề khó khăn tạm thời của cháu thôi. Khi trở lại nước, trẻ con tụi nó hoà nhập nhanh lắm, lại đâu vào đấy cả thôi. Giống như cháu em, biết nói tiếng nước ngoài trước tiếng VN, nó nói không khác gì 1 đứa trẻ con tây, nhưng tiếng việt thì nói ngọng. Thế nhưng chỉ về nước 1 năm rưỡi, đến khi quay lại bên này, nó quên gần hết tiếng ở bên này, và hoàn toàn 100% là dzai Việt rồi :))
Chúc cu cậu mắt sáng như sao của nhà chị học hành giỏi giang nha :P

Tung H nói...

@HY: Em cũng nghĩ không có vấn đề gì đâu. Vừa giở mấy cuốn sách tâm lý trẻ em ra thì thấy đây là chuyện muôn thuở thôi chị ạ. Chép vài dòng để chị tham khảo. Không biết cháu nhà chị có phải 11 tuổi không, nhưng em chép phần nói về trẻ 9 tuổi tâm lý và vài dòng về tuổi thiếu niên từ cuốn "Tìm hiểu con chúng ta" của Nguyễn Hiến Lê. Phân tích của Arnold Gesell (tài liệu hơi cũ nhưng cũng có ích):
1. Về thể chất:Ham chơi lắm, chơi tới mệt lử mới thôi. Làm chủ được tốc độ khi đạp xe. Con trai thích vật nhau. Thích họp bạn để chơi. 2. Ngủ: Biết rằng đến giờ đi ngủ, nhưng cứ phải đợi nhắc mới vào giường. Đọc sách hoặc nghe âm nhạc tới 9 giờ tối.3.Yêu ghét: Độc lập hơn. Dễ cảm xúc, hiểu được cảm xúc của người khác. Hay lý luận. Có tinh thần đoàn thể. Có thể tin cậy ở chúng được. Biết mắc cỡ vì những hành vi trước của mình. Có thể giận cha mẹ lắm, nhưng cũng rất hãnh diện về cha mẹ, dễ thương với cha mẹ. Có tinh thần ganh đua. Biết che chở cho bạn nhỏ hoặc em. Thích công việc nào thì làm tới mệt mới thôi. Nếu có người chế giễu thì biết cười chứ không nổi nóng.Chỉ khóc khi xúc động rất mạnh. Thường phàn nàn rằng người lớn bất công với nó.4. Giận dữ: Cũng ít có những hành động hung dữ. Rất hay chỉ trích. Tỏ vẻ thản nhiên, bất chấp mệnh lệnh hoặc ý kiến của người lớn.5.Sợ sệt: Sợ giảm đi rất nhiều, tuỳ theo mỗi trẻ. Sợ không được lên lớp, hay thất bại trong việc gì, dễ chán nản mỗi khi thất bại. Hay nhát bạn. Hay khoe "Tao ko nhát như mày đâu".
Sự phát triển về tinh thần. 1. Phản ứng khi nhận được mệnh lệnh:Tuổi này nó biết tự chủ một chút, có thể ngưng hoạt động của nó để vâng lời người lớn. Có khi càu nhàu rồi cũng làm. Khoe một cách vừa phải thì nó thích hơn là khen quá. Nó có thể uất hận vì một nỗi bất công. Nó biết nghe những lời chỉ trích nhè nhẹ. Khi làm quấy nó biết ân hận và mắc cỡ. 2.Nghe lời lý luận, biết lựa chọn, quyết định: Quyết định dễ dàng nếu ta lý luận với nó thì có thể làm cho nó đổi ý được.3.Ý niệm thiện ác: Chú trọng đến sự công bằng hơn là sự thiện ác. Nó tự hỏi: "làm như vậy là đúng đắn không?" hơn là tự hỏi "Làm như vậy được khen hay được chê?'. Lý tưởng của nó là lý tưởng của cả bọn trẻ chơi với nó. Nó khinh bỉ những đứa nào trong bọn mà không thực hành chung. 4.Ý niệm về sự thực, quyền sở hữu: Biết giữ đồ vật. Gắng sức dọn dẹp phòng riêng của nó, nhưng có khi gàn cho rằng phòng riêng cùng đồ đạc của mình là thiêng liêng, không ai được thay đổi hoặc động tới. Ngay thẳng: rất ngay thẳng và bắt người khác cũng phải ngay thẳng. Tuy nhiên nếu cấm nó đọc những loại sách nào đó thì nó có thể đọc lén. 5. Ngôn ngữ và tư tưởng: Nói ít hơn hồi 8 năm. Lại có thể mắc nhiều lỗi ngữ pháp. Ghi những ý định trên giấy. Tình cảm tế nhị hơn, biết tự phê bình. Thị hiếu đọc sách và nghe máy thu thanh mỗi ngày mỗi tăng. Chỉ trích hành động của người lớn. Thích dùng tiếng lóng. Tư tưởng đã bắt đầu có tính cách độc lập. Không thích chuyện thần tiên nữa, nhìn đời một cách thực tế hơn. Tin dị đoan, nhất là tin số mạng.
------
Theo các tâm lý gia từ 10-12 tuổi trẻ phát triển một cách bình thường và đều đặn về mọi phương diện nên có thể áp dụng những nghiên cứu trên cho trẻ khi dạy chúng.

Tung H nói...

Phần trên nói về tuổi thơ. Còn đây là vài dòng về tuổi thiếu niên:...Vì có ý thức về cá nhân mình, thiếu niên không chịu phục tòng dễ dàng như hồi nhỏ mà đòi cha mẹ cho được tự do và thường bất hoà với cha mẹ. Mẹ chỉ muốn con thoát ly mình muộn chừng nào hay chừng đấy. Thiếu niên đòi sống theo lối riêng, chứ không chịu theo quy tắc cha mẹ đã định, đòi được tuỳ ý dùng thì giờ, tuỳ ý học cách nào thì học, đòi tiếp bạn riêng, có tiền riêng để tiêu. Tâm lý đó là tâm lý chung. Nếu cha mẹ nghiêm khắc quá buộc con vào khuôn phép quá thì một là nó phản ứng lại, cãi lại, hoá ra lầm lỳ, suốt ngày không nói một tiếng, ăn xong vào phòng riêng đọc tiểu thuyết hoặc đi kiếm bạn nói chuyện phiếm. Mà trong khi họp bạn, bao nhiêu đè nén được tung ra hết, nó chỉ trích tục lệ, cho là vô lý, là phản tiến hoá.
Tuổi đó là tuổi rất ham những tư tưởng "tân tiến", thích đọc sách cấm; nhà cách mạng nào cũng lợi dụng tâm lý đó để thao túng trẻ từ 15, 16 đến 20, 21 tuổi

Tung H nói...

Đây là vài dòng nhận xét của NHL:...Tôi lấy ví dụ về tuổi thiếu niên. Ta đã biết giai đoạn đó là giai đoạn khó khăn nhất chô trẻ và cả cho ta, nên phải rất thận trọng trong sự dạy dỗ, nếu không trẻ có thể sinh oán ta và chán đời, mà hạnh phúc trong gia đình khó bảo toàn được, tương lai trẻ khó tốt đẹp được. Nhưng khi đã tìm hiểu những biến chuyển về sinh lý và tâm lý trong tuổi đó thì ta định được ngay một thái độ sáng suốt để cư xử với chúng.
Trước hết ta phải tin cậy chúng, rán hiểu chúng. Tuổi đó khó hiểu được vì chúng lầm lỳ ít nói, nhưng nếu ta nhớ rằng nhu cầu quan trọng nhất của thiếu niên là nhu cầu phát biểu bản ngã, bắt người khác nhận cá nhân của mình, muốn thoát ly dần dần những bó buộc gia đình để dự bị tự lập, nếu ta luôn luôn nhớ như vậy thì ta thấy tâm lý của trẻ cũng không có gì rắc rối cho lắm.
Nhớ cũng chưa đủ. Ta còn NHẬN rằng nó không là con nít mà đã sắp thành người lớn. Vậy ta phải để cho nó tập sống theo ý nó. Ta chỉ nên khuyên bảo, chứ đừng ép buộc, mà cũng chỉ nên khuyên bảo trong những việc quan trọng thôi (...) Khi chúng không tuân lời ta hoặc cãi lại ta, ta đừng giận dữ, vì giận dữ có thể làm chúng sợ, chứ không làm cho chúng tin ở ta nữa; mà cũng đừng vội bi quan, than thở rằng chúng hư hỏng. Không, chúng không hư hỏng đâu. Cái tuổi của chúng như vậy, ta cứ bình tĩnh tự xét xem hành động của ta có ngược với nhu cầu tự lập của chúng không, xem chúng có hoàn toàn có lỗi không? Nếu chúng HOÀN TOÀN có lỗi-trường hợp đó hiếm-thì ta cũng nên đợi lúc thuận tiện mà lựa lới khuyên bảo, răn dạy, đừng quá chạm đến lòng tự ái của chúng một cách vô ích....
Ta nhận thấy rằng thiếu niên ít chịu vâng lời cha mẹ mà lại dễ chịu ảnh hưởng của người ngoài. Sở dĩ vậy là đối với người ngoài, chúng không có bổn phận vâng lời mà lòng tự lập của chúng không bị ngăn cản. Vậy nếu chúng tìm được một người nào đứng đắn, lớn hơn chúng năm, mười tuổi và mến phục tin cậy người đó, thường hỏi han ý kiến thì ta nên mừng cho chúng, chứ đừng ghen tuông và đay nghiến: "Cha mẹ mày, mày không coi ra gì cả. Mày chỉ nghe lời anh X hoặc chú Y của mày thôi!"
Sau cùng, hai lời khuyên rất quan trọng nữa:
Đối với tuổi đó, ta không nên dùng giọng mỉa mai. Mỉa mai là tỏ ra yếu ớt. Có điều gì trách bảo chúng thì cứ thẳng thắn, bình tĩnh mà nói.
Cũng đừng xoi mói đời tư của nó, mà kiểm duyệt gắt gao thư từ hoặc hỏi han cặn kẽ mỗi khi nó đi chơi đâu về...
Về việc tâm tình của trẻ, muốn khuyên răn thì phải lựa lời...
-----------
Em chép quá lên vài tuổi để chị thấy cái đại khái xu hướng của trẻ ;) Thực ra những điều này mọi người đều ý thức từng phần, nhưng xem xét có ý thức và hệ thống thì phải nghiên cứu. Ông NHL là người hiểu đời, biết cái học Âu Tây lại là gốc nhà Nho gia nên dung hoà 2 điều đó rất tốt, vận dụng trong xử thế rất chừng mực, thấu đáo. Nếu có điều kiện chị nên tìm 1 số sách của ông về lĩnh vực này để tham khảo. Còn tài liệu của nước ngoài thì dễ rồi. Ngoài ra chị có thể tham khảo phần nói về các quan hệ tình cảm trong gia đình trong "Phân tâm học và Tình yêu" mà em có tóm lược trên blog của em. Nhất là sự khác biệt giữa tình cha và tình mẹ để hiểu quan niệm dạy con của người cha thế nào :) khỏi tủi thân trách bác trai.
Điều quan trọng nhất theo em là: làm sao để trẻ có thể học được cách tự lập một cách có ý thức. Còn cội nguồn, văn hoá, dân tộc...thì đều là thứ đi theo cả. Tình yêu đất nước bước ra từ tình yêu gia đình, cha mẹ. Với con trai, Mẹ là rất quan trọng. Vì vậy hễ yêu kính Mẹ, khắc có đường đến tình yêu với cội nguồn. Thường trong hoàn cảnh ở nước lạ như vậy, đến ngoài 20 sẽ có sự phản tư nhất định. Chị chỉ cần châm chước hướng dẫn con trẻ trong mọi điều. Còn những gì chị muốn truyền cảm lại cho trẻ thì KHÔNG GÌ QUAN TRỌNG HƠN TẤM GƯƠNG SỐNG VÀ YÊU SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH. Mẹ luôn là chỗ đễ trở về. Vậy chỉ cần ta cho trẻ thấy ta sống tự có sở đắc, có niềm vui và tự hào riêng trong bản ngã của ta thì khi nào chúng tìm về chúng sẽ bắt đầu nơi cội nguồn mà ta đã tỏ cho chúng thấy. Mỗi trẻ từ khi sinh ra đã là một cá thể.

HY nói...

Cảm ơn thày Viedbi, em Zim, bạn Titi, em Tít và Tung H đã chia sẻ và góp ý cho tôi trong việc dạy dỗ cháu.

PhuongKiet -----------Gh0st nói...

Thật hiếm những người mẹ như thế này! Khâm phục!

hoaianh nói...

chi lo lang nhu the la hoi qua, tre con o lon len o nuoc ngoai thi no can phai hoa dong vao moi truong song cua no, ve tieng Viet em nghi chi can nghe hieu va noi duoc tieng Viet voi bo me, ve que thi noi chuyen so so duoc voi ong ba co bac ho hang la duoc.
Neu anh chi tro ve VN trong vai nam nua thi khong thanh van de vi no co the hoa nhap tro lai nhanh thoi. Con neu con lau nua moi tro ve thi cung khong can thiet phai lo lang ve viec no co con thuan Viet hay khong, vi chac chan la chau se khong thuan Viet.
Ke ca neu chau o Viet Nam thi chau lan thuoc mot the he khac, va huong mot nen giao duc khac nen chau se khong giong voi bo me, theo em do la diem thu vi chu khong co gi dang lo.
O truong hop cua con chi con co them su pha tron giua nhieu nen van hoa, chau se co nhung dac diem rieng cua nguoi lon len giua su giao thoa nay, co nhung diem thieu hut (neu chi cho rang khong thich nghe Da co hoai lang tuong cheo cai luong la thieu hut, ca nhan em thi khong quan tam den may loai hinh nay nen em thay khong thieu hut gi ca), nhung co nhung diem duoc boi dap phong phu do su tiep xuc voi nhieu nen van hoa khac nhau (em nghi Canada la moi truong tot vi ho rat open voi su da dang van hoa).

HY nói...

@HoaiAnh: Văn hóa Canada về cơ bản là văn hóa của những người nhập cư.
Thằng cu nhà mình cảm thấy vui vẻ hạnh phúc với các bạn cùng lớp có nhiều nguồn gốc.
Nói cho cùng thì kẻ lạc lõng chính là mình.