Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Ice Fishing (Câu cá trên băng)

(Bữa nay tôi bỗng nhớ Sudbury da diết, nhớ những buổi câu cá trên hồ băng vào mùa đông, ice fishing là một trong những thú vui kỳ diệu của mùa đông Canada. Tôi post lại đây bài và ảnh cũ tôi đã post trên mạng tháng 6 năm 2005.)

Mùa đông vừa rồi (2005), chỗ tớ rủ nhau ra mặt hồ đóng băng dày để câu cá, gọi là ice fishing. Khoảng ba chục người. Sáng ra, trời lạnh tầm -20oC, gió cũng hơi mạnh. Đầu tiên dùng máy khoan khoan những lỗ đường kính hơn 20cm cách xa nhau khoảng 3 m. Mặt băng dày chừng hơn 60cm nên khoan cũng mất công. Sau đấy là đặt cần câu, mồi câu bằng cá sống nhỏ dài 5cm.

Cách chỗ câu một đoạn thì kê đá đặt một cái thùng to lên trên rồi thả củi vào thùng đốt để thỉnh thoảng chạy ra sưởi cho khỏi cóng. Trên bờ hồ gần đấy có thuê một cái nhà để đặt thức ăn và đồ uống, ai đói hay rét quá có thể chui và đó. Món ăn do các bạn Canada chuẩn bị là một nồi sup đậu đỏ, bánh mì kẹp, socola nóng, socola thanh.

Cá đớp mồi khá nhiều, giật lên nếu cá nhỏ thì lại gỡ thả xuống. Cũng có vài con rất to, khó khăn để lôi lên, khoảng tầm 5, 6 cân. Khi câu được cá to, mọi người xúm nhau đến xếp hàng chờ cầm cá chụp ảnh như thể tất cả đều là những tay câu cự phách.

Ngoài câu cá, mọi người còn trượt tuyết, trượt băng, đi xe kéo trên băng khắp quanh hồ

Lạnh đỏ hết cả mặt, nhưng mà vui. Đến chiều tối mới thu quân kéo về.

Nhớ mãi cái không khí tinh khiết trong lành mênh mang giữa trời và băng.






























Sáng sớm trên hồ băng































Vừa đến nơi - Lục tục chuẩn bị - Em sinh viên TQ































Đồ nghề































Một ông bố và hai cô bé :)



Việc đầu tiên là khoan



Khoan tiếp



Thủng băng rồi!



Toàn cảnh lúc khoan xong



Phía bên kia hồ, trời trong dần































Tay đua không đối thủ































Trời xanh băng trắng































Lại gặp ông bố nhẫn nại và nhị vị công nương thích du ngoạn :)






























Nhà trên hồ cho bọn trẻ chơi































Chờ đợi là một nghệ thuật









































A haaaaa....









































Nặng quá, chả bê nổi đâu!
































Chú cá này to quá!































Còn chú này bé, chả ai buồn bế!









































Lũ này chán câu cá, đi tìm sườn dốc trượt tuyết




























Bờ cây tím ven hồ



Bóng nắng































Sóng nước thành băng









































Trượt đê!



Nắng quá!































Xa tắp































Mây trắng bồng bềnh



Nắng ngả về chiều



Hoàng hôn trên hồ băng

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Entry học tiếng Pháp (2)

Ottawa đang ở giữa mùa đông.













Winterlude, Ottawa's most famous festival and one of the world's great winter festivals. Photo by Ross Dunn.




Cái entry trước không chịu hiện comment, hình như vì số comment nhiều quá mức cho phép rồi hay sao ấy, tôi mở cái mới này để tiếp tục gọ ghẹ tiếng Pháp. Copy lại mấy comment không chịu hiện:

HY:
Các thầy, cô, bác ơi, tôi viết câu này có đúng không:

Bonjour Sylvie, très heureux de savoir que vous revenez! J'étudie français maintenant.


Phulangsa:
Salut les potes (chào các bạn chí cốt),

Tôi tìm hoài không thấy còm của bác HY, nên cứ trả lời đại ở đây vậy :

Tôi sửa câu của bác HY nhé (thế nào các bác Việt Nam nói tiếng Pháp đúng điệu cũng sẽ nhảy dựng lên, nhưng tôi có nguyên tắc của tôi).

Bonjour Sylvie, (je suis) très heureuse de savoir que vous revenez. J'étudie le français maintenant.

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

Sóng lừng














Khi nói về bức tranh Sóng lừng của Hokusai, người ta vẫn thường đề cập đến hình ảnh núi Phú Sĩ nom nhỏ bé ở phía xa, tương phản với ngọn sóng cao lừng lững trước mắt. Nhưng có một sự tương phản khác mà ít người để ý hơn, giữa hình ảnh ngọn núi thiêng tĩnh tại, với những bọt nước treo lơ lửng giữa lưng chừng không gian. Điều đó tạo ra ấn tượng về tính nhất thời của khoảnh khắc sẽ qua đi. Ấn tượng này cũng rất liên quan đến tư thế chông chênh cheo leo của con thuyền ngoài cùng bên phải, mũi thuyền đẩy ngang qua núi Phú Sĩ.


Có lẽ, thông điệp mà họa sĩ gửi gắm ở đây là mọi khó khăn dù có thể vô cùng lớn lao ngay trước mắt nhưng rồi sẽ qua đi, và sau những cố gắng bền bỉ của con người thì những điều thiêng liêng, tốt đẹp sẽ còn lại mãi mãi. Sự lạc quan và kiên cường hẳn cũng là một đặc trưng khác của tinh thần Nhật Bản.

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=4836