Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Nhạc Hoàng Thi Thơ (II)

Nhạc Hoàng Thi Thơ gợi nhắc đến nhiều ký ức trong tôi, có một điều rất ấm áp là khi nghe những bài hát với giai điệu trữ tình và ca từ hồn nhiên trong trẻo như nắng gió đồng quê của ông, tôi luôn cảm thấy mình được gần gụi với quê hương.












Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

viên- điều, sĩ- sự, nỗi- quân

Sang nhà bạn Nhị Linh thấy cái tiêu đề có lối cân bằng viên- điều ngồ ngộ gây cười: Biên tập viên là một điều ác :), cái mặt tủm tỉm kèm theo có thể hiểu là tác giả cố tình viết hài hước thế (để câu view chẳng hạn ;), tôi bắt chước NL viết ra vài câu kiểu đó:

- Ca sĩ hiện nay là một sự khoe ngực

- Hải quân VN là một nỗi thiếu thốn gian nan

Viết sai mà đọc có vẻ xuôi tai nhỉ, sai vì người thì phải tương đương với người, nếu coi "là" là một dấu bằng, hai vế cần tương đương, người (viên, sĩ, quân) không thể là điều, sự, nỗi được. Tôi là kẻ yếu, anh là kẻ mạnh...

Nhưng trong văn học thì lối viết sai này lại được chấp nhận thậm chí được coi như một sự so sánh sáng tạo. Ví dụ: "Nàng là một nỗi buồn không tuổi", "Thằng ấy là nỗi nhục của dòng họ"...

(Nhân thể, chị Đoàn Minh Phượng có nhắc đến niềm mong ước được tự do viết sai của Nguyễn Ngọc Tư ở đây)

Đương nhiên trong văn học thì "nàng" cũng mênh mông mà "buồn" cũng mênh mông, và "Làng quê thì mênh mông" lắm, bữa trước tôi cũng nhân đọc blog bạn Nhị Linh mà đang đêm khuya đi Gúc truyện ngắn này để đọc, đọc xong sợ đến mất ngủ, thế là đêm cũng thành mênh mông nốt! :)

Trong các văn bản không phải văn học, lối viết viên- điều, sĩ- sự, nỗi- quân ở trên gây sự chú ý bởi khoảng chênh lệch giữa danh từ và danh từ không cùng loại. Sự khập khiễng này khiến ta có cảm giác tác giả đã viết lệch. Nhưng với tôi dù sao nó cũng không gây ra cảm giác tức họng giống bị hóc xương như khi đọc một câu khác trong đó người được so với người chẳng sai ngữ pháp tí nào hết, chỉ có điều ở câu này, một người yêu nước bị coi là một thằng ăn cắp. Nghẹn họng.

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

Nhật ký cũ - Hà nội

Tôi không sinh ra ở Hà nội, nơi tôi sinh ra và lớn lên là Thái nguyên, một tỉnh miền trung du. Trong suốt thời thơ ấu, tôi có một số lần chưa đủ kể trên mười đầu ngón tay được "về Hà nội chơi" hoặc đi ngang qua Hà nội để về quê ngoại, quê nội. Hà nội trong mắt một đứa trẻ như tôi là những hình ảnh khá kỳ vĩ và nhiều ẩn chứa. Là sông Hồng đỏ phù sa trôi cuồn cuộn mùa mưa, là cầu Long biên dài dặc, là những phố nối nhau mãi không ngừng. Hà nội cho tôi biết đến hình ảnh "lơ thơ tơ liễu buông mành", chỗ tôi ở ko có cây liễu. Nhìn cầu Thê Húc nườm nượp tôi nghĩ đến những câu thơ trong Kiều của Nguyễn Du. Hà nội cho tôi biết những ngõ sâu thăm thẳm, những bàn thờ trầm mặc trong căn nhà bạn cha tôi thiếu ánh sáng mặt trời dường như càng ẩn chứa thêm những gì bí ẩn. Hà nội cũng bí ẩn trong những câu chuyện người lớn mà tôi nghe lỏm được về Nhân Văn Giai Phẩm...

Trong thời gian tôi đi học ĐH 5 năm ở HN, tôi khám phá thêm được nhiều điều nhưng HN vẫn còn nhiều bí ẩn với tôi... Lớp tôi học có khoảng hơn ba chục người nhưng chỉ có một người là HN gốc, nghĩa là ông bà bạn ấy cũng sinh ra ở HN, bạn ấy là một bạn gái tên là Phương. Sau khi nghe vậy tự nhiên tôi nhận thấy phong thái khác hẳn của bạn ấy so với các bạn cùng lớp. Sau này tôi không rõ mình đã yêu quí bạn P kia quá mà nghĩ vậy hay sao, vì tất cả những gì toát ra từ P tôi đều thấy đẹp. Bản thân P cũng là một người con gái đẹp, trong cách ăn mặc, nói năng, trong từng cử chỉ. Cảm ơn P. đã cho tôi ấn tượng về một người HN gốc như vậy.

Chúng tôi học ở 19 Lê Thánh Tông, đấy là một phố rất đẹp vắt ngang qua vườn hoa Tao đàn kéo thẳng đến nhà hát Lớn. Trên phố này còn có đại học Dược, cạnh ĐH Dược là biệt thự của gia đình BS TTT, một ngôi biệt thự kiểu Pháp có vườn cây trong hàng rào mà mỗi lần đi học về ngang qua để ra bến Bus, chúng tôi thường say sưa ngắm nhìn.

Hồi đó HN còn tàu điện, nhưng vì tàu điện đi rất chậm nên chúng tôi đi học bằng Bus hoặc xe đạp. Thỉnh thoảng, những khi mới lĩnh học bổng hoặc mới được gia đình tiếp tế, tôi và một người bạn gái cùng phòng không trở về ký túc sau giờ học mà đi chơi "bát phố". Đầu tiên là qua Tràng tiền, vào hiệu sách và hiệu kem, sau đấy men nhà Bưu điện ra hàng Dầu xem giày dép, rồi đi Hàng Ngang, Hàng Đào, ăn chè ở hàng Thùng, cốc chè đỗ đen rất to và ngon, ăn bánh rán ở hàng nào đó quên rồi, bánh rán bé tẹo, ròn, ngọt lắm...

Cũng có những buổi chiều cuối tuần không có tiền nhiều trong túi, chỉ đi với bạn ngắm phố phường Hà nội. Thực ra Hà nội trong ký ức của tôi không chỉ là chính cảnh phố phường tôi thấy mà được khắc sâu bằng những trang viết về Hà nội tôi được đọc suốt thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành. Một Kẻ Chợ hoài niệm và xa vắng trong Tự truyện của Tô Hoài, một Hà Thành kệch kỡm nhiều thói hư tật xấu trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, một Hà nội với nhiều sự tinh tế và cầu kỳ trong văn Nguyễn Tuân, một thủ đô hào hoa trong nhạc Nguyễn Đình Thi... Nhưng sâu sắc nhất với tôi vẫn là Hà nội của Nguyễn Huy Tưởng, tôi đọc đi đọc lại Sống mãi với thủ đô, ấn tượng với nhiều nhân vật người Hà nội trong đó. Đến khi dạo chơi ở Bờ Hồ, đường Đinh Tiên Hoàng, gặp khóm tượng đài những người thanh niên cầm bom ba càng, tôi lại nhớ đến cuốn truyện đó. Nghĩ đến một Hà nội đã từng chìm trong khói lửa, và cảm thấy mỗi đường phố rộn rã tôi đang nhìn như ẩn chứa một phần hồn hào hùng và thiêng liêng. Có một bức ảnh về cách mạng tháng Tám chụp Hà nội trong sách lịch sử phổ thông mà tôi xem nhiều lần, đó là bức ảnh cảnh người dân cướp chính quyền ở một tòa nhà của Pháp, khi đi con đường gần quảng trường Ba Đình, tôi nhận ra tòa nhà đó, thấy rất thú vị.

Ra trường, tôi về lại Thái nguyên, khi tôi chuyển công tác về Hà nội vào năm 1998, Hà nội đã khác xưa nhiều. Những lần tắc đường ở Ngã tư Sở đã làm tôi nghĩ về một Hà nội ngột ngạt bởi ô nhiễm và quá tải, nhưng đấy là chuyện về sau này. Ở Hà nội "những năm hai nghìn" mà tôi vẫn nhớ về một Hà nội thời sinh viên của tôi hơn...

Dec 29 2006

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Thơ đưa

Ngả lưng tôi ngủ vào thơ
Xoay ngang xoay dọc bốn bờ rộng thênh
Mơ mòng phải bước chênh vênh
Thơ đỡ tôi nhé thơ khênh tôi về
Đưa tôi như võng trưa hè
Để tôi đợi gió hàng tre rì rào...

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Cổ tích hiện đại

- Tàu ơi, sao lưỡi bò to thế?
- Lưỡi bò to để bò liếm được nhiều hơn (LVT)

Mô típ hỏi đáp trên có nguồn gốc từ câu chuyện về cô bé quàng khăn đỏ và con chó sói. Trong chuyện này, dù che giấu khéo léo đến đâu thì rồi cuối cùng con sói cũng lộ ra bản chất sói, dã tâm gian ác, tham lam của nó.

Cô bé quàng khăn đỏ bé nhỏ sức yếu khó lòng chống lại được sói già gian ác, bây giờ phải làm gì? Cô bé bèn kêu cứu ầm ĩ lên cho cả thế giới nghe thấy. Tiếng kêu vang xa muôn dặm, sói già cũng phải chùn tay, nó ngại bị bàn dân thiên hạ đồng thanh phản đối, nó cũng ngại biết đâu có bác thợ săn đang sửa soạn súng ống ở đâu đó...

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

How To Deal With Negative People

Có bài này đọc rất hữu ích, vì muốn copy thì phải liên hệ với tác giả nên tôi chỉ để link thôi: How To Deal With Negative People